I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết: Tiến hành thí nghiệm theo qui định.
- Hiểu: Từ kết quả quan sát:
- Nêu được chức năng của tủy sống thành phần cấu tạo của tủy sống.
- Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống (qua hình vẽ) để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo với chức năng.
- Vận dụng: Từ thí nghiệm ở ếch về cấu tạo và chức năng tủy sống, học sinh biết liên hệ trên người.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng: quan sát, phân tích, thao tác thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức kỉ luật, vệ sinh.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát GV làm mẫu để tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử giao tiếp trong khi làm thí nghiệm. Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Dạy học nhóm. Trực quan. Trình bày 1 phút. Thực hành - quan sát.
IV. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
Mô hình một đoạn tủy sống cắt ngang.
- Bảng phụ ghi tóm tắt Bảng 44 “Thí nghiệm tìm hiểu chức năng tủy sống”
Dụng cụ: bộ đồ mổ cho 6 nhóm; 6 giá treo; bông gòn; 6 cốc nước lã; đĩa kính dồng hồ.
- Vật mẫu: 1 con ếch sống.
- Hóa chất: dd HCl (0,3 %; 1 %; 3 %) (hoặc diêm).
2. Hoc sinh:
- Vật mẫu: 1 con ếch / nhóm ; Xem trước nội dung bài học.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 46, Bài 44: Tìm hiểu chức năng (Liên quan đến cấu tạo) của tủy sống - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8C. Tiết TKB: Ngày giảng: .tháng năm 2014. Sĩ số: 20. Vắng: .......
TIẾT 46. BÀI 44. TH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG
(LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TUỶ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết: Tiến hành thí nghiệm theo qui định.
- Hiểu: Từ kết quả quan sát:
- Nêu được chức năng của tủy sống ® thành phần cấu tạo của tủy sống.
- Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống (qua hình vẽ) để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo với chức năng.
- Vận dụng: Từ thí nghiệm ở ếch về cấu tạo và chức năng tủy sống, học sinh biết liên hệ trên người.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng: quan sát, phân tích, thao tác thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức kỉ luật, vệ sinh.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát GV làm mẫu để tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử giao tiếp trong khi làm thí nghiệm. Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Dạy học nhóm. Trực quan. Trình bày 1 phút. Thực hành - quan sát.
IV. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
Mô hình một đoạn tủy sống cắt ngang.
- Bảng phụ ghi tóm tắt Bảng 44 “Thí nghiệm tìm hiểu chức năng tủy sống”
Dụng cụ: bộ đồ mổ cho 6 nhóm; 6 giá treo; bông gòn; 6 cốc nước lã; đĩa kính dồng hồ.
- Vật mẫu: 1 con ếch sống.
- Hóa chất: dd HCl (0,3 %; 1 %; 3 %) (hoặc diêm).
2. Hoc sinh:
- Vật mẫu: 1 con ếch / nhóm ; Xem trước nội dung bài học.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo của nơron ? Chức năng và cấu tạo của hệ thần kinh ?
2. Bài mới:
* Mở bài
- Tủy sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương, tủy sống có những chức năng gì ? giữa cấu tạo và chức năng có mối quan hệ như thế nào ?
Hoạt động của GV
H.động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu chức năng của tủy sống
- Hướng dẫn HS cách hủy não ếch bằng kim nhọn.
- Treo bảng phụ ghi n.dung Bảng 44.
- Bước 1: HD hs thao tác th.hiện thí nghiệm 1, 2, 3.
- Lưu ý học sinh phải rửa sạch chân ếch sau mỗi thí nghiệm và lau sạch bằng bông gòn. Chờ 3’ mới kích thích tiếp.
- Cho học sinh thảo luận nhóm: Xác định chức năng của tủy sống ? (Qua kiến thức đã biết ở bài 6 Phản xạ)
- Ghi nhanh kết quả lên góc bảng.
