Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 46, Bài 44: Thực hành tìm hiểu chức năng của tủy sống - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Tiến hành thành công các thí nghiệm qui định

- Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm

+ Nêu được chức năng của tuỷ sống phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tuỷ sống

+ Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng thực hành

3.Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, ý thức vệ sinh

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Ếch 1 con

- Bộ đồ mổ: Đủ cho các nhóm

- Dung dịch HCl 0.3% 1%

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ếch 1 con

- Khăn lau, bông

Kẻ sẵn bảng 44 vào vở

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:8A1: .; 8A2: .;

8A3: .; 8A4: . ;

8A5: .; 8A6: . .

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Hoạt động dạy học:

*Mở bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 46, Bài 44: Thực hành tìm hiểu chức năng của tủy sống - Năm học 2013-2014 - R'Ông Ha Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn 08/02/2014 Tiết 46 Ngày dạy 11/02/2014 Bài 44: THỰC HÀNH TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TUỶ SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Tiến hành thành công các thí nghiệm qui định - Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm + Nêu được chức năng của tuỷ sống phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tuỷ sống + Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng thực hành 3.Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, ý thức vệ sinh II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Ếch 1 con - Bộ đồ mổ: Đủ cho các nhóm - Dung dịch HCl 0.3% 1% 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ếch 1 con - Khăn lau, bông Kẻ sẵn bảng 44 vào vở III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 8A3:.........................................................; 8A4:.....................................................; 8A5:..............................................................; 8A6:...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Hoạt động dạy học: *Mở bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năngcủa tuỷ sống Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu tiến hành thí nghiệm trên ếch đã huỷ não - Cách làm : + Ếch cắt đầu hoặt phá não + Treo lên giá để cho hết choáng (khoảng 5 – 6 phút ) Bước 1: GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo giới thiệu bảng 44 - GV lưu ý HS: Sau mỗi lần kích thích bằng axit phải rửa thật sạch chỗ da có axít rồi để khoảng 3 - 5 phút mới kích thích lại - Từ kết quả thí nghiệm và hiểu biết về phản xạ GV yêu cầu HS dự đoán về chức năng của tuỷ sống - GV ghi nhanh dự đoán ra góc bảng Bước 2 : GV biểu diễn thí nghiệm 4, 5 - Cách xác định vị trí vết cắt ngang tuỷ ở ếch vị trí vết cắt ngang nằm giữa khoảng cách đôi dây thần kinh thứ nhất và thứ 2 (ở lưng ) - GV lưu ý nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (trong chất trắng ở mặt sau tuỷ ) do đó nếu kích thích chi trước thì chi sau cũng co (Đường xuống trong chất trắng còn) - GV hỏi: Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì ? Bước 3 :Gv biểu diễn thí nghiệm 6,7 - Qua thí nghiệm 6, 7 có thể khẳng định được điều gì ? - GV cho HS đối chiếu với dự đoán ban đầu và sữa chữa những câu sai - HS tiếp nhận thông tin kiến thức - HS từng nhóm chuẩn bị ếch theo hướng dẫn - Đọc kĩ 3 thí nghiệm các nhóm phải làm - Các nhóm lần lượt làm thí nghiệm 1,2,3 ghi kết quả quan sát vào bảng 44 - Thí nghiệm thành công khi có kết quả : + Thí nghiệm 1: Chi sau bên phải co + Thí nghiệm 2: 2 chi sau co + hí nghiệm 3 cả 4 chi đều co - Các nhóm ghi kết quả và dự đoán ra giấy nhám . - Một số nhóm đọc kết quả - HS quan sát thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào cột trống ở bảng 44 + Thí nghiệm 4: Chỉ 2 chi sau co + Thí nghiệm 5: chỉ 2 chi trước co - Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ các đường dẫn truyền - HS quan sát phản ứng của ếch ghi kết quả thí nghiệm 6 và 7 vào bảng 44 - Thí nghiệm thành công khi có kết quả: + Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co nữa + Thí nghịêm 7: 2 chi sau co - Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển các phản xạ *Tiểu kết: Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS quan sát hình 44.1, 44.2 đọc chú thích hoàn thành bảng sau: Tủy sống Đặc điểm Cấu tạo ngoài - Vị trí - Hình dạng - Màu sắc - Màng tủy Cấu tạo trong - Chất xám - Chất trắng - GV chốt lại kiến thức về cấu tạo của tủy sống - HS quan sát kĩ hình vả đọc chú thích - Thảo luận và hoàn thành bảng - Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác nhận xét bổ sung Tủy sống Đặc điểm Cấu tạo ngoài - Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết thắt lưng II - Hình dạng + Hình trụ dài 50 cm + Có 2 phần phình là phình cổ và phình thắt lưng - Màu sắc: Màu trắng bóng - Màng tủy: Gồm 3 lớp màng cứng, màng nhện, màng nuôi =>bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống Cấu tạo trong - Chất xám: Nằm trong có hình cánh bướm - Chất trắng: Nằm ngoài bao quanh chất xám - Từ kết quả của 3 lô thí nghiệm trên liên hệ với cấu tạo trong của tủy sống - GV yêu cầu HS nêu chức năng của: + Chất xám + Chất trắng - Chất xám là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện + Chất trắng là các đường dẫn truyền thần kinh trong tủy sống với nhau và trong não bộ *Tiểu kết: Như bảng trên IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Hoàn thành bài tập 44 vào vở bài tập - Trả lời các câu hỏi: + Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phầnnào của tủy sống đảm nhiệm ? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó? + Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó? 2. Dặn dò: - Học bài cấu tạo tủy sống - Hoàn thành báo cáo thu hoạch - Đọc trước bài 45 *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 - Tiet 46.doc