I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng
- Giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập,bảo vệ chăm sóc thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Tranh phóng to hình 4.1; 4.2 SGK.
Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa quả, hạt.
- HS sưu tầm tranh cây dương xỉ, rau bợ.
III.PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, học hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Khởi động.(6’)
*Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm chung của thực vật?
- Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm và bảo vệ chúng?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày dạy: 27/08/2012(6a,b)
Tiết 3 - Bài 4
CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng
- Giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập,bảo vệ chăm sóc thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Tranh phóng to hình 4.1; 4.2 SGK.
Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa quả, hạt.
- HS sưu tầm tranh cây dương xỉ, rau bợ...
III.PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, học hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Khởi động.(6’)
*Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm chung của thực vật?
- Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm và bảo vệ chúng?
*Bài mới
2.Các hoạt động dạy học.(34’)
Hoạt động 1(17’)
Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
*Mục tiêu:
- HS nắm được các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Phân biệt cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để tìm hiểu các cơ quan của cây cải.
- GV đưa ra câu hỏi sau:
+ Rễ, thân, lá, là.............
+ Hoa, quả, hạt là...............
+ Chức năng của cơ quan sinh sản là.........
+ Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là............
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- GV theo dõi hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý hay hướng dẫn nhóm nào còn chậm...
- GV chữa bài bảng 2 bằng cách gọi HS của các nhóm trình bày.
- GV lưu ý HS cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm?
- GV cho HS đọc mục £ và cho biết: - - Thế nào là thực vật có hoa và không có hoa?
- GV chữa nhanh bằng cách đọc kết quả đúng để HS giơ tay, tìm hiểu số lượng HS đã nắm được bài.
- GV dự kiến một số thắc mắc của HS khi phân biệt cây như: cây thông có quả hạt, hoa hồng, hoa cúc không có quả, cây su hào, bắp cải không có hoa...
- HS quan sát hình 4.1 SGK trang 13, đối chiếu với bảng 1 SGK trang 13 ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải.
+ Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- HS đọc phần trả lời nối tiếp luôn câu hỏi của GV (HS khác có thể bổ sung).
+ Cơ quan sinh dưỡng.
+ Cơ quan sinh sản.
+ Sinh sản để duy trì nòi giống.
+ Nuôi dưỡng cây.
- HS quan sát tranh và mẫu của nhóm chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Kết hợp hình 4.2 SGK trang 14 rồi hoàn thành bảng 2 SGK trang 13.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện của nhóm trình bày ý kiến của mình cùng với giới thiệu mẫu đã phân chia ở trên.
- Các nhóm khác có thể bổ sung, đưa ra ý kiến khác để trao đổi.
- Dựa vào thông tin £ trả lời cách phân biệt thực vật có hoa vớ thực vật không có hoa.
- HS làm nhanh bài tập s SGK trang 14.
Kết luận:
1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
- Thực vật có 2 nhóm: thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Hoạt động 2(17’)
Cây một năm và cây lâu năm
*Mục tiêu: HS phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV viết lên bảng 1 số cây như:
Cây lúa, ngô, mướp gọi là cây một năm.
Cây hồng xiêm, mít, vải gọi là cây lâu năm.
- Tại sao người ta lại nói như vậy?
- GV hướng cho HS chú ý tới việc các thực vật đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong vòng đời.
- GV cho HS kể thêm 1 số cây loại 1 năm và lâu năm.
- HS thảo luận nhóm, ghi lại nội dung ra giấy.
Có thể là: lúa sống ít thời gian, thu hoạch cả cây.
Hồng xiêm cây to, cho nhiều quả....
- HS thảo luận theo hướng cây đó ra quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
Kết luận:
2. Cây một năm và cây lâu năm
- Cây 1 năm ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời.
- Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.
3. Tổng kết- Hướng dẫn học ở nhà.(5’)
* Tổng kết.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, SGK trang 15 hoặc làm bài tập như sách hướng dẫn.
- Gợi ý câu hỏi 3*.
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị 1 số rêu tường.
..
File đính kèm:
- tiet3-s6.doc