Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 62, Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày quá trình điều hòa và phối hợp hoạt động của 1 số tuyến nội tiết

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng phân tích, quan sát kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 59.1,2,3

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:8A1: .; 8A2: .;

8A3: .; 8A4: . ;

8A5: .; 8A6: . .

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày chức năng tinh hòan và buồng trứng?

- Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

- Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ?

3. Hoạt động dạy học:

*Mở bài: Cũng như hệ thần kinh trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hòa để đảm bảo lượng hoóc môn tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và cơ thể sẽ lâm vào tình trạng bệnh lí. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết .

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 62, Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn 05/04/2014 Tiết 62 Ngày dạy 08/04/2014 Bài 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày quá trình điều hòa và phối hợp hoạt động của 1 số tuyến nội tiết 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng phân tích, quan sát kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 59.1,2,3 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 8A3:.........................................................; 8A4:.....................................................; 8A5:..............................................................; 8A6:...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày chức năng tinh hòan và buồng trứng? - Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết? - Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ? 3. Hoạt động dạy học: *Mở bài: Cũng như hệ thần kinh trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hòa để đảm bảo lượng hoóc môn tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và cơ thể sẽ lâm vào tình trạng bệnh lí. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết . Hoạt động 1: Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS kể tến các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên? - Tổng kết lại kiến thức. Yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 59.1 và 59.2 trình bày sự điều hòa hoạt động của: + Tuyến giáp + Tuyến trên thận - Gọi HS trình bày trên tranh - Liệt kê được các tuyến nội tiết : Tuyến sinh dục , tuyến giáp , tuyến trên thận - 1-2 HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung - Tự rút ra kết luận - Nghiên cứu thông tin quan sát kĩ hình 59.1 và 59.2. Lưu ý: + Tăng cường + Kìm hãm - Thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến ghi ra nháp sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết - Đại diện nhóm lần lượt lên trình bày trên hình 59.1 và 59.2 các nhóm khác bổ sung * Tiểu kết: - Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết - Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra. Đó chính là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Lượng đường trong máu tương đối ổn định là do đâu? - Đưa thông tin: Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động làm tăng đường huyết - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 59.3 trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm? + Ngoài ra: Ađrênalin và Norađrênalin Phần tủy tuyến góp phần cùng glucagôn làm tăng đường huyết - Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào? - HS trả lời câu hỏi + Vận dụng kiến thức chức năng của hooc môn tuyến tụy để trình bày - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Cá nhân làm việc độc lập với SGK ghi nhớ thông tin - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến và ghi ra gấy nháp - Yêu cầu nêu được sự phối hợp của: + Glucagôn (Tuyến tụy) + Cooctizôn (vỏ tuyến trên thận) + Tăng đường huyết Đại diện nhóm lên trình bày trên tranh các nhóm khác bổ sung - HS tự rút ra kết luận *Tiểu kết: Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: - HS đọc kết luận SGK - Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết ? - Lất ví dụ nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Tìm thêm các ví dụ minh họa cho kiến thức ở mục 1 và 2 *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 - Tiet 62.doc