I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc chăm chỉ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 52.1,2,3 và bảng phụ ghi nội dung bảng 52.2
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1: .; 8A2: .;
8A3: .; 8A4: . ;
8A5: .; 8A6: . .
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cấu tạo tai?
- Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm?
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Khi ta chạm vào một vật nóng thì tay ta phải rụt lại, đó chính là phản xạ? Vậy phản xạ là gì? Có mấy loại phản xạ? Để trả lời câu hỏi này ta vào bài 52
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 54, Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn 09/03/2014
Tiết 54 Ngày dạy 11/03/2014
Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc chăm chỉ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 52.1,2,3 và bảng phụ ghi nội dung bảng 52.2
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................;
8A3:.........................................................; 8A4:.....................................................;
8A5:..............................................................; 8A6:......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cấu tạo tai?
- Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm?
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Khi ta chạm vào một vật nóng thì tay ta phải rụt lại, đó chính là phản xạ? Vậy phản xạ là gì? Có mấy loại phản xạ? Để trả lời câu hỏi này ta vào bài 52
Hoạt động 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu các nhóm làm bài tập SGK trang 166
- GV ghi nhanh đáp án lên góc bảng
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 166 SGK chữa bài
- GV chốt lại đáp án đúng:
+ Phản xạ không điều kiện 1,2,4
+ Phản xạ có điều kiện 3,5,6
- GV yêu cầu HS tìm thêm 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ
- GV hoàn thiện đáp án
- HS đọc kĩ nội dung bảng 62.1
- Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập
- Một số nhóm đọc kết quả
- HS tự thu nhân thông tin ghi nhớ kiến thức
- Đối chiếu với kết quả bài tập sửa chữa bổ sung
- Một vài HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung
*Tiểu kết:
- Phản xạ không điều kiện: Là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập
- Phản xạ có điều kiện: Là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể là kết quả của quá trình học tập rèn luyện
Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Hình thành phản xạ có điều kiện:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thí nghiệm của Paplốp và trình bày thành lập tiết nước bọt khi có ánh đèn?
- GV gọi HS trình bày trên tranh
- GV hoàn thiện kiến thức
- GV cho HS thảo luận:
+ Để thành lập được phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì?
Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện?
- GV hoàn thiện kiến thức
- GV mở rộng: Đường liên hệ tạm thời giống như bãi cỏ nếu ta đi thường xuyên sẽ có con đường nếu ta không đi nữa cỏ sẽ lấp kín
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế để tạo thói quen tốt
b. Ức chế phản xạ có điều kiện :
- GV nêu câu hỏi:
+ Trong thí nghiệm trên nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
+ Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống ?
- GV yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 167
- GV nhận xét sửa chữa hoàn thiện các ví dụ cho HS
- HS quan sát kĩ hình 52.1,2,3 đọc chú thích thu nhận thông tin
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến nêu được các bước tiến hành thí nghiệm
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung
- HS vận dụng kiến thức ở trên nêu được các điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện
- HS nêu được:
+ Chó sẽ không tiết nước bọt khi có ánh đèn nữa
+ Đảm bảo sự thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi
- HS dựa vàohình 52 kết hợp kiến thức về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện lấy ví dụ
- Một vài HS nêu ví dụ
*Tiểu kết: a. Hình thành phản xạ có điều kiện:
- Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện
+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần
- Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng vỏ đại não với nhau
b. Ức chế phản xạ có điều kiện:
- Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì phản xạ sẽ mất dần
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
+ Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người
Hoạt động 3: So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng 52.2 SGK trang 168
- GV treo bảng phụ gọi HS lên hoàn thành
- GV chốt lại đáp án đúng
- GV yêu cầu HS đọc kĩ thông tin :Mối quan hệ giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- HS dựa vào kiến thức của mục 1 và 2 thảo luận nhóm làm bài tập
- Đại diện nhóm lên làm bài trên bảng phụ lớp nhận xét bổ sung
*Tiếu kết: - So sánh: Nội dung bảng 52.2
- Mối liên quan: SGK
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
*Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 8 - Tiet 54.doc