1 - MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1.1 Kiến thức :Gip HS:
· Hiếu được cấu tạo của sán lá gan đại diện cho giun dẹp thích nghi với kí sinh .Giải thích được vịng đời của sán lá gan.
· Nhận biết được đặc điểm của một số giun dẹp kí sinh khác nhau. Rút ra những đặc điểm chung của ngnh giun dẹp.
· Nắm được đặc điểm cấu tạo ngành giun đũa.
· Nêu được đặc điểm chung của ngành giun trịn.
· Xác định cấu tạo trong của giun đất. Rút ra những đặc điểm tiến hóa hơn ở giun trịn.
· Quan sát và nhận biết cấu tạo ngoài của giun đất.
· Nu đặc điểm chung và vai trị thực tiễn của ngnh giun đốt.
1.2 Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát tranh ,phân tích ,tổng hợp, kĩ năng sử dụng dụng cụ mổ, kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3 Thái độ:
Gio dục ý thức vệ sinh mơi trường ,cơ thể ,bảo vệ động vật cĩ ích.
2-MỤC TIU BI:
2.1 Kiến thức :
HS nhận biết sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp. Hiểu được cấu tạo của sán lá gan đại diện cho giun dẹp nhưng thích nghi với kí sinh. Giải thích được vòng đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng kèm theo thay đổi vật chủ, thích nghi với đời sống kí sinh.
2.2 Kĩ năng :
Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, kĩ năng quan sát, so sánh, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
- 2.3 Thái độ :
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi, phòng chống sán lá gan ở người.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 11, Bài 11: Sán lá gan - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động nhóm.
2.3 Thái độ :
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi, phòng chống sán lá gan ở người.
3. TRỌNG TÂM:
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với vòng đời sống kí sinh
4 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh cấu tạo sán lông (Hình / Trang 40 / SGK).
Tranh cấu tạo sán lá gan (Hình 11.1 / Trang 41/ SGK).
Tranh vòng đời sán lá gan (Hình11.2 / Trang 42 / SGK)
Bảng phụ ghi nội dung và kết quả bảng xanh / Trang 42 / SGK
Bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ Trang 42 / SGK
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 41.
Bảng nhóm kẻ nội dung bảng xanh / Trang 42 / SGK
Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK.
5 - TIẾN TRÌNH :
5.1- Oån định tổ chức :
KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
5.2- Kiểm tra miệng :
* Câu hỏi 1 : Các loài ruột khoang có những đặc diểm chung gì ? Nêu vai trò của ruột khoang đối với tự nhiên và đời sống con người ? (8đ)
* Trả lời :
- Đặc điểm chung : Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. Ruột dạng túi. Dị dưỡng. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. Giữa 2 lớp tế bào là tầng keo. Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai (3đ)
- Vai trò thực tiễn :
+ Ích lợi : (3đ)
- Tạo cảnh quan độc đáo ở đại dương. Có ý nghĩa sinh thái đối với biển : San hô.
- Làm đồ trang trí, trang sức : San hô.
- Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi : San hô.
- Làm thực phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô.
+ Tác hại : (2đ)
- Một số loài gây độc, ngứa cho người : Sứa.
- San hô tạo đá ngầm gây cản trở giao thông đường biển.
*Câu hỏi 2: Sán lá gan sống ở đâu? (2đ)
* Trả lời :
Sán lá gan sống kí sinh ở gan và mật của trâu bò(2đ)
5.3- Giảng bài mới :
GV giới thiệu bài : Trong các ngành giun thì có : ngành giun dẹp, giun tròn và giun đốt.
* Khác với Ruột khoang, Giun dẹp có đối xứng 2 bên và cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng. Chúng gồm : sán lông (sống tự do), sán lá gan và sán dây (sống kí sinh)
(GV ghi bảng : Tên chương và tên ngành)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV treo tranh cấu tạo sán lông
▼ Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thông tin / SGK / Trang 40, trả lời các câu hỏi :
? Sán lông có đời sống như thế nào, thường gặp ở đâu ?
(Sán lông sống tự do, thích ẩn náo ở các khe đá để tìm thức ăn. Thường gặp ở vùng nước ven biển, ít gặp ở các ao hồ )
? Cấu tạo cơ thể sán lông có những đặc điểm gì ?
(Cơ thể hình lá, hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng.Có đầu bằng, 2 bên đầu là thùy khứu giác, ở giữ là 2 mắt đen. Đuôi hơi nhọn. Miệng nằm ở mặt bụng. Tiếp theo miệng là nhánh ruột, chưa có hậu môn
? Sán lôngthích nghi với lối sống bơi lội tự do vậy chúng di chuyển ra sao? Bằng bộ phận nào ?
