1 - MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. HS thấy được sự phân hóa chức năng các bộ phậntrong tế bào của trùng giày. Đó là biểu hiện mầm móng của ĐV đa bào
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
2 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Tranh cấu tạo cơ thể trùng biến hình (Hình 5.1 / Trang 20 / SGK).
- Tranh trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa (Hình 5.2 / Trang 20 / SGK)
- Tranh dinh dưỡng ở trùng giày (Hình 5.3 / Trang 21 / SGK)
- Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi ▼/ Trang 20 - 22 / SGK
Học sinh :
- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK /Trang 20.
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK.
3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
- Trực quan, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra bài cũ :
* Câu hỏi : Trùng roi xanh có cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản và tính hướng sáng như thế nào ? (10đ)
* Trả lời :
- Cấu tạo : Cơ thể là 1 tế bào (0,05mm) hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù có roi dài. Gồm : có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục, các hạt dự trữ, điểm mắt, không bào co bóp (2,5đ)
- Di chuyển : vừa tiến vừa xoay nhờ roi xoáy vào nước (1,5đ)
- Dinh dưỡng : (3đ)
- Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng
- Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào
- Bài tiết nhờ không bào co bóp
- Sinh sản : Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể. (1,5đ)
- Tính hướng sáng : Roi và điểm mắt giúp trùng roi hướng về chỗ có ánh sáng. (1,5đ)
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :5
Ngày dạy :07/09/2010
TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
1 - MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. HS thấy được sự phân hóa chức năng các bộ phậntrong tế bào của trùng giày. Đó là biểu hiện mầm móng của ĐV đa bào
Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ : Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
2 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh cấu tạo cơ thể trùng biến hình (Hình 5.1 / Trang 20 / SGK).
Tranh trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa (Hình 5.2 / Trang 20 / SGK)
Tranh dinh dưỡng ở trùng giày (Hình 5.3 / Trang 21 / SGK)
Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi ▼/ Trang 20 - 22 / SGK
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK /Trang 20.
Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK.
3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Trực quan, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra bài cũ :
* Câu hỏi : Trùng roi xanh có cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản và tính hướng sáng như thế nào ? (10đ)
* Trả lời :
- Cấu tạo : Cơ thể là 1 tế bào (0,05mm) hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù có roi dài. Gồm : có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục, các hạt dự trữ, điểm mắt, không bào co bóp (2,5đ)
- Di chuyển : vừa tiến vừa xoay nhờ roi xoáy vào nước (1,5đ)
- Dinh dưỡng : (3đ)
- Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng
- Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào
- Bài tiết nhờ không bào co bóp
- Sinh sản : Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể. (1,5đ)
- Tính hướng sáng : Roi và điểm mắt giúp trùng roi hướng về chỗ có ánh sáng. (1,5đ)
4.3- Giảng bài mới
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
* Giới thiệu bài:Trùng biến hình là đại diện cĩ cấu tạo và lối sống đơn giản nhất trong động vật nguyên sinh nĩi riêng và giới ĐV nói chung. Trong khi đó trùng giày được coi là 1 trong những ĐVNS có cấu tạo và lối sống phức tạp hơn cả, nhưng dễ quan sát và dễ gặp ngoài thiên nhiên (GV ghi tựa bài)
HĐ1 : Tìm hiểu về trùng biến hình :
MT : Nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình.
? Trùng biến hình là đại diện tiêu biểu của Lớp Trùng chân giả. Qua thông tin SGK, cho biết trùng biến hình sống ở đâu ?
(Ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng, đôi khi chúng nổi lẫn vào lớp váng trên các mặt ao, hồ)
? Trùng biến hình có kích thước là bao nhiêu ?
(Thay đổi từ 0,01mm đến 0,05mm)
- GV yêu cầu HS quan sát H5.1, đọc thông tin dưới hình và ■ / 1-I, trả lời câu hỏi :
? Cơ thể trùng biến hình có cấu tạo như thế nào ?
? Trùng roi di chuyển nhờ vào bộ phận nào ?
(Nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về 1 phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng)
- GV treo tranh H5.2 và bảng phụ ghi câu hỏi▼/ T.20, yêu cầu HS :
▼ Hãy quan sát H5.2, đọc ■ /2. Ghi số thứ tự vào các ô trống theo thứ tự đúng với các hoạt động bắt mồi của trùng biến hình
- Gọi HS lên điền số thứ tự - lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : 2,1,3,4
* GV củng cố kiến thức bằng 1 số câu hỏi :
? Trùng biến hình bắt mồi bằng cơ quan nào ?
? Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào được gọi là gì ?
? Sự trao đổi khí được thực hiện qua bộ phận nào ?
? Chất thải và nước thừa được thải ra ngoài như thế nào ?
(Nước thừa được tập trung về 1 chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài . Chất thải được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể )
? Khi nào trùng biến hình sinh sản và theo hình thức gì ?
(Khi gặp diều kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ, )trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi)
HĐ2 : Tìm hiểu về trùng giày :
MT : Nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày
- GV : Trùng giày là đại diện của Lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận 1 chức năng sống nhất định.
- GV treo tranh H5.3
? Quan sát H5.3 cho biết trùng giày có cấu tạo ra sao ?
- GV treo tranh H5.1- 5.3 và bảng phụ ghi câu hỏi ▼/T.22
▼ Quan sát hình 5.1 và 5.3 , Thảo luận nhóm : trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận :
1. Gồm 2 nhân (lớn và nhỏ), 1 có hình hạt đậu, 1 có hình tròn
2. Có 2 không bào co bóp, có cấu tạo phức tạp, nằm ở vị trí cố định nữa trước và nữa sau.
3. Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng đến hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo 1 quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bả được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể
? Trùng giày có mấy hình thức sinh sản ?
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ / SGK
I- Trùng biến hình :
1. Cấu tạo và di chuyển :
- Cấu tạo : Cơ thể đơn bào có cấu tạo rất đơn giản. Gồm : một khối chất nguyên sinh lỏng, nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp
- Di chuyển : bằng chân giả
2. Dinh dưỡng :
- Bắt mồi bằng chân giả, tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa và dịch tiêu hóa.
- Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
- Bài tiết : không bào co bóp tập trung nước thừa rồi thải ra ngoài. Chất thải được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể
3. Sinh sản :
- Vô tính bằng cách phân đôi
II- Trùng giày :
1. Cấu tạo:
- Cơ thể đơn bào đã phân hóa thành nhiều bộ phận như : nhân lớn, nhân nhỏ, không bào tiêu hóa, không bào co bóp, miệng, hầu, lỗ thoát.
2. Dinh dưỡng :
- Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng đến hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hóa rồi di chuyển trong cơ thể. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bả được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể
3. Sinh sản :
- Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang
- Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp
4.4- Củng cố và luyện tập :
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 22 / SGK
* Trả lời :
1. Sống ởÛ mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng, đôi khi chúng nổi lẫn vào lớp váng trên các mặt ao, hồ. Di chuyển và bắt mồi bằng chân giả. Tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa.
2. Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi. Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng đến hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo 1 quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.Chất bả được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể
3. Trùng giày là 1 tế bào đã phân hóa thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhiệm 1 chức năng riêng
* Câu hỏi nâng cao : Sinh sản phân đôi ở trùng giày khác với trùng roi xanh và trùng biến hình ở đặc điển cơ bản nào ?
* Trả lời :
- Trùng roi : Phân đôi theo chiều dọc
- Trùng biến hình : Phân đôi theo chiều bất kì.
- Trùng giày : Phân đôi theo chiều ngang. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp
4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 22 / SGK
- Chuẩn bị bài: “Trùng kiết lị và trùng sốt rét” / Trang 23 / SGK.
* Kẻ bảng xanh Trang 24 vào bảng nhóm.
* Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK
5- RÚT KINH NGHIỆM :
- Ưu điểm:
- Khuyết điểm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 5.doc