I MỤC TIÊU :Học xong bài này HS cần:
1. Kiến thức :
- Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể
- Nêu được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích so sánh.
- Kĩ năng quan sát kênh hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tiễn.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và biết giúp đỡ người xung quanh
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh vẽ phóng to H 15 sgk
- Bảng phụ tranh câm sơ đồ truyền máu, sơ đồ đông máu
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan ,vấn đáp ,hợp tác nhóm
IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC
A/KHỞI ĐỘNG (6 phút)
1. Ổn địnhtổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
- Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Vai trò của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.?
3. Vào Bài
Mở bài GV: Cơ thể người có từ 4-5 lít máu nếu mất 1/ 3 số máu tính mạng bị đe doạ.Thực tế vết thương nhỏ máu chảy ra khỏi mạch vài phút ( 3-> 4 phút) rồi ngừng hẳn. Đó là do khả năng tự bảo vệ của cơ thể. Khả năng này có được là dođâu.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2012
Ngày giảng:17/10/2012
Tiết 15
ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I MỤC TIÊU :Học xong bài này HS cần:
1. Kiến thức :
- Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể
- Nêu được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích so sánh.
- Kĩ năng quan sát kênh hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tiễn.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và biết giúp đỡ người xung quanh
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh vẽ phóng to H 15 sgk
- Bảng phụ tranh câm sơ đồ truyền máu, sơ đồ đông máu
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan ,vấn đáp ,hợp tác nhóm
IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC
A/KHỞI ĐỘNG (6 phút)
1. Ổn địnhtổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
- Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Vai trò của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.?
3. Vào Bài
Mở bài GV: Cơ thể người có từ 4-5 lít máu nếu mất 1/ 3 số máu tính mạng bị đe doạ.Thực tế vết thương nhỏ máu chảy ra khỏi mạch vài phút ( 3-> 4 phút) rồi ngừng hẳn. Đó là do khả năng tự bảo vệ của cơ thể. Khả năng này có được là dođâu.
Hoạt động 1 ( 20 phút )
SỰ ĐÔNG MÁU
* Mục tiêu : HS Trình bày được khái niệm, cơ chế, ý nghĩa của sự đông máu
* Đồ dùng: Sơ đồ cơ chế đông máu
HĐ của GV và HS
Nội dung
- GV y/c HS n/c thông tin I tr. 48 hoàn thành▼ sgk tr. 48
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
+ Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?
(Nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết thương)
+Thế nào là hiện tượng đông máu ?
- GV treo sơ đồ đông máu
+ Sự đông máu liên quan đến yếu tố nào là chủ yếu ?
( Liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu)
+ Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu ?
Bám vào vết rách và bám vào nhau tạo thành nút tiêủ cầu bịt tạm vết rách
Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thànhkhối máu đông
- Đại diện nhóm HS lên chỉ tranh nêu cơ chế
- GV chốt kiến thức
+ Thế nào là sự đông máu ?
+ HS trình bày
+ Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
- GV việc xác định khả năng đông máu của mỗi người là rất quan trọng. Bệnh nhân máu khó đông phẫu thuật cần tiêm thuốc tăng khả năng đông máu
I. Đông máu
1. Hiện tượng
- Khi bị đứt mạch máu nhỏ, máu chảy một lúc rồi ngừng nhờ cục máu đông bịt kín vết thương
2. Cơ chế
Trong huyết Tương có chất sinh tơ máu và Ca2+ , trong tiểu cầu có enzim. Tiểu cầu vỡ giải phóng en zim , chất sinh tơ máu biến thành tơ máu kết giữ tế bào máu tạo cục máu đông
3. Khái niệm
Đông máu là hiện tượng biến máu loãng trong mạch thành máu cục
4. ý nghĩa
Giúp cơ thể tự bảo vệ tránh mất máu
Hoạt động 2 ( 15 phút )
TÌM HIỂU CÁC NHÓM MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
*Mục tiêu:
- HS nêu được nguyên tắc truyền máu, Các nhóm máu chính của người
*Đồ dùng :Bảng các nhóm máu ,Sơ đồ câm truyền máu
HĐ của GV và HS
Nội dung
Ở người có những nhóm máu nào
+HS 4 nhóm
- Hồng cầu máu người có những loại kháng nguyên nào ?
+ A và B
- Huyết Tương máu người có những loại kháng thể nào ?
+ α và β
- Khi nào xảy ra hiện tượng kết dính hồng cầu ?
- A gặp α
- B gặp β
- GV treo sơ đồ câm
- HS lên hoàn thành sơ đồ truyền máu
- GV y/c HS hoàn thành▼ sgk tr. 49 -> 50
- HS thảo luận nhóm , đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung nêu được :
+ Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? vì sao ?
+ Không. Vì nhóm O có cả α và β gây kết dính hồng cầu
+ Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? vì sao
+ Có Vì không gây kết dính hồng cầu
+ Máu có nhiếm các tác nhân gây bệnh( vi rút viêm gan B, vi rút HIV, ....) có thể đem truyền cho người khác được không ?
+ Không vì sẽ lây nhiễm các bệnhnày cho người được truyền máu
- Nêu các nguyên tắc truyền máu ?
II. Các nguyên tắc truyền máu
1. Các nhóm máu ở người
Nội dung bảng
Nhóm máu
O
A
B
AB
Kháng nguyên
A
B
A và B
Kháng thể
α và β
β
α
A
A
O O AB AB
B
B
2. Các nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu
- Kết luận 2 sgk tr. 50
C/Tổng kết hướng dẫn học ở nhà( 4 phút )
1.Tổng kết
Hãy đánhdấu x vào đầu câu trả lời đúng
1 Tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu
a) Hồng cầu
b) Bạch cầu
c) Tiểu cầu
2. Máu không đông được là do
a) Tơ máu
b) Huyết Tương
c) Bạch cầu
3. Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu A, B, O vì :
a) Nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B
b) Nhóm máu AB huyết Tương không có ỏ và õ
c) Nhóm máu AB ít người có
Đáp án : 1- c, 2- a, 3- a
2.Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài làm bài tập sgk, vở bài tập
- Đọc mục em có biết
Nghiên cứu sự tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
File đính kèm:
- TIET 15- S8.doc