Bước 2: G.viên biễu diễn thí nghiệm 4, 5.
- Cắt dọc da lưng, ngang tủy (giữa đôi dây thần kinh da lưng 1, 2).
- Kích thích lên chi sau, chi trước.
- Thí nghiệm nhằm mục đích gì ?
Bước 3: Biểu diễn thí nghiệm 6, 7. Tiến hành khi hủy tủy phần trên vết cắt.
- Khích thích lên chi sau rồi chi trước.
- Qua thí nghiệm rút ra được điều gì ?
- Quan sát, thực hiện thao tác theo hướng dẫn của giáo viên: cách hủy não ếch, cách kích thích các chi theo những nồng độ axit khác nhau, ghi lại kết quả.
- Rửa sạch chân
- Các nhóm nêu kết quả dự đoán. Ghi kết quả dự đoán vào bài tường trình.
- Các nhóm nêu kết quả dự đoán. Ghi kết quả dự đoán vào bài tường trình.
- Các nhóm nêu kết quả dự đoán. Ghi kết quả dự đoán vào bài tường trình.
- HS tự rút ra kết lận
I. Chức năng của tủy sống (dự đoán)
- Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển hoạt động của các chi.
- Các căn cứ có liên hệ nhau theo đường liên hệ dọc.
- Các căn cứ thần kinh liên hệ nhau nhờ các đường dẫn truyền ở tủy sống.
- Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển phản xạ.
HOẠT ĐỘNG 2:
Học sinh tìm hiểu cấu tạo của tủy sống
- Treo tranh phóng to hình 44-1, 2, hướng dẫn học sinh quan sát.
- Quan sát tranh theo hướng dẫn, nhận biết các thành phần của tủy sống.
II. Cấu tạo của tủy sống
Tủy sống
Đặc điểm
Cấu tạo ngoài
Vị trí: Tủy sống được bảo vệ nằm trong cột sống từ đốt sống cổ I đến đốt thắt lưng II.
Hình dạng:
+ Hình trụ, dài 50 cm
+ Có 2 chổ phình to là phình cổ và phình thắt lưng .
Màng tủy: có 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng nuôi.
Cấu tạo trong
Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm, là căn cứ của các PXCĐK.
Chất trắng: nằm ngoài bao quanh chất xám là các đường dẫn truyền nối các căn cứ tủy sống với nhau và với não bộ.
Bảng 44: Thí nghiệm tìm hiểu chức năng cả tủy sống
Bước thí nghiệm
Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm
Cường độ và vị trí kích thích
Kết quả quan sát
I
(Học sinh tiến hành theo nhóm)
Ếch đã hủy não để nguyên tủy
1
Kích thích nhẹ chi sau bên phải bằng dd HCl 0,3%
Chi sau bên phải co.
2
Kích thích chi đó mạnh hơn bằng dd HCl 1%
Cả 2 chi sau đều co.
3
Kích thích rất mạnh chi đó bằng d.dịch HCl 3%
Cả 4 chi đều co
II
(Giáo viên biểu diễn)
Cắt ngang tủy (giữa 2 đôi dây thần kinh da lưng 1 và 2)
4
Kích thích rất mạnh chi sau bằng d.dịch HCl 3%
Hai chi sau co, chi trước k. co
5
Kích thích rất mạnh chi trước bằng dd HCl 3%
Hai chi trước co, chi sau k.co.
III
(Gv biểu diễn)
Hủy tủy ở trên vết cắt
6
Kích thích rất mạnh chi trước bằng d.dịch HCl 3%
Chi trước không co.
7
Kích thích rất mạnh chi sau bằng d.dịch HCl 3%
Hai chi sau co.
3. Củng cố:
- Nhận xét tinh thần làm việc của học sinh
- Rút kinh nghiệm chung.
4. Dặn dò:
- Xem trước nội dung bài 38
File đính kèm:
- GIAO AN SINH 8 T46.doc