(Nhờ các lông bơi (do đó có tên là sán lông) sán lông bơi nhẹ nhàng trong nước hay trượt trên giá thể)
* GV giới thiệu tiếp : Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên 1 số bộ phận cơ thể bị tiêu giảm và thêm vào đó 1 số bộ phận lại phát triển (GV ghi tựa bài)
HĐ1 : Tìm hiểu về cấu tạo và các hoạt động sống của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh :
- GV treo tranh cấu tạo cơ thể sán lông và sán lá gan
▼ Qua kiến thức ở phần trên, quan sát tranh, dựa vào ■ / I,II,III. Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng xanh bằng cách : Chọn các cụm từ : bình thường, tiêu giảm, phát triển để điền vào bảng cho thích hợp và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hiện tượng ấy
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : GV treo bảng phụ ghi kết quả bảng xanh
- Từ kết quả bảng xanh và dựa vào các thông tin trên, GV củng cố lại kiến thức bằng 1 số câu hỏi :
? Sán lá gan thích nghi với đời sống như thế nào ?
? Chúng sống kí sinh gây hại gì cho trâu bò ?
(Làm trâu, bò gầy rạc và chậm lớn)
? Cơ thể sán lá gan có cấu tạo như thế nào thích nghi với đời sống kí sinh ?
? Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh, nhưng chúng có khả năng di chuyển không ? (Có)
? Chúng di chuyển được là nhờ vào bộ phận nào ?
(Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán là gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh)
? Trùng roi có kiểu dinh dưỡng như thế nào ?
(Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh (vật chủ) đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏvừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Chưa có hậu môn)
? Cấu tạo cơ quan sinh dục của sán lá gan có đặc điểm gì ? Đơn tính hay lưỡng tính ?
HĐ 2 : Tìm hiểu về vòng đời của sán lá gan
* GV treo tranh H-11.2 và giới thiệu sơ đồ vềø vòng đời, đặc điểm của 1 số giai đoạn ấu trùng :
1- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (4000 trứng / ngày), trứng theo phân ra ngoài.
2- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
3- Aáu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng
4- Sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi.
5- Aáu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
6- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan. Chúng kí sinh ở mật và ruột trâu bò rồi đẻ nhiều trứng.
▼ Dựa vào thông tin trên. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống :▼/ 2-III
- Đại diện nhóm lên trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận :
* Trứng không đủ điều kiện nở thành ấu trùng để bơi vào kí sinh trong cơ thể ốc.
* Aáu trùng sẽ chết
* Aáu trùng có đuôi sẽ không tiếp tục phát triển nữa
* Kén sán hỏng sẽ không phát triển nở thành sán được
- Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống vì trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ
- GV củng cố lại kiến thức : gọi HS dựa vào H-11.2 nhắc lại vòng đời của sán lá gan trãi qua các giai đoạn nào ?
? Muốn tiêu diệt sán lá gan ta phải làm thế nào ?
(Diệt ốc, xử lý phân để diệt trứng, xử lý rau để diệt kén)
I- Nơi sống, cấu tạo và di chuyển :
1. Nơi sống : Kí sinh ở gan và mật trâu, bò
2. Cấu tạo : Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm. Có đối xứng 2 bên. Mắt, lông bơi tiêu giảm. Các giác bám phát triển. Cơ quan tiêu hóa (ruột phân nhánh) và sinh dục phát triển.
3. Di chuyển : chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển
II- Dinh dưỡng :
- Miệng hút chất dinh dưỡng từ vật chủ đưa vào 2 nhánh ruột phân nhánh vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Chưa có hậu môn
III- Sinh sản :
1. Cơ quan sinh dục :
- Cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằn chịt.
- Lưỡng tính gồm 2 bộ phận : cơ quan sinh dục đực, cái và tuyến noãn hoàng
2. Vòng đời :
Đe û
Sán lá gan Trứng
trưởng thành (trâu, bò)
(ruột trâu, bò) Theo
phân
Trứng
Kén (môi trường)
(cây cỏ) gặp nước nở
Aáu trùng có lông
Rụng Chui ốc
đuôi vào ruộng
Aáu trùng Sinh Aáu trùng
có đuôi sản (Oác)
(cỏ, bèo)
5.4- Câu hỏi, bài tập củng cố :
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 43 / SGK
* Trả lời :
1. Cấu tạo :
- Sán lá gan có 2 giác bám phát triển giúp chúng bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh (vật chủ) đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏvừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
- Cơ quan tiêu hóa (ruột phân nhánh) và sinh dục phát triển giúp chúng tồn tại, thích nghi tốt với việc phát tán và duy trì nòi giống.
- Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán là gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh
2. Vì :
- Nước ta ở vùng nhiệt đới mưa nhiều tạo điều kiện cho trứng sán nở thành ấu trùng.
- Đồng ruộng ở nước ta có nhiều loài ốc là vật chủ trung gian thích ứng cho sự phát triển của ấu trùng.
- Trâu bò nước ta phần lớn là ăn cây cỏ mọc hoang và uống nước ao, ruộng tất cả đều không qua xử lý, nên vòng đời của sán lá gan luôn d8ủ điều kiện phát triển và lan truyền
3. Vòng đời của sán lá gan :
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (4000 trứng / ngày), trứng theo phân ra ngoài.
- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Aáu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng
- Sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi.
- Aáu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ
cứng, trở thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan. Chúng kí sinh ở mật và ruột trâu bò rồi đẻ nhiều trứng.
5.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 43
- Chuẩn bị bài: “Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp” / Trang 20 / SGK.
?Tìm hiểu giun dẹp sống ở đâu? Cách phòng chống?
6- RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:
- Phương pháp:
.
- Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 11.doc