A.Chuẩn bị chung:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
- Hiểu được sự đa dạng, phong phú của thực vật.
2. Kĩ năng: quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên và bảo vệ động vật.
II. Trọng tâm, phương pháp:
1. Trọng tâm: phần 1 & 2
2. PP: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề và dạy theo nhóm
III. Chuẩn bị:
1. GV: - Tranh H3.1 ÒH3.4 SGK
- Bảng phụ ghi nội bảng tr11 SGK
- Tranh ảnh một số khu rừng, vườn cây,
2. HS: sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật.
B. Tiến trình DH:
I. Ổn định tổ chức (1p)
II. Kiểm tra bài cũ (4p)
H: Vật sống và vật không sống khác nhau như thế nào? Cho ví vụ.
II. Giảng bài mới (35p)
1. Mở bài: Thực vật rất đa dạng và phong phú nhưng giữa chúng vẫn có những đặc điểm chung. Vậy, chúng có những đặc điểm gì chungÒbài mới.
2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
99 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Điệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm: Những hoa mọc thành cụm có tác dụng gì đối với hoa?
- Khái quát lại.
- Giảng thêm:
+ Đặc điểm của hoa cúc, hoa vạn thọ...
+ Dấu hiệu nhận biết hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- Liên hệ bảo vệ sự đa dạng của hoa, bảo vệ môi trường.
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/97 + quan sát H 29.2 thảo luận theo bàn nêu được:
+ Có 2 cách xếp.
+ Phân biệt.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- Dựa vào hiểu biết bản thân, HS nêu được: để sâu bọ có thể phát hiện từ xa.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
- Nghe và ghi nhớ.
- Hs tự liên hệ.
@Tiểu kết:
Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, người ta có thể chia hoa làm 2 nhóm:
- hoa mọc đơn độc: hoa ổi, hoa sim,
- hoa mọc thành cụm: hoa cải, hoa huệ,
&
3. Củng cố (4p)
- Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Cho vd 3 loại hoa đơn tính và lưỡng tính?
- Có mấy cách xếp hoa trên cây?
4. Dặn dò (1p)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Ôn bài các bài từ tiết 3-32, chuẩn bị ôn thi HKI.
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 17 Ngày soạn: 08/12/2011.
Ngày dạy: 10/12/2011.
Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. Chuẩn bị chung:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết: hệ thống lại các kiến thức đã học.
Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, vận dụng.
3. Thái độ: rèn tính tự giác, tích cực trong học tập.
II. Trọng tâm, phương pháp.
1. Trọng tâm: chương 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
2. PP: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
III. Chẩn bị:
1. GV: hệ thống câu hỏi theo trọng tậm của chương trình.
2. HS: ôn tập lại các kiến thức đã học.
B. Tiến trình DH
I. Ổn định tổ chức (1p)
II. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong giờ học.
III. Giảng bài mới(39p)
1. Mở bài: Nhằm hệ thống các kiến thức trong chương trình và chuẩn bị cho buổi kiểm tra học kì I.
2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hóa lại các kiến thức từ chương 1 đến chương 6.
1. Nội dung tiết ôn tập (Tiết 19) tuần 10.
2. Các nội dung tiếp theo:
II. Hoạt động 2: Kiến thức trọng tâm:
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức lí thuyết trả lời một số cấu hỏi.
1. Nêu những đặc điểm chung của thực vật? Thực vật nước ta rất phong phú nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm cây và bảo vệ cây.
2.Trình bày cấu tạo của tế bào thực vật.Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa như thế nào đối với thực vật?
3. Phân biệt rễ cọc với rễ chùm. Rễ có mấy miền? Nêu chức năng từng miền.
4. Kể tên những rễ biến dạng và chức năng của chúng.
5. Nêu cấu tạo ngoài của thân. Phân biệt 3 dạng thân đứng: thân đứng, thân leo và thân bò.Cho ví dụ
6. So sánh cấu tạo trong của thân non và thân trưởng thành. Thân to ra do đâu?
7. Nêu đặc điểm cấu tạo trong của lá thích nghi với quang hợp.
8.Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quang hợp. Phân biệt quang hợp với hô hấp.
9.Thế nào là sinh sản sinh dưỡng. Cho ví dụ. Phân biệt sinh sản sinh dưỡng tự nhiên với sinh sản sinh dưỡng do người.
10. Nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận của hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao.
3. Củng cố (2p)
- GV khái quát lại một số vấn đề trọng tâm.
4. Dặn dò (1p).
Yêu cầu HS ôn tập lại toàn bộ nội dung chuẩn bị kiểm tra học kì I
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 18 Ngày soạn: 12/12/2011.
Ngày dạy: 16/12/2011.
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Chuẩn bị chung:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhớ sâu hơn các kiến thức đã học ở các chương.
2. Kỹ năng sống: phân tích, so sánh, khái quát và vận dụng kiến thức.
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây xanh, nghiêm túc làm bài.
II. Chẩn bị:
1. GV: chuẩn bị đề kiểm tra.
2. HS: bút, thước.
B. Tiến trình DH:
I. Ổn định tổ chức (1p)
II. Bài mới:
1. Xây dựng ma trận
Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Mở đầu sinh học (3 tiết)
1 câu
Nêu được đặc điểm chung của TV
5 điểm
5 điểm=100%
Tế bào thực vật (4 tiết)
1 câu
Giải thích được sự lớn lên và phân chia của tế bào.
