I MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
-xác định được tên và vị trí các xương chính trong cơ thể người.
- Phân biệt được các loại khớp.
-Giải thích được đặc điểm cấu tạo của các xương phù hợp với chức năng của chúng
2.kĩ năng :Biết cách quan sát so sánh các loại xương trên hình vẽ.
Biết được vai trò của sự luyện tập đối với bộ xương và biết cách giữ gìn bảo vệ bộ xương của bản thân.
- Kĩ năng quan sát kênh hình, mô hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
- Phát triển tư duy lô gíc.
3 Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ bộ xương
II. ĐỒ DÙNG
- Tranhvẽ H 7.1 --> 4 sgk
- Mô hình bộ xương người, bộ xương thỏ
III. PHƯƠNG PHÁP :
Trực quan ,vấn đáp ,hợp tác nhóm
IV.TỔ CHỨC DẠY HOC
1. Khởi động : (5 phút)
*Ổn định tổ chức ( 1 phút )
*Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
Cho một ví dụ về phản xạ phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 7, Bài 7: Bộ xương - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/09/2012
Ngày giảng:17/09/2012
CHƯƠNG II : VẬN ĐỘNG
Tiết 7 – Bài 7
BỘ XƯƠNG
I MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
-xác định được tên và vị trí các xương chính trong cơ thể người.
- Phân biệt được các loại khớp.
-Giải thích được đặc điểm cấu tạo của các xương phù hợp với chức năng của chúng
2.kĩ năng :Biết cách quan sát so sánh các loại xương trên hình vẽ.
Biết được vai trò của sự luyện tập đối với bộ xương và biết cách giữ gìn bảo vệ bộ xương của bản thân.
- Kĩ năng quan sát kênh hình, mô hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
- Phát triển tư duy lô gíc.
3 Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ bộ xương
II. ĐỒ DÙNG
- Tranhvẽ H 7.1 --> 4 sgk
- Mô hình bộ xương người, bộ xương thỏ
III. PHƯƠNG PHÁP :
Trực quan ,vấn đáp ,hợp tác nhóm
IV.TỔ CHỨC DẠY HOC
1. Khởi động : (5 phút)
*Ổn định tổ chức ( 1 phút )
*Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
Cho một ví dụ về phản xạ phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
*Vào bài(1 phút)
Mọi hoạt động của cơ thể thực hiện được là nhờ có sự phối hợp hoạt động của bộ xương và hệ cơ.
Bộ xương người gồm có những phần nào, có chức năng gì nghiên cứu bài hôm nay
2. Các hoạt động (35 phút)
Hoạt động 1 ( 20 phút)
CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
* Mục tiêu :xác định được tên và vị trí các xương chính trong cơ thể người.
*Đồ dùng :mô hình bộ xương ;- Tranhvẽ H 7.1 --> 3 sgk
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV y/c HS quan sát tranhvẽ H 7.1 trả lời câu hỏi:
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
1. Bộ xương gồm những phần nào ?
- 1 HS lên xác định các phần của bộ xương trên tranhvẽ.
2. Xương đầu gồm những xương nào ? Chức năng
3. Xương thân gồm những xương nào ? Chức năng
4. Xương chi gồm những xương nào ? Chức năng
5 . Chức năng của bộ xương
- 1 HS khác lên xác địnhcác phần chính của bộ xương và các xương chính của cơ thể trên mô hình, lớp quan sát bổ sung, nêu được 3 phần chính
- GVy/c đại diện nhóm trình bày lần lượt các câu hỏi đã được thảo luận.
- GV nhận xét chốt kiến thức
Câu 1 :
- Chức năng
* Xương mặt chứa và bảo vệ các giác quan
Câu 3 : Cấu tạo và chức năng xương thân
- GV lu ý Cột ssống 4 chỗ cong xương cột sống người hình chữ S trọng tâm rơi vào gót chân --> Người có dáng đứng thẳng.
- GV chỉ co HS thấy điểm khác biệt của xương lồng ngực người so với thú.
3. Cấu tạo
- Xương cột sống
- Xương ức , xương sườn
- Chức năng
* Xương thân ngực bảo vệ tim phổi , giúp hô hấp
4. Cấu tạo
Câu 4 : Cấu tạo và chức năng xương tay chân
* Di chuyển, tạo sự vận động cho cơ thể .
- Nêu sự khác nhau giữa xương tay và xương chân, sự khác nhau của xương tay và xương chân có ý nghĩa gì ?
Câu 5. Chức năng của bộ xương
- Thích nghi lao động và đứng thẳng
Câu 5. 3 chức năng bộ xương
I .Các phần chính của bộ xương
1 .Cấu tạo bộ xương
Bộ xương chia 3 phần:
a) Xương đầu gồm :
- Xương sọ có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ chứa não.
- Xương mặt nhỏ, xương hàm dưới có khả năng cử động được, có lồi cằm
b) Xương thân:
- Xương cột sống gồm 33 - 34 đốt khớp lại với nhau, có 4 chỗ cong
- Xương sườn có 12 đôi
- Xương ức.
Các xương này gắn với nhau tạo thànhlồng ngực
c) Xương chi: xương tay chân gồm các phần Tương tự. ( X đai vai - X đai hông
........)
2. Chức năng của bộ xương
- Nâng đỡ cơ thể, bảo vệ cơ thể
- Chỗ bám cho các cơ giúp cho cơ thể có hìnhdạng cố định.
- Giúp cơ thể vận động và lao động.
Hoạt động 2 ( 15 phút )
CÁC KHỚP XƯƠNG
*Mục tiêu Phân biệt được ,lấy được ví dụ các loại khớp xương trong cơ thể người.
*Đồ dùng :bộ xương
HĐ của GV và HS
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Thế nào gọi là một khớp?
+ Có mấy loại khớp?
+ Dựa vào cấu tạo của khớp gối mô tả cấu tạo khớp động?
- HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý trả lời;
- Đại diện nhóm trìnhbày
- Lớp bổ sung ý kiến
+ Khả năng cử động của động và khớp bán động, khác nhau nhthế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ?
- GV chốt kiến thức
- Nêu sự khác nhau của cấu tạo dẫn đến khả năng cử động khác nhau?
- Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn điều đó có ý nghĩa gì ?
- Khớp động --> Tạo nên sự vận động linhhoạt của cơ thể.
II. Khớp xương
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
- Có 3 loại khớp:
a) Khớp động cử động dễ dàng
Hai đầu khớp có sụn, giữa là dịch khớp, bao ngoài là dây chằng.
b) Khớp bán động Giữa 2 đầu xương có đĩa sụn hạn chế sự cử động của khớp
c) Khớp không động các xương ngắn chặt với nhau bằng răng ca
3.Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút)
*Tổng kết : ( 4 phút )
- Gọi 1, 2 HS lên bảng xác địnhvị trí các xương trên mô hình
*Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút )
- Học bài , trả lời câu hỏi sgk
- Đọc mục em có biết.
- Đọc trớc bài thực hành
..
File đính kèm:
- tiet 7 bai 7 sinh 8.doc