I/MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Học sinh biết được cấu tạo và chức năng của nơ ron
-Chỉ rõ năm thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ .
2.Kĩ năng :
-Rèn kĩ năng quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin nắm bắt kiến thức.
-Kĩ năng họat động nhóm
3.Thái độ :Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
-Tranh 6.1,6.2,6.3 SGK
2.Chuẩn bị của học sinh :Ôn kiến thức mô thần kinh, xem trước bài phản xạ
III/HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :GV thu bài thu hoạch lần trước
2.Mở bài :Tại sao khi tay ta chạm phải vật nóng thì ta rụt tay lại ngay .Hiện tượng rụt tay lại và hiện tượng khi ăn thì tiết nước bọt được gọi là gì ?Và cơ chế diễn ra như thế nào? Nội dung bài 6 Phản xạ sẽ giải đáp các vấn đề trên .
3.Các họat động dạy và học :
Họat động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron
a.Mục tiêu :Chỉ rõ cấu tạo của nơron và các chức năng của nơron ,từ đó thất chiều hướng lan truyền xung thần kinh trong sợi trục .
b.Tiến hành :
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Phản xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :19-9-2004 Tuần:3
Ngày giảng: 21-9-2004 Tiết :6
Bài 6 PHẢN XẠ
I/MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Học sinh biết được cấu tạo và chức năng của nơ ron
-Chỉ rõ năm thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ .
2.Kĩ năng :
-Rèn kĩ năng quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin nắm bắt kiến thức.
-Kĩ năng họat động nhóm
3.Thái độ :Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
-Tranh 6.1,6.2,6.3 SGK
2.Chuẩn bị của học sinh :Ôn kiến thức mô thần kinh, xem trước bài phản xạ
III/HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :GV thu bài thu hoạch lần trước
2.Mở bài :Tại sao khi tay ta chạm phải vật nóng thì ta rụt tay lại ngay .Hiện tượng rụt tay lại và hiện tượng khi ăn thì tiết nước bọt được gọi là gì ?Và cơ chế diễn ra như thế nào? Nội dung bài 6 ‘’Phản xạ ‘’ sẽ giải đáp các vấn đề trên .
3.Các họat động dạy và học :
Họat động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron
a.Mục tiêu :Chỉ rõ cấu tạo của nơron và các chức năng của nơron ,từ đó thất chiều hướng lan truyền xung thần kinh trong sợi trục .
b.Tiến hành :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
-Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình 6.1SGK,tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời :
+Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh
+Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình
+Nơron có chức năng gì ?
+Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động
-GV kẻ bảng học sinh hòan thiện
-GV giải thích :Lưu ý bao Miêlin tạo nên những eo chứ không phải nối liền
-GV nhắc lại :Hứơng dẫn truyền xung thần kinh ở hai nơ ron ngược chiều nhau
-HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 6.1 trang 20 SGK thảo luận nhóm trả lời
-Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung
-Yêu cầu :
+Hai chức năng chính
+Ba loại nơron :Vị trí và chức năng
-Hòan thiện bảng kiến thức :Đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung
-Học sinh tự hòan thiện kiến thức
Nơron
Vị trí
Chức năng
Nơron hướng tâm(cảm giác)
Thân nằm ngoài trung ương thần kinh
Truyền xung thần kinh từ cơ quan về trung ương
Nơron trung gian (liên lạc)
Nằm trong trung ương thần kinh
Liên hệ giữa các nơ ron
Nơ ron li tâm (Vân động )
Thân nằm trong trung ương thần kinh
Sợi trục hướng ra cơ quan cảm ứng
Truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng
Tiểu kết 1:
-Cấu tạo nơron :
+ Thân: chứa nhân, xung quanh là tua ngắn gọi là sợi nhánh.
+ Tua dài: sợi trục có bao Miêlin là nơi tiếp nối nơron gọi là xi náp.
-Chức năng nơron:
-Chức năng:
+Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại kích thích bằng hình thức phát xung thần kinh.
+Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định.
Họat động 2 :Cung phản xạ
a.Mục tiêu :Hs hình thành khái niệm phản xạ, cung phản xạ , vòng phản xạ ,biết giả thích một số phản xạ ở người bằng cung phản xạ và vòng phản xạ .
b.Tiến hành :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
-Gv hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK
-Gv giảng giải :Mọi họat động của cơ thể đều là phản xạ .Phản xạ không chỉ trả lời kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim khi lao động ,sự tiết mồ hôi khi trồi nóng , da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh )đều là phản xạ
-Gv nêu câu hỏi :
+Phản xạ là gì ? Cho ví dụ về phản xạ ở người và động vật
+Nêu điểm khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở thực vật (cụp lá )
+Một phản xạ thực hiện được nhờ sự chỉ huy của bộ phận nào ?
-GV hướng dẫn học sinh thảo luận :
+Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ ?
+Các thành phần của một cung phản xạ ?
+Cung phản xạ là gì ?
+Cung phản xạ có vai trò như thế nào ?
-GV nhận xét đánh giá phần thảo luận của lớp và giúp học sinh hòan chỉnh kiến thức
-GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi :
+Hãy giải thích phản xạ kim châm vào tay thì tay rụt lại
+Thế nào là vòng phản xạ ?
+Vòng phản xạ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống ?
-GV tổng hợp ý kiến giảng giải bổ sung trên cơ sở thông tin SGK
-HS tìm hiểu thông tin SGK định nghĩa phản xạ
-HS tiếp nhận kiến thức ,thảo luận nhóm trả lời
-Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung
-Yêu cầu :
+Phản ứng của cơ thể
+Thực vật không có hệ thần kinh và do thành phần đặc biệt bên trong thực hiện
+Hệ thần kinh
-HS đọc thông tin SGK quan sát tranh hình 6.2 SGK thảo luận nhóm trả lời ,yêu cầu :
+3 loại nơron tham gia
+5 thành phần
+Con đường dẫn truyền xung thần kinh
+Thực hiện phản xạ
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
-HS vận dụng kiến thức về cung phản xạ để trả lời
-Yêu cầu :Giải thích được trên cơ sở cấu trúc của cung phản xạ
-HS nghiên cứu SGK và sơ đồ hình 6.3 SGK trang 22 trả lời câu hỏi
-Đại diện học sinh trình bày bằng sơ đồ lớp bổ sung
Tiểu kết 2:
a.Phản xạ :Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
b.Cung phản xạ :
-Cung phản xạ để thực hiện phản xạ
-Cung phản xạ gồm 5 khâu :
+Cơ quan thụ cảm
+Nơ ron hướng tâm (Nơ ron cản giác )
+Trung ương thần kinh (Nơ ron trung gian )
+Nơ ron li tâm (Vận động )
+Cơ quan phản ứng
c.Vòng phản xạ :
-Thực chất là để điều chỉnh phản xạ nhờ có luồng thông tin ngược báo về trung ương
-Phản xạ thực hiện chính xác hơn
4.Kết luận : HS đọc kết luận trong SGk
5.Kiểm tra đánh giá :
a.Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt mấy loại nơ ron ?Các loại nơ ron đó khác nhau ở đặc điểm nào ?
b.Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ
6.Dặn dò :
-Học bài trả lời câu hỏi SGK
-Ôn tập cấu tạo bộ xương của thỏ
-Đọc mục ‘’em có biết’’
File đính kèm:
- Tiet 6 Phan xa.doc