1 –MỤC TIÊU CHƯƠNG:
- Kiến thức:
· Quan sát và nhận biết trùng roi ,trùng giày
· HS nắm được đặc điểm cấu tạo,dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi,trùng biến hình và trùng giày
· HS nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sống kí sinh gây bệnh
· HS nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.Vai trò tích cực của ĐVNS và những tác hại do ĐVNS gây ra
- Kĩ năng :
· Rèn kĩi năng sử dụng mẫu và quan sát,so sánh, phân tích ,tổng hợp ,thu thập kiến thức
· Kĩ năng hoạt động nhóm
- Thái độ: Giáo dục ý thức học tập ,giữ gìn vệ sinh môi trường và cá nhân .Nghiêm túc ,tỉ mỹ, cẩn thận.
2 – MỤC TIÊU BÀI:
- Kiến thức : Nhận biết được nơi sống của 2 đại diện ngành động vật nguyên sinh là Trùng roi và Trùng đế giày, biết cách thu thập và gây nuôi chúng. Quan sát nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, bước đầu phân biệt được hình dạng và cách di chuyển của chúng để làm cơ sở cho các bài học sau
- Kĩ năng : Củng cố kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu dưới kính hiển vi, rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Thái độ : Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
3 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Tranh trùng roi, trùng giày (Hình 3.1-3 / Trang14-15 / SGK).
- Bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ Trang 14-15-16 / SGK.
- Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim nhọn, ống hút, khăn lau
- Mẫu vật : váng cống rãnh, váng ao hồ, bình nước ngâm rơm khô.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 3: Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 3
Ngày dạy:31/08/2010
CHƯƠNG I:NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
THỰC HÀNH : QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
1 –MỤC TIÊU CHƯƠNG:
- Kiến thức:
Quan sát và nhận biết trùng roi ,trùng giày
HS nắm được đặc điểm cấu tạo,dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi,trùng biến hình và trùng giày
HS nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sống kí sinh gây bệnh
HS nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.Vai trò tích cực của ĐVNS và những tác hại do ĐVNS gây ra
- Kĩ năng :
Rèn kĩi năng sử dụng mẫu và quan sát,so sánh, phân tích ,tổng hợp ,thu thập kiến thức
Kĩ năng hoạt động nhóm
- Thái độ: Giáo dục ý thức học tập ,giữ gìn vệ sinh môi trường và cá nhân .Nghiêm túc ,tỉ mỹ, cẩn thận.
2 – MỤC TIÊU BÀI:
Kiến thức : Nhận biết được nơi sống của 2 đại diện ngành động vật nguyên sinh là Trùng roi và Trùng đế giày, biết cách thu thập và gây nuôi chúng. Quan sát nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, bước đầu phân biệt được hình dạng và cách di chuyển của chúng để làm cơ sở cho các bài học sau
Kĩ năng : Củng cố kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu dưới kính hiển vi, rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ : Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
3 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh trùng roi, trùng giày (Hình 3.1-3 / Trang14-15 / SGK).
Bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ Trang 14-15-16 / SGK.
Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim nhọn, ống hút, khăn lau
Mẫu vật : váng cống rãnh, váng ao hồ, bình nước ngâm rơm khô.
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 13.
Sưu tầm tranh, ảnh về trùng roi, trùng giày .
Mẫu vật : váng cống rãnh, váng ao hồ, bình nước ngâm rơm khô - bèo Nhật bản.
Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK
4 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Thực hành, trực quan, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác
5 - TIẾN TRÌNH :
5.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
5.2- Kiểm tra bài cũ :
* Câu hỏi : Phân biệt động vật và thực vật có những đặc điểm nào giống và khác nhau. Nêu đặc điểm chung của động vật (10đ)
* Trả lời :
+ Giống nhau : có cấu tạo từ tế bào, có khả năng sinh trưởng và phát triển. (2,5đ)
+ Khác nhau :
- ĐV : tế bào không có thành xenlulôzơ, dị dưỡng, có cơ quan di chuyển và hệ thần kinh, giác quan. (2,5đ)
- TV : tế bào có thành xenlulôzơ, tự dưỡng, không có cơ quan di chuyển và hệ thần kinh, giác quan. (2,5đ)
+ Đặc điểm chung của ĐV : Có khả năng di chuyển. Có hệ thần kinh và giác quan. Dị dưỡng (2,5đ)
5.3- Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV giới thiệu bài :
ĐVNS là những ĐV cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, xuất hiện sớm nhất trong hành tinh (Đại Nguyên sinh) nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn. Mãi đến thế kỉ XVII, nhờ sáng chế ra kính hiển vi, Lơvehúc (người Hà Lan) là người đầu tiên nhình thấy ĐVNS. Chúng phân bố ở khắp nơi : đất, nước ngọt, nước măn, kể cả trong cơ thể sinh vật khác. Hầu hết ĐVNS không nhìn thấy được bằng mắt thường. Qua kính hiển vi sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao, hồ, là 1 thế giới ĐVNS vô cùng đa dạng (GV ghi tựa bài)
HĐ1 : Quan sát trùng giày :
MT : HS tự quan sát được hình dạng và cách di chuyển trùng giày lấy từ nước ngâm rơm hay cỏ khô.
