Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 35 + 36 - Đinh Thị Hồng Phương

1.Mục tiêu:

a. Kiến thức :

- Phát biểu được khái niệm thụ phấn.

- Nêu được những đặc điểm chính của hoa thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.

- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ

b.Kỹ năng:

- Rèn luyện và củng cố các kỹ năng:

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Kỹ năng quan sát các mẫu vật, tranh vẽ

- Kỹ năng sử dụng các thao tác tư duy.

c.Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.

2.Chuẩn bị:

 a.Giáo viên:

 - Mẫu vật thật : một số loại hoa : dâm bụt, bưởi, hoa mướp, hoa bí,

 - Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

 - Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ.

 b.Học sinh :

 - Mẫu thật như hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa mướp, hoa bí, . . .

 - Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Thụ phấn”

 - Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài.

 3. Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.

 4.Tiến trình:

 a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1)

 b.Kiểm tra bài cũ : (5)

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 35 + 36 - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động vật, sâu bọ, người) GV: giúp HS dựa vào câu trả lời để đưa ra kết luận. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. (15’) MT: HS nhận biết được các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. GV: yêu cầu HS hoạt động độc lập : nghiên cứu thông tin SGK và trả lời 4 câu hỏi.Đồng thời cho HS xem thêm 1 số tranh ảnh của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. ?Hoa có đặc điểm gì để hấp dẫn sâu bọ? (hương thơm, màu sắc sặc sỡ) ?Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa? (tràng hoa có đĩa mật nằm sâu ở đáy hoa, cánh hoa dạng ống) ?Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác?(hạt phấn có gai hoặc chất dính, nhẹ) ?Nhuỵ hoa có đặc điểm gì khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhuỵ? (có chất dính) ?Hãy tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?(ghi nhớ sgk/100) HS: nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi, thảo luận trao đổi nhóm (5’) , đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung, trao đổi đáp án và sửa chữa, bổ sung cho nhau. GV nhấn mạnh các đặc điểm chính cảu hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. GV: chốt lại kiến thức đúng, giúp HS hoàn thành kiến thức. * Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa. 1. HOA TỰ THỤ PHẤN VÀ HOA GIAO PHẤN a. Hoa tự thụ phấn - Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó. - Là hoa lưỡng tính - Có cả nhị và nhuỵ chín đồng thời. b. Hoa giao phấn - Là hiện tượng hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của hoa khác. - Là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ chín không đồng thời. - Hoa giao phấn thực hiện được nhờ các yếu tố : Sâu bọ, gió, người, 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA THỤ PHẤN NHỜ SÂU BỌ - Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm. - Có đĩa mật nằm ở đáy hoa. - Hạt phấn nhẹ, có gai hoặc có chất dính. - Đầu nhuỵ có chất dính. d. Củng cố và luyện tập: (2’) Câu hỏi1/100 Thụ phấn là gì ? (Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa) Câu hỏi2/100 (phần 1) Câu hỏi3/100 (phần 2, VD: hoa huỳnh, hoa loa kèn) Câu hỏi4/100 hoa thường màu trắng, có mùi rất thơm và có thể toả đi rất xa. e. Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’) * Bài cũ : Học bài và làm bài tập sgk / 100 vào vở bài tập. * Bài mới : Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Thụ phấn (tiếp theo)” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài. Chuẩn bị : mỗi nhóm làm thử thí ngiệm như hình 30.5 sgk/101 Kẻ bảng sgk/ 102 vào vở bài tập và xem lại kiến thức về các loại hoa và bài thụ phấn. Rút kinh nghiệm: SGK: GV: HS: Tiết : 36 Ngày dạy : THỤ PHẤN ( Tiếp theo ) 1.Mục tiêu: a. Kiến thức : - Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió. - Phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Nêu được 1 số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. b.Kỹ năng: Rèn luyện và củng cố các kỹ năng: - Làm việc độc lập và làm việc hoạt động theo nhóm. - Kỹ năng quan sát các mẫu vật, tranh vẽ - Kỹ năng sử dụng các thao tác tư duy, tổng hợp kiến thức từ hình vẽ, mẫu vật. c.Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu và bảo vệ thiên nhiên, yêu thích học tập bộ môn và vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây trồng. 2.Chuẩn bị: a.Giáo viên: - Mẫu vật thật : cây ngô có hoa, hoa bí đỏ. - Dụng cụ thụ phấn cho hoa. - Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ gió như hoa ngô, hoa phi lao,... b.Học sinh : - Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Thụ phấn (tiếp theo)” - Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài. - Chuẩn bị : mỗi nhóm làm thử thí ngiệm như hình 30.5 sgk/101 - Kẻ bảng sgk/ 102 vào vở bài tập và xem lại kiến thức về các loại hoa và bài thụ phấn. 3. Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ và thực hành. 4.Tiến trình: a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’) b.Kiểm tra bài cũ : (5’) Câu hỏi Trả lời Điểm HS1:Thụ phấn là gì ? * Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn điểm nào? HS2: Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? * Những hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ? HS1: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa. * Phần 1 HS2: Phần 2 * Hoa thường màu trắng, có mùi rất thơm và có thể toả đi rất xa. 2 8 7 3 c. Giảng bài mới: (35’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài: Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ thì hoa còn được thụ phấn nhờ con người và nhờ gió. HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió (15’) MT: Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió. GV: hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và hình 30.3, 30.4 , yêu cầu HS thảo luận nhóm nghiên cứu thông tin sgk, quan sát các bộ phận của hoa và so sánh đối chiếu giữa mẫu vật thật với tranh ảnh và trả lời các câu hỏi (3’). ?Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái ?(hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới) ?Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió? (hoa đực có thể phát tán được hạt phấn nhiều và dễ dàng hơn, hoa cái hứng được nhiều hạt phấn hơn) HS: nghiên cứu thông tin và tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên và sgk .Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét bổ sung. Cả lớp trao đổi kết quả với nhau. GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, làm phiếu học tập và trả lời câu hỏi: So sành sự khác nhau gioữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ với hoa thụ phấn nhờ gió? ( hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có hương thơm, màusắc sặc sỡ, hạt phấn và đầu nghuỵ có chất dính, hoa thụ phấn nhờ gió có chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhỏ, nhẹ) HS: hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi, các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau. GV: tổng hợp kiến thức và đưa ra đáp án đúng. Đặc điểm của hoa Tác dụng Hoa thường tập trung ở ngọn cây. Bao hoa thường tiêu giảm. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ. Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông dính. Phát tán hạt phấn bay xa. Giúp dễ dàng phát tán hạt phấn. Giúp dễ dàng phát tán hạt phấn. Giúp phát tán hạt phấn bay xa. Hứng được hạt phấn dễ dàng hơn. HS: tiến hành đưa ra kết luận bài thông qua hướng dẫn của giáo viên. HĐ2: Tìm hiểu các ứng dụng kiến thức về thụ phấn. (20’) MT: HS nhận biết được các đặc điểm của hoa thụ phấn và vận dụng kiến thức vào thụ phấn cho cây trồng. GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm : nghiên cứu thông tin SGK và trả lời 3 câu hỏi.Đồng thời cho HS quan sát tranh ảnh của 1 số hoa thụ phấn. ?Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của co người đối với cây trồng? (nuôi ong, bướm trong vườn hoặc tự thụ phấn) ?Khi nào hoa cần sự thụ phấn bổ sung? (khi hoa gặp thời tiết xấu như : mưa gió, bão lụt) ?Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn? (nuôi ong, bướm trong vườn hoặc tự thụ phấn) HS: nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi, thảo luận trao đổi nhóm (4’) , đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung, trao đổi đáp án và sửa chữa, bổ sung cho nhau. GV chốt lại các ứng dụng về sự thụ phấn cho hoa nhằm: Tăng sản lượng quả và hạt. Tạo ra những giống lai mới. GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết ? (khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn ) 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA THỤ PHẤN NHỜ GIÓ - Hoa thường tập trung ở ngọn cây. - Bao hoa thường tiêu giảm. - Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. - Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ. - Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông dính. 2. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ THỤ PHẤN - Khi thụ phấn tự nhiên của cây trồng gặp khó khăn, con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo ra những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao bằng cách tự thụ phấn trực tiếp hoặc nuôi ong trong các vườn cây. d. Củng cố và luyện tập: (2’) Câu hỏi1/102 : Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì ? (phần 1) Câu hỏi2/102 : Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ con người là cần thiết? (phần 2) Câu hỏi3/102 : Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì? (thụ phấn thêm cho cây trồng nhằm làm tăng sản lượng cho cây trồng và đảm bảo cho việc thụ phấn của hoa) Bài tập /102 : hướng dẫn HS làm ở nhà. e. Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’) * Bài cũ : Học bài và làm bài tập sgk / 102 vào vở bài tập. Đọc mục “Em có biết” sgk/ 102 * Bài mới : Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Thụ tinh, kết hạt và tạo quả” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 103, 104 Vẽ hình 31.0 sgk/ 103 vào vở bài học. 5. Rút kinh nghiệm: SGK: GV: HS:

File đính kèm:

  • docSinh 6 tiet 3536.doc