Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 44+45 - Đinh Thị Hồng Phương

 

1.Mục tiêu:

 a.Kiến thức:

- HS nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ.Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi để thích nghi được với đời sống.

- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi.

 b.Kỹ năng :

 - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

 - Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và hệ thống hoá kiến thức.

 c.Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ thiên nhiên.

2.Chuẩn bị:

 a.Giáo viên:

 Tranh phóng to hình 36.2, tranh 1 số loại cây sống ở vùng ngập mặn.

 Vật thật : cây bèo tây sống ở môi trường cạn và môi trường nước.

 Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.

 b.Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Tổng kết về cây có hoa (tiếp theo)”

 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 119,120,121

 Sưu tầm một số tranh ảnh về các loài cây sống ở nhiều môi trường khác nhau.

3.Phương pháp: giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.

4.Tiến trình:

 a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1)

 b.Kiểm tra bài cũ : (4)

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 44+45 - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tạo chung của tế bào thực vật. 5. Rút kinh nghiệm: SGK: GV: HS: CHƯƠNG VIII - CÁC NHÓM THỰC VẬT * MỤC TIÊU CHƯƠNG 1.Kiến thức - Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp. - Tập nhận biết một số tảo thường gặp. - Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo. - Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa. - Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu. - Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ, thông. - Biết cách nhận dạng một cây dương xỉ. - Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá. - Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa, giữa cây hạt trần và cây có hoa. - Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được giấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần. - Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây hạt kín. 2.Kỹ năng - Rèn được kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, thực hành. - Rèn kỹ năng hoạt động độc lập và thảo luận nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục HS ý thức bảo vệ thực vật. - Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên. Tiết : 45 Ngày dạy : TẢO 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: - Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp. Tập nhận biết một số tảo thường gặp. - Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo b.Kỹ năng : - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. - Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức. c.Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ thực vật. 2.Chuẩn bị: a.Giáo viên: Tranh phóng to hai loại tảo xoắn và rong mơ. (Hình 37.2 sgk/123) Tranh vẽ một số loại tảo khác (Vd: các hình 37.4 sgk/ 124). Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. b.Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Tảo” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 123,124,125 Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại tảo . Xem lại kiến thức của cấu tạo chung của tế bào thực vật. 3.Phương pháp: giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ. 4.Tiến trình: a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’) b.Kiểm tra bài cũ : (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm HS:Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào? *Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì?Cho 1 vài vd? HS: Mục 1 phần II. * Mục 3 phần II. 5 5 c. Giảng bài mới: (35’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài: Trên mặt nước ao, hồ thường có màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn, sống ở nước ngọt hoặc nước mặn. HĐ1: Tìm hiểu về các cấu tạo của tảo (15’) MT: Thấy được tảo xoắn có cấu tạo đơn giản là 1 sợi gồm nhiều tế bào. - Nắm được đặc điểm bên ngoài của rong mơ. GV: giới thiệu cho HS về các mẫu tảo xoắn và nơi sống của nó; Hướng dẫn HS quan sát 1 sợi tảo phóng to trên tranh. Yêu cầu HS thảo luận nhóm (2’) trả lời các câu hỏi. ?Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào? (là 1 sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật) ?Vì sao tảo xoắn có màu lục? (do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa diệp lục) ?Tảo xoắn sinh sản bằng cách nào? (sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp) HS: nghiên cứu thông tin sgk/123, thảo luận trong (2’) lần lượt đại diện các nhóm1,2,4 trả lời kết quả thảo luận, HS các nhóm nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm. GV: nhận xét, sửa chữa, hoàn chỉnh kiến thức cho HS. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn? HS: tự rút ra kết luận bài dưới sự hướng dẫn của GV. GV: giới thiệu cho HS về các mẫu rong mơ và môi trường sống của rong mơ. Hướng dẫn HS quan sát 1 sợi rong mơ phóng to trên tranh. Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) trả lời các câu hỏi: ?Rong mơ có cấu tạo như thế nào?(giống cành cây, được cấu tạo bởi nhiều tế bào) ?So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây đậu? ?Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng? (giống:hình dạng giống cành cây, cấu tạo bằng đa bào. Khác: chưa có rễ, thân, lá thật sự, có phao nổi) ?Vì sao rong mơ có màu nâu?(sgk/124) GV:treo bảngï kẻ so sánh rong mơ và cây đậu, giúp HS dễ dàng thực hiện hơn. Thân Lá Rễ Hoa Quả Đậu + + + + + R.mơ Giống thân Giống lá Giá bám 0 Giống quả (phao nổi) HS: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3’), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Rút ra đặc điểm về rong mơ. GV:hướng dẫn HS rút ra kết luận chung từ 2 mục trên. HS:tổng hợp kiến thức từ 2 mục trên và tự hoàn thiện kiến thức. HĐ2: Làm quen một vài tảo khác thường gặp (10’) MT: HS tìm hiểu được các đặc điểm của một vài loại tảo thường gặp. GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục * để thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3’) ?Rút ra nhận xét gì về hình dạng của tảo các loại ? ( tảo tiểu cầu hình tròn, tảo silic hình que, sgk/124) ?Có nhận xét gì về tảo nói chung? (Tảo là TV bậc thấp, có 1 hay nhiều tế bào, chưa có rễ, thân, lá thật sự) HS: nghiên cứu thông tin sgk và những hiểu biết đã được học để trả lời các câu hỏi, thảo luận trao đổi nhóm (4’) , đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung, trao đổi đáp án và sửa chữa, bổ sung cho nhau. GV: hướng dẫn HS trao đổi thống nhất trên cơ sở khoa học để giúp HS hoàn thiện kiến thức. HS: tự rút ra kết luận của bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên mở rộng thêm: Những cây sống ở đồi trọc thì rễ thường lan toả rộng và do có nhiều ánh sáng nên thân phân rất nhiều cành. HĐ3: Tìm hiểu về vai trò của tảo (10’) MT: HS nắm được vai trò chung của tảo trong nước. GV: yêu cầu HS đọc thông tin sgk/124, nghiên cứu thông tin sgk để thảo luận nhóm từng đôi trả lời các câu hỏi:(4’) ?Tảo sống ở nước có lợi gì?(khi QH thải ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật; là thức ăn của cá và các động vật dưới nước) ?Với đời sống của con người thì tảo có vai trò gì? (làm thức ăn cho người và gia súc, dùng làm phân bón, làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm) ?Khi nào tảo có thể gây hại?(tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng “nước nở hoa”, khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá, tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây lúa làm lúa khó đẻ nhánh) HS: đọc và nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm (4’) trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận chung về vai trò của tảo trong tự nhiên. 1. CẤU TẠO CỦA TẢO a.Quan sát tảo xoắn - Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật có chứa hạt diệp lục. - Tảo xoắn sinh sản bằng cách tiếp hợp và sinh sản sinh dưỡng. b.Quan sát rong mơ. - Hình dạng giống cành cây, chưa có rễ, thân, lá thật sự, có phao nổi.Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu. - Sinh sản bằng 2 cách : sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính. c.Kết luận: - Tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có chất diệp lục, chưa có rễ, thân, lá. 2.Một vài tảo khác thường gặp. - Tảo đơn bào và đa bào sống ở cả nước ngọt và nước mặn. - Tảo đơn bào có : tảo tiểu cầu, tảo silic. - Tảo đa bào có : tảo vòng, rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hươu, . . . * Tảo là thực vật bậc thấp, có 1 hay nhiều tế bào, chưa có rễ, thân, lá thật sự, sống được ở cả nước ngọt và nước mặn. 3.Vai trò của tảo - Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở dưới nước. - Một số loại tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc, . . . Vd: rau diếp biển, rau câu, . . . - Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp tảo gây hại như : tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng “nước nở hoa”, khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá, tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây lúa làm lúa khó đẻ nhánh. d. Củng cố và luyện tập: (3’) Câu hỏi2/125 :vì rong mơ chưa có rễ, thân, lá thật sự. Treo bảng phụ ghi nội dung bài luyện tập: 1.Cơ thể của tảo có cấu tạo : a.Tất cả đều là đơn bào. b.Tất cả đều là đa bào (c)Có dạng đơn bào và đa bào 2.Tảo là TV bậc thấp vì : a.Cơ thể có cấu tạo đơn bào b.Sống ở nước (c)Chưa có rễ, thân, lá e. Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’) * Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk / 125 vào vở bài tập. Đọc mục “Em có biết” sgk/ 125 * Bài mới : Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Rêu - cây rêu” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 126,127. Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại rêu. 5. Rút kinh nghiệm: SGK: GV: HS:

File đính kèm:

  • docSinh 6 tiet 4445.doc
Giáo án liên quan