Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 64, Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- HS kể tên vá xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ

- Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ

- Nêu rõ đặc điểm đặc biết của trứng

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to hình 61.1 và 61.2

- Tranh quá trình sinh sản ra trứng, photo bài tập trang 192

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:8A1: .; 8A2: .;

8A3: .; 8A4: . ;

8A5: .; 8A6: . .

2. Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam?

3. Hoạt động dạy học:

*Mở bài: Cơ quan sinh dục nữ có chức năng đặc biệt đó là mang thai và sinh sản. Vậy cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 64, Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn 12/04/2014 Tiết 64 Ngày dạy 15/04/2014 Bài 61: CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - HS kể tên vá xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ - Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ - Nêu rõ đặc điểm đặc biết của trứng 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 61.1 và 61.2 - Tranh quá trình sinh sản ra trứng, photo bài tập trang 192 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 8A3:.........................................................; 8A4:.....................................................; 8A5:..............................................................; 8A6:...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam? 3. Hoạt động dạy học: *Mở bài: Cơ quan sinh dục nữ có chức năng đặc biệt đó là mang thai và sinh sản. Vậy cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo như thế nào? Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của các bộ phận Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : + Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? + Chức năng của từng bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ là gì? + Hoàn thành bài tập trang 190 (Điền từ vào chỗ trống) - Cho HS thảo luận toàn lớp - GV đánh giá kết quả các nhóm và hoàn thiện kiến thức - GV giảng giải vị trí tử cung và buồng trứng liên quan đến một số bệnh ở các em nữ - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh ở em nữ do cơ quan sinh dục có cấu tạo phức tạp tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng - Tự nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời - Đại diện nhóm trình bày trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ở hình 61.1 và 61.2 các nhóm còn lại theo dõi bổ sung - Đại diện nhóm khác trình bày nội dung chức năng và bài tập - Đọc đoạn bài tập đã hoàn chỉnh *Tiểu kết: Cơ quan sinh dục nữ gồm: - Buồng trứng: Nơi sản sinh ra trứng - Ống dẫn, phễu:Thu trứng và dẫn trứng - Tử cung: Đón nhận và nuôi dưỡng trứngh đã được thụ tinh - Âm đạo: Thông với tử cung - Tuyến tiền đình: Tiết dịch Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh trứng và đặc điểm sống của trứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? + Trứng được sinh ra từ đâu và như thế nào? + Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống? - Đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức - Giảng giải thêm: + Quá trình giảm phân hình thành trứng (Tương tự như ở sự hình thành tinh trùng) + Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh +Hiện tượng kinh nghuyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ - Lưu ý HS có thể hỏi: + Tại sao nói trứng di chuyển trong ống dẫn? + Tại sao trứng chỉ có một loại mang X còn tinh trùng có 2 loại mang X và Y? + Trứng rụng làm thế nào vào được ống dẫn trứng ? - Tự nghiên cứu SGK trang 191 và tranh hình ảnh bảng - Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung (Có thể miêu tả sự sinh trứng bằng tranh để cả lớp theo dõi ) *Tiểu kết: - Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu ở tuổi dậy thì - Trứng lớn hơn tinh trùng chứa nhiều chất dinh dưỡng và không di chuyển - Trứng có một loại mang X - Trứng sống được 2 - 3 ngày và nếu được thụ tinh sẽ phát triển thành thai IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: HS đọc kết luận sgk - Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 - Tiet 64.doc