10 điểm
10 điểm = 100%
Rễ (5 tiết)
1 câu
Nêu được các miền của rễ.
20 điểm
20 điểm=100%
Thân (8 tiết )
2 câu
Nhận biết được các dạng thân.
Hiểu được ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành. Cho ví dụ.
25 điểm
5 điểm=20%
20 điểm=80%
Lá (9 tiết)
3 câu
Nêu được các bộ phận của lá.
Ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá.
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng sự thoát hơi nước qua lá.
35 điểm
5 điểm=14.3%
20 điểm =57.1%
10 điểm=28.6%
Hoa-SinhSản Hữu Tính
(6 tiết )
1 câu
Nêu được các bộ phận của hoa.
5 điểm
5 điểm=100%
Tổng
9 câu
100 điểm
5 câu
40 điểm=40%
3 câu
50 điểm=50%
1 câu
10 điểm=10%
2. Xây dựng đề kiểm tra:
II. Phần trắc nghiệm: (40 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Đặc điểm chung của thực vật:
A. Có khả năng tự dưỡng. B. Không có khả năng di chuyển.
C. Phản ứng chậm với kích thích môi trường
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Hãy điền chú thích vào hình sau về các miền của rễ.
.
...
..
Câu 3: Lá gồm:
A. Cuống lá và phiến lá B. Cuống lá, phiến lá và gân lá.
C. Gân lá và phiến lá D. Cuống lá và gân lá.
Câu 4: Nhóm cây nào sau đây toàn cây thân đứng?
A. Cây dừa, cây chuối, cây mít B. Cây cau, cây rau má, cây cải.
C. Cây mồng tơi, cây keo, cây mận. D. Cây mướp, cây đậu, cây quế.
Câu 5: Hoa gồm các bộ phận chính:
A. Đài, tràng và nhị. B. Đài, tràng và nhụy.
C. Đài, tràng, nhị và nhụy. D. Đài, tràng và đế hoa.
II. Phần tự luận: (60 điểm)
Câu 1: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật? (10 điểm)
Câu 2: Theo em, bấm ngọn tỉa cành có ý nghĩa gì? Hãy lấy ví dụ các loại cây mà em đã bấm ngọn hoặc tỉa cành? (20 điểm).
Câu 3:
a) Sự thoát hơi nước có ý nghĩa gì đối với cây? (20điểm).
b) Tại sao khi thời tiết trời nắng nóng, chúng ta cần tưới nhiều nước cho cây? (10điểm)
&
3. Thu bài
C. Rút kinh nghiệm
Tuần 18 Ngày soạn: 12/12/2011.
Ngày dạy: 17/12/2011.
Tiết 36 - Bài 30: THỤ PHẤN
A.Chuẩn bị chung:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm thụ phấn và những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn.
- Hiểu và phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ
2. Kĩ năng: quan sát, thảo luận nhóm, phân tích và khái quát hoá.
3. Thái độ: Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Trọng tâm - phương pháp:
1. Trọng tâm: phần 1 và 2.
2. PP: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
III. Chẩn bị:
1. GV: + Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa ổi, hoa bí đỏ.
+ Tranh H 30.1; 30.2 sgk.
+ PHT:
Nội dung
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
1. Khái niệm
2. Hoa đơn tính hay lưỡng tính.
3. Thời gian chín của nhị và nhụy(cùng lúc hay không)
4. Điều kiện khác.
2. HS: mang theo mẫu vật.
B. Tiến trình DH:
I. Ổn định tổ chức (1p)
II. Kiểm tra bài cũ (2p) Nhận xét-rút kinh nghiệm baì thi HKI
III. Giảng bài mới (39p)
1. Mở bài: Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn . Vậy, sự thụ phấn là gì và có những cách thụ phấn nào?
2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Khái niệm thụ phấn.
Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thụ phấn.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8p
I. Khái niệm thụ phấn.
- Cho HS nhắc lại kiến thức về các bộ phận của hoa.
- Yêu cầu HS quan sát H 30.1, giới thiệu: Hoa đang thụ phấn.
Vậy, thụ phấn là gì?
- Nhận xét và kết luận.
- 1 vài HS nhắc lại kiến thức.
- Cá nhân quan sát hình, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
@. Tiểu kết:
Thụ phấn là hiện thượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
II. Hoạt động 2: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
Mục tiêu: HS phân biệt được hoa tự thụ phấn với hoa giao phấn.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15p
II. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Chia lớp thành 4 – 8 nhóm, yêu cầu thảo luận hoàn thành PHT
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Khái quát lại bằng bảng kiến thức đúng.
- Liên hệ: Con người có thể thụ phấn cho hoa được không? Nhằm mục đích gì?
- Hoàn chỉnh lại.
- Cá nhân tự thu thập thông tin SGK, hội ý nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS tự rút ra kết luận.
@ Tiểu kết:
Nội dung
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
1. Khái niệm
Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó
Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác
2. Hoa đơn tính hay lưỡng tính.
Lưỡng tính
Đơn tính hoặc lưỡng tính
3. Thời gian chín của nhị và nhụy(cùng lúc