Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17 đến 19 - Đinh Thị Hồng Phương

1/ Mục tiêu bài học :

 a/ Kiến thức :

 - Học sinh biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh : nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân, lá nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

 b/ Kỹ năng Rèn cho học sinh các kỹ năng về các thao tác thực hành.

 c/ Thái độ :

 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thực vật.

 2/ Chuẩn bị :

 a/ Giáo viên :

 - Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa : hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ

 - Tranh phóng to hình 17.2 sgk/ 55

 - Kính hiển vi.

 b/ Học sinh :

 - Nghiên cứu kỹ nội dung và các phần thí nghiệm của bài. Dự đoán các câu hỏi thảo luận trong bài.

 - Làm thử thí nghiệm 1 hình 17.1 sgk/ 54 và quan sát kĩ thí nghiệm.

 3/ Phương pháp dạy học : Trực quan, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm.

 4/ Tiến trình :

 a/ On định tổ chức : Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh

 b/ Kiểm tra bài cũ

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17 đến 19 - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cấp chất dinh dưỡng) GV: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, tránh việc tước bỏ vỏ cây hoặc chằng buộc dây thép. Giáo viên giảng thêm về các việc chằng buộc trong trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến cây . I/ VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG HOÀ TAN. - Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. II/ VẬN CHUYỂN CHẤT HỮU CƠ. - Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. d/ Củng cố và luyện tập : Trả lời các câu hỏi trong phần bài tập 1,2 sgk / 56 Câu 1 : ( phần I) Câu 2: ( phần II). Bài tập : Mạch gỗ gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng vận huyển nước và muối khoáng. Mạch rây gồm những tế bào sống, vách mỏng, có chức năng vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. e/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học bài và trả lời câu hỏi số 1,2 sgk / 56 - Tìm hiểu bài “Biến dạng của thân” + Nghiên cứu kỹ nội dung và dự đoán các câu hỏi thảo luận trong bài. + Chuẩn bị mỗi nhóm : 1 củ khoai tây, 1 củ gừng ( hoặc củ nghệ, củ riềng ), 1 củ dong ta ( Củ hoàng tinh ), 1 nhánh cây xương rồng. + Kẻ bảng sgk/ 59 vào vở bài tập. 5/ Rút kinh nghiệm : SGK_____________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ GV_______________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ HS______________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________ Tiết : 19 ÔN TẬP Ngày dạy : 1/ Mục tiêu bài học : a/ Kiến thức : - Học sinh ôn lại những kiến thức đã học về thế giới của thực vật. - So sánh được sự giống và khác nhau về cấu tạo, chức năng giữa rễ và thân. - Nắm rõ hơn về các loại rễ, các loại thân biến dạng cùng những chức năng của chúng. b/ Kỹ năng Rèn cho học sinh các kỹ năng về các thao tác thảo luận nhóm. - Rèn cho học sinh biết phương pháp học bài, biết cách trả lời và làm bài trắc nghiệm c/ Thái độ : - Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong làm bài kiểm tra, có ý thức cao trong việc tự học bài và làm bài. 2/ Chuẩn bị : a/ Giáo viên : - Một số mẫu vật thật : các loại rễ, một số loại thân biến dạng. - Các câu hỏi ôn tập. - Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập. - Mô hình rễ, mô hình thân non. b/ Học sinh : - Nghiên cứu kỹ nội dung các bài từ đầu năm đến nay. Dự đoán các câu hỏi thảo luận trong các bài đã học. - Vở bài tập. 3/ Phương pháp dạy học : Trực quan, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, hỏi đáp, giảng giải. 4/ Tiến trình : a/ Oån định tổ chức : Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh b/ Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp với ôn tập ) c/ Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài : Để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới và để hoàn chỉnh hơn kiến thức mà các em đã học, ở tiết học này cô sẽ giúp cho các em khắc sâu, nhớ lâu hơn và biết các phương pháp học tập để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình học và làm bài. HĐ1: Oân tập các kiến thức đã học bằng các câu hỏi trắc nghiệm. Mục tiêu: HS tự nhớ lại kiến thức đã học thông qua các câu hỏi nhanh bằng trắc nghiệm. GV: treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi trắc nghiệm và hướng dẫn các nhóm cách trả lời trong 1 phút (nhóm 1,3 câu 1,2 ; nhóm 2,4 câu 3,4 ) ?TV sống ở những nơi nào trên trái đất? a. trên cạn,dưới nước, đầm lầy b.Đồi núi, trung du, sa mạc c. Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. d. Cả a,b,c ?Vỏ cấu tạo gồm : Thịt vỏ, ruột Biểu bì, thịt vỏ, mạch rây Biểu bì, thịt vỏ ?Trụ giữa có chức năng gì ? Dự trữ và tham gia quang hợp Vận chuyển chất hữu cơ, nước, MK và chứa chất dự trữ. Vận chuyển nước, MK và chứa chất dự trữ ?Điểm khác nhau cơ bản giữa TV với các SV khác là gì ? Đa dạng, phong phú. Tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không di chuyển và phản ứng chậm với kích thích của môi trường. Sống ở khắp nơi trên trái đất. HS:các nhóm thảo luận nhanh câu hỏi và hoàn thành kết quả sớm. GV : gọi bất kì 1 học sinh nào đó trong nhóm và chấm điểm cho học sinh đó. GV: treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi trắc nghiệm tiếp theo và hướng dẫn các nhóm cách trả lời trong 1 phút (nhóm 1,4 câu 1,2 ; nhóm 2,3câu 3,4 ) ?Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết cây có hoa và cây không có hoa ? Cây có hoa, cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá Cây có hoa, cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt Cây có hoa là ra hoa kết quả hàng năm ?Tế bào TV gồm những thành phần chủ yếu nào ? Vách tb, chất tb, nhân Màng sinh chất, MK’, lục lạp Vách tb, chất tb, nước Màng sinh chất, không bào, lục lạp Cả a và d ?Mô là gì ? Là nhóm tb có cấu tạo khác nhau cùng thực hiện một chức năng. Là nhóm tb có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. ?Sự lớn lên và phân chia của tb có ý nghĩa gì đối với Thực Vật ? TV duy trì và phát triển nòi giống. TV lớn lên TV to ra TV sinh trưởng và phát triển Cả b và c HS:các nhóm thảo luận nhanh câu hỏi và hoàn thành kết quả sớm. GV : gọi bất kì 1 học sinh nào đó trong nhóm và chấm điểm cho học sinh đó. GV: đọc nhanh các câu hỏi và cho điểm học sinh tại chỗ. HS: trả lời nhanh các câu hỏi của giáo viên. ? Miền hút là miền quan trọng nhất vì : Gồm vỏ và trụ giữa MG & MR vận chuyển các chất Có lông hút thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng. Có ruột chức chất dự trữ. ?Thân dài ra và to ra là do đâu ? Sự lớn lên và phân chia của tế bào. Sự phân chia tb ở mô phân sinh ngọn Sự phân chia tb ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ Chồi ngọn và chồi nách Cả b và c HĐ2: So sánh cấu tạo miền hút của rễ và thân non. Mục tiêu: HS khẳng định được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng MHCR và thân non. GV : Yêu cầu HS nhớ lại các thông tin đã học, so sánh sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng MHCR và thân non. HS: nghiên cứu để trả lời câu hỏi. GV : dùng mô hình yêu cầu HS chỉ lên đó xác định sự giống và khác nhau giữa thân non và MHCR. GV chấm điểm cho HS trả lời đúng. ?Có mấy loại rễ chính ? Nêu đặc điểm nhận biết ? ?Nêu đặc điểm và chức năng của các loại rễ biến dạng ? ?Trình bày đặc điểm cấu tạo của thân non ? ? Trình bày đặc điểm cấu tạo của thân trưởng thành? GV: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, hướng dẫn HS cách học bài và cách làm bài kiểm tra theo 2 phần tự luận và trắc nghiệm. I/ CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM. Câu d Câu c Câu b Câu b Câu b Câu e Câu b Câu d Câu c Câu e II/ SO SÁNH MHCR VỚI THÂN NON VÀ CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN. Miền hút của rễ Thân non Vỏ :biểu bì có lông hút và thịt vỏ Trụ giữa gồm: + Các bó mạch với MR và MG xếp xen kẽ nhau. + Ruột Vỏ : biểu bì và thịt vỏ. Trụ giữa gồm: +Một vòng bó mạch với MR ở ngoài, MG ở trong xếp chồng lên nhau. + Ruột - Rễ cọc có rễ cái to, khoẻ và các rễ con mọc xiên.( Bưởi, cam) - Rễ chùm mọc toả ra từ gốc thân, dài bằng nhau ( hành, lúa, huệ) - Rễ củ: phình to chứa chất dinh dưỡng(cà rốt, củ cải trắng) -Rễ móc: giúp cây bám vào trụ leo lên cao ( trầu, tiêu ) -Rễ thở:mọc ngược lên khỏi mặt đất giúp cây hô hấp (mắm, bần, sú, vẹt) -Giác mút: đâm vào thân cây khác để lấy thức ăn ( tơ hồng, tầm gửi ) -Vỏ: +Biểu bì có 1 lớp tb +Thịt vỏ gồm nhiều lớp tb lớn hơn. -Trụ giữa: +Bó mạch MR ở ngoài, MG ở trong. + Ruột là 1 lớp tb có vách mỏng. -Vỏ gồm :biểu bì, tầng sinh vỏ, thịt vỏ. -Trụ giữa : bó mạch (MR ở ngoài, MG ở trong), tầng sinh trụ nằm giữa MR và MG, ruột. d/ Củng cố và luyện tập : Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh các phần quan trọng cần ghi nhớ trong chương trình mà các em đã học từ đầu năm đến nay. e/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Xem lại kiến thức trọng tâm của tất cả các bài đã học. - Nghiên cứu kĩ cấu tạo, chức năng của từng loại rễ, loại thân, rễ biến dạng, thân biến dạng - Trả lời tất cả các câu hỏi và bài tập sgk trong tất cả các bài. 5/ Rút kinh nghiệm : SGK_____________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ GV_______________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ HS__________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docSinh 6 tiet 1719.doc
Giáo án liên quan