Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 65: Động vật quý hiếm

 

1. MỤC TIÊU

 - Biết được khái niệm động vật quý hiếm, các cấp độ tuyệt chủng của các động vật ở

 Việt Nam

 Trình bày được các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích

 - Nhận thức đúng đắn và cần thiết của việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm

2. CHUẨN BỊ

 + GV:Bảng phụ bảng/196 SGK, que chỉ.

 + HS: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7

 Kiến thức cũ cần ôn:Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

3. PHƯƠNG PHÁP.

 Vấn đáp, quan sát.

 Thuyết trình.

 Hợp tác nhóm.

4.TIẾN TRÌNH

4.1 Ổn định: Kiểm tra sỉ số HS

4.2 Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi

 Câu 1:Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? (2điểm)

 Câu 2:Trình bày những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ? (8điểm)

 Đáp án

 Câu 1: (2điểm)

 -Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật nhăn chặn hoặc giảm bớt

 thiệt hại do các sinh vật gây hại ra

 Câu 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học

 *Sử dụng thiên địch

 -Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại (1điểm)

 Ví dụ: mèo diệt chuột

 -Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của

 sâu hại

 Ví dụ 1:bướm đêm đẻ trứng trên cây xương rồng , ấu trùng nở ra ăn cây xương

 rồng, khi cây xương rồng phát triển quá mạnh (2điểm)

 Ví dụ 2:ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô) ấu trùng

 nở ra, đục và ăn trứng sâu xám (2điểm)

 *Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

 Ví dụ:vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ, khi số lượng thỏ phát triển mạnh

 trở thành động vật có hại (2điểm)

 *.Gây vô sinh diệt động vật gây hại

 Ví dụ:làm tuyệt sản ruồi đực (1điểm)

 

 4.3 Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 65: Động vật quý hiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM Tiết 65 Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU - Biết được khái niệm động vật quý hiếm, các cấp độ tuyệt chủng của các động vật ở Việt Nam Trình bày được các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích - Nhận thức đúng đắn và cần thiết của việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm 2. CHUẨN BỊ + GV:Bảng phụ bảng/196 SGK, que chỉ. + HS: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7 Kiến thức cũ cần ôn:Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học 3. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, quan sát. Thuyết trình. Hợp tác nhóm. 4.TIẾN TRÌNH 4.1 Ổn định: Kiểm tra sỉ số HS 4.2 Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Câu 1:Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? (2điểm) Câu 2:Trình bày những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ? (8điểm) Đáp án Câu 1: (2điểm) -Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật nhăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật gây hại ra Câu 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học *Sử dụng thiên địch -Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại (1điểm) Ví dụ: mèo diệt chuột -Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại Ví dụ 1:bướm đêm đẻ trứng trên cây xương rồng , ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng, khi cây xương rồng phát triển quá mạnh (2điểm) Ví dụ 2:ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô) ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám (2điểm) *Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại Ví dụ:vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ, khi số lượng thỏ phát triển mạnh trở thành động vật có hại (2điểm) *.Gây vô sinh diệt động vật gây hại Ví dụ:làm tuyệt sản ruồi đực (1điểm) 4.3 Bài mới Mở bài: Động vật đang bị săn bắt bừa bãi và nhiều loài trở nên quý hiếm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động1:Tìm hiểu giá trị của một động vật được đánh giá là quý hiếm * Mục tiêu:Biết được khái niệm động vật quý hiếm + GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /196 SGK ? Thế nào là động vật quý hiếm? ? Kể tên một số động vật quý hiếm mà em biết? -HS nghiên cứu thông tin mục I /196 SGK, trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét + GV chốt lại kiến thức đúng * Tiểu kết * Hoạt động2:Tìm hiểu cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm * Mục tiêu:Biết được các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm + GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II /197 SGK (chú ý đọc kỉ các thông tin dưới các hình 60) chia nhóm thảo luận thực hiện bảng/196 SGK (4 phút) - HS nghiên cứu thông tin, chia nhóm thảo luận thực hiện bảng/196 SGK + GV treo bảng phụ bảng/196 gọi đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả vào bảng, nhóm khác nhận xét *Yêu cầu thực hiện được Tên động vật Cấp độ Giá trị động vật quý hiếm Ốc xà cừ CR Kĩ nghệ khảm trai Hươu xạ CR Dược liệu sản xuất nước hoa Tôm hùm đá EN Thực phẩm đặc sản xuất khẩu Rùa núi vàng EN Dược liệu chữa còi xương trẻ em Cà cuống VU Thực phẩm đặc sản gia vị Cá ngựa gai VU Dược liệu chữa hen, tăng sinh lực Khì vàng LR Dược liệu, động vật thí nghiệm Gà lôi trắng LR Động vật dặc hữu thẫm mĩ Sóc đỏ LR Giá trị thẫm mĩ Khướu đầu đen LR Động vật đặc hữu chim cảnh ? Kể tên các cấp độ đe doạ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt nam? ? Động vật quý hiếm có những giá trị gì? -HS: Động vật quý hiếm có giá trị nhiều mặt ? Em có nhận xét gì về cấp độ đe doạ tuyệt chủng của động vật quý hiếm? -HS:Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao,tuỳ vào giá trị sử dụng của con người + GV chốt lại kiến thức đúng *Tiểu kết * Hoạt động 3:Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm * Mục tiêu:Biết được các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm + GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III /198 ? Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm? - HS nghiên cứu thông tin mục III /198 SGK trả lời câu hỏi -HS: vì có giá trị, bị nguy cơ tuyệt chủng ? Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? ? Bản thân HS phải làm gì để góp phần bảo vệ động quý hiếm? - HS :Tuyên truyền các giá trị của động vật quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng của động vật này + GV chốt lại kiến thức đúng *Tiểu kết I. Thế nào là động vật quý hiếm -Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị nhiều mặt và số lượng giảm sút -Ví dụ:cá ngựa, sóc đỏ II. Ví dụ minh hoạ các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam -CR:giảm số lượng cá thể 80% Ví dụ:ốc xà cừ, hươu xạ -EN:giảm số lượng cá thể 50% Ví dụ:Tôm hùm đá, rùa núi vàng -VU:giảm số lượng cá thể 20% Ví dụ:cà cuống, cá ngựa -LR: cấp độ ít nguy cấp Ví dụ:gà lôi trắng, sóc đỏ III.Bảo vệ động vật quý hiếm -Bảo vệ môi trường sống của động vật -Cấm săn bắn, bắt giữ trái phép động vật -Đẩy mạnh chăn nuôi, xây dựng khu dự trữ thiên nhiên 4.4. Củng cốvà luyện tập: - HS đọc phần ghi nhớ. - HS đọc mục em có biết. -Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên 5 động vật quý hiếm? (Phần I) - Các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam? (phần II) -Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? (phần III) 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. -HoÏc bài, trả lời câu hỏi 2 SGK /198 -Đọc mục:Em có biết /198 -Tìm hiểu những động vật quý hiếm, có giá trị kinh tế ở địa phương, biện pháp bảo vệ các động vật quý hiếm ở địa phương hiện nay như thế nào? -Tìm hiểu việc nuôi cá hiện nay ở địa phương (cách chăm sóc, ao nuôi, giống) -Ôn lại kiến thức về lớp cá 5. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docSinh 7 tiet 65.doc