- GV hướng dẫn các thao tác làm tiêu bản : Dùng ống hút lấy 1 giọt nước ngâm rơm nhỏ lên lam kính, rải vài sợi bông để giảm tốc độ di chuyển của trùng giày rồi soi dưới kính hiển vi, điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ
* Nếu có nhiều kính hiển vi : GV cho HS tự làm tiêu bản (theo hướng dẫn) và quan sát dưới kính hiển vi theo từng nhóm (GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm)
* Nếu có 1 kính hiển vi : GV vừa hướng dẫn vừa làm 1 tiêu bản để HS lần lược quan sát và nắm được cách làm tiêu bản
- GV yêu cầu lấy 1 mẫu khác. Gợi ý HS quan sát trùng giày di chuyển dưới kính hiển vi
- GV treo H3.1 và bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ T.14-15
▼ Dựa vào ■ /1. Quan sát trùng giày dưới kính hiển vi và đối chiếu với H3.1. Thảo luận : Trả lời câu hỏi ▼/ T.14 và đánh dấu (V) vào ô trống ▼/ T.15
- Đại diện nhóm lên trả lời và đánh dấu – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết quả đúng :
* HS xác định được các bào quan các bào quan trên hình vẽ và vẽ được hình sơ đồ cấu tạo trùng giày có chú thích .
* HS dịch chuyển tiêu bản và quan sát được cách di chuyển của trùng giày dưới kính hiển vi.
* Trùng giày có hình dạng : không đối xứng và có hình khối như chiếc giày.
* Trùng giày di chuyển : vừa tiến vừa xoay.
- Từ kết quả trên, GV yêu cầu HS vẽ hình trùng giày có chú thích rõ ràng và tự rút ra kiến thức về nơi sống, hình dạng, cách di chuyển của trùng giày.
HĐ 2 : Quan sát trùng roi :
MT : HS tự quan sát được hình dạng và cách di chuyển của trùng roi
- GV yêu cầu HS lấy mẫu (váng nước xanh, nước nuôi cấy bèo Nhật bản), làm tiêu bản và quan sát tương tự như ở hoạt động 1 (Lưu ý : HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau “nhỏ – lớn” để nhìn rõ mẫu).
- GV gọi đại diện 1 nhóm lên tiến hành theo các thao tác trên.
- GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm .
- GV có thể làm sẵn 1 tiêu bản về trùng roi để HS quan sát nếu không đủ thời gian cho HS tự làm
- GV treo H3.2-3 và bảng phụ ghi câu hỏi T.16, yêu cầu HS
▼ Dựa vào ■ / 2. Quan sát trùng roi dưới kính hiển vi và đối chiếu với H3.2-3. Thảo luận : Đánh dấu (V) vào ô trống ▼/T.16
- Đại diện nhóm lên đánh dấu – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết quả đúng :
* HS xác định trùng roi ở các độ phóng đại khác nhau và vẽ được hình sơ đồ cấu tạo trùng roi có chú thích .
* Trùng roi di chuyển : đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay
* Trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ : màu sắc của các hạt diệp lục.
- Từ kết quả trên, GV yêu cầu HS vẽ hình và tự rút ra kiến thức về nơi sống, hình dạng, cách di chuyển của trùng giày.
I- Quan sát trùng giày
- Nơi sống : váng nước ở cống rãnh, nước ngâm rơm, cỏ khô,
- Hình dạng : không đối xứng và có hình khối như chiếc giày.
- Di chuyển : vừa tiến vừa xoay.
- Vẽ hình :
II- Quan sát trùng roi
- Nơi sống : váng nước ở ao hồ, nước ngâm bèo Nhật bản,
- Hình dạng : có hình lá dài, đầu tù có roi, đuôi nhọn
- Di chuyển : đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay
- Vẽ hình :
5.4- Củng cố và luyện tập :
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch và vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và chú thích
5.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
- Hoàn thành vỡ bài tập và phần thu hoạch.
- Chuẩn bị bài : “Trùng roi” / Trang 17 / SGK.
* Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK.
* Tìm hiểu cấu tạo và di chuyển của trùng roi?
6- RÚT KINH NGHIỆM :
- Ưu điểm:
- Khuyết điểm:
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 3.doc