I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Học sinh hệ thống lại được những kiến thức về ưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện thành thạo kỹ năng: ghi nhớ kiến thức
- HS thực hiện kỹ năng: Thảo luận nhóm, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm.
3. Thái độ:
- Thói quen: Tìm tòi, nghiên cứu
- Tính cách: Biện pháp bảo vệ các ĐV có ích
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Câu hỏi, bài tập
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. Xem lại tất cả kiến thức từ đầu HKII đến nay.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
7A4 . .
7A5 . .
7A6.
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Để củng cố lại kiến thức HS và chuẩn bị cho tiết kiểm tra hôm nay chúng ta sẽ ôn tập để hệ thống lại kiến thức.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 54: Ôn tập - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 07/03/2014
Tiết 54 Ngày dạy: 11/03/2014
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Học sinh hệ thống lại được những kiến thức về ưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện thành thạo kỹ năng: ghi nhớ kiến thức
- HS thực hiện kỹ năng: Thảo luận nhóm, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm.
3. Thái độ:
- Thói quen: Tìm tòi, nghiên cứu
- Tính cách: Biện pháp bảo vệ các ĐV có ích
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Câu hỏi, bài tập
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. Xem lại tất cả kiến thức từ đầu HKII đến nay.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
7A4....................................................................................
7A5................................................................................
7A6...............................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Để củng cố lại kiến thức HS và chuẩn bị cho tiết kiểm tra hôm nay chúng ta sẽ ôn tập để hệ thống lại kiến thức.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức, trả lời các câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm trả lời những câu hỏi sau:
Lớp lưỡng cư
Câu 1.Nêu những đặc điểm cấu tạo bên ngoài thích nghi với đời sống ở cạn và ở nước của ếch?
Câu 2.Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi ban đêm?
Câu 3.Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu cho vào lọ đầy ước, đầu chúc xuống dưới. Từ KQ TN rút ra KL gì?
Câu 4.Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.
Lớp bò sát
Câu 5.Nêu vai trò của lớp bò sát
Câu 6.So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch?
Câu 7.Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch?
Lớp Chim
Câu 8.So sánh kiểu bay lượn và bay vỗ cánh?
Câu 9.Nêu đặc điểm cấu tạo của chim cánh cụt thích nghi đời sống bơi lội?
Câu10:Trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu?
Lớp thú
Câu 12: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh?
Câu 13: Phân biệt bộ thú huyệt và bộ thú túi bằng tập tính bú sữa của con sơ sinh?
Câu 14: Trình bày cấu tạo Bộ thú huyệt ?
Câu 15: Trình bày cấu tạo Bộ cá voi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước?
- Gv nhận xét hoạt động của các nhóm.
- Gv bổ sung và chốt lại kiến thức chuẩn.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diệncác nhóm báo cáo kết quả.
Lớp lưỡng cư
Câu 1:
-Thích nghi với đời sống ở cạn: mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. Mắt có mi tai có màng nhĩ. Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt
-Thích nghi ở nước: Đầu dẹp, nhọn, da trần phủ chất nhày và ẩm. Các chi sau có màng bơi, căng giữa các ngón
Câu 2.Vì ếch hô hấp bằng da dễ thấm khí cần môi trường ẩm
- Có nước (gần bờ nước) để đảm bảo sự hô hấp của nó được thuận lợi
- Thức ăn: mối còng vào đêm có nhiều
Câu 3.Ếch không bị chết ngạt, nếu cho vào 1 lọ đấy nước đầu chúc xuống dưới. KL hô hấp qua da
Lớp bò sát
Câu 6.Giống: xương đầu, x cột sống, x chi
Khác
Ếch
Thằn lằn
-Xương đai vai không khớp với cột sống, x đai hông khớp với cột sống
-Cột sống ngắn không có đuôi
- Chỉ có 1 đốt sống cổ
- Chưa có lồng ngực
-Xương đai vai và đai hông đều khớp với cột sống
-Cột sống dài, có nhiều đốt sống đuôi
-Có 8 đốt sống cổ
-1 số x sườn + mỏ ác tạo thành lồng ngực
Câu7:
Cơ quan
Ếch
Thằn lằn
Tim
2 ngăn, 2TN,1TT
2 ngăn, 2TN, 1TT và có vách ngăn hụt
-Phổi
-Thận
-Cấu tạo đơn giản
-Trung thận
-Phức tạp hơn có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh
-Hậu thận có khả năng hấp thu lại nước
Lớp Chim
Câu 8.Bay vỗ cánh: đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
Bay lượn: đập cánh chậm, không liên tục, nhiều lúc chim dang cánh mà không đập
Câu 9:cánh dài, khỏe, có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước, chân ngắn, 4 ngón có màng bơi
Câu 10:-Thân hình thoi
-Chi trước cánh chim
-Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt
-Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng
-Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
-Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng.
-Đầu: nhỏ
Lớp thú
Câu 12: -Đẻ trứng (đa số thụ tinh ngoài), tỉ lệ thụ tinh thấp, phôi không được bảo vệ, tỉ lệ hao hụt cao nhất.
-Noãn thai sinh: thụ tinh trong, phôi được phát triển trong trứng nhờ noãn hoàng, trước khi đẻ trứng nở thành con
-Thai sinh: Phôi lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ qua nhau thai và được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn hơn, con non được nuôi bằng sữa mẹ
Câu 13:
Điểm so sánh
Nhóm thú đẻ trứng:
(Bộ thú huyệt)
Nhóm thú đẻ con:(Bộ thú túi)
Tập tính bú của con sơ sinh
Liếm sữa trên lông thú mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn trong nước.
Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con (bú thụ động).
Câu 14: -Sống ở nước ngọt và ở cạn.
-Chi có màng bơi
-Đi trên cạn và bơi trong nước
-Đẻ trứng con sơ sinh bình thường. Không có vú, chỉ có tuyến sữa
-Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ.
Câu 15: Bộ cá voi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước:
- Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn.
- Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơichèo.
- Chi sau tiêu giảm
- Vây đuôi nằm ngang
- Lớp mỡ dưới da rất dày.
- Răng không có, trên hàm có nhiều tấm sừng lọc nước. Thức ăn: Tôm, cá động vật nhỏ
- Nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe và ghi bài
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Hệ thống hóa lại kiến thức
- Nhận xét ý thức học tập trong giờ ôn tập.
2. Dặn dò:
- Ôn tập để kiểm tra một tiết.
- Tập quan sát các loài Thú trong tự nhiên và phân tích ý nghĩa các đặc điểm của chúng.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
.
.
.
File đính kèm:
- SINH 7TUAN 28TIET 54.doc