Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 22: Hoạt động hô hấp - Năm học 2012-2013

I/ MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

- HS trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơchế thông khí ở phổi

- Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

2/ Kỹ năng:

- Quan sát tranh hình

- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thức tế

- Hoạt động nhóm

3/ Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khoẻ tốt

 

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên:

- Tranh hình SGK

- Bảng phụ : Bảng 21 Sgk

2/ Học sinh

- Xem trước ở nh

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 22: Hoạt động hô hấp - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 NS:29/10/2013 Tiết : 22 ND:2/11/2013 BÀI 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP I/ MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: HS trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơchế thông khí ở phổi Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào 2/ Kỹ năng: Quan sát tranh hình Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thức tế Hoạt động nhóm 3/ Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khoẻ tốt II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: Tranh hình SGK Bảng phụ : Bảng 21 Sgk 2/ Học sinh Xem trước ở nhà III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Tên HS vắng 1/ Ổn định lớp: 8A: 8B: 8C: 8D: 2/ Kiểm tra bài cũ: Các cơ quan hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Có mối liên quan giữa các giai đoạn đó? 3/ Các hoạt động dạy và học: Mở bài: Sự thông khí và sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này b) Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi Mục tiêu: HS trình bày được.cơ chế thông khí ở phổi thực chất là hít vào và thở ra. Thấy được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan : cơ, xương, thần kinh. Cách tiến hành: Vì sao các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực tăng và ngược lại? GV gợi ý: Khi lồng ngực được kéo lên phía trên đồng thời được nhô ra phía trước => Thể tích lồng ngực khi thở ra nhỏ hơn thể tích lồng ngực khi hít vào GV nêu câu hỏi thảo luận : Các cơ ở lồng ngữc đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng giảm thể tích lồng ngực? Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? -Dung tích khí cặn phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV nhận xét – bổ sung Thở sâu và thở bình thường khác nhau như thế nào? Vì sao ta nên tập hít thở sâu? Hoạt động 2: Tìm hiểu về trao đổi khí ở phổi và tế bào Mục tiêu : Hs trình bày được các cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào đó là sự khuếch tán của các chất khí: oxi và cacbonic Cách tiến hành: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế nào? Nhận xét về thành phần khí cacbonic và oxi khi hít vào và thở ra? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra? Mô tả sự khuếch tán của oxi và cacbonic GV nhận xét – bổ sung Sự trao đổi khí ở phổi thực chất là sự trao đổi khí giữa mao mạch phế nang với phế nang, còn nồng độ oxi trong mao mạch thấp, còn cacbonic cao và ngược lại Sự trao đổi khí ở tế bào là sự trao đổi khí giữa tế bào và mao mạch. Ơû tế bào tiêu dùng oxi nhiều nên nồng độ oxi thấp, cacbonic cao. Máu ở vòng tuần hoàn lớn đi tới các tế bào giàu oxià có sự chênh lệch nồng độ các chất dẫn đến khuếch tán Giữa sự trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thì ở đâu là quan trọng? GV lưu ý: Chính sự tiêu tốn oxi ở tế bào đã thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi. Vậy sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào HS quan sát SGK hình 21.1 –2 Xương sườn nâng lên, cơ liên sườn và cơ hoành co, lồng ngực kéo lên, rộng và nhô ra Các HS khác nhận xét Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng sang hai bên là chủ yếu Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức Câu 2: Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sực có thể phụ thuộc vào các yếu tố: Tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật. Sức luyện tập HS suy nghĩ trả lời Oxi : máu à tế bào và phổi à máu Cacbonic: tế bào àmáu à phổi Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 khuếch tán từ phế nang vào máu mao mạch Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 khuếch tán từ máu mao mạch ra phế nang Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy phủ toàn bộ đường dẫn khí Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học Mô tả sự khuếch tán của oxi và cacbonic Trao đổi khí ở phổi: Nồng độ O2 trong không khí phấ nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu Nồng độ C O2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang Trao đổi khí ở tế bào: Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào Nồng độ C O2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu I/ Sự thông khí ở phổi: Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp(hít vào, thở ra) Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngự c mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra Dung tích phổi phụ thuộc vào: giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập II/ Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào *Sự trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào *Sự trao đổi khí ở tế bào: O2 khuếch tán từ máu vào tế bào CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu IV/ CỦNG CỐ: Nhờ hoạt động của các cơ quan , bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới? Thực chất trao đổi khí ở phổi là gì? Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì? V/ DẶN DÒ: Học bài Soạn bài 22: “Vệ sinh hô hấp” VI.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • docsinh 8 - 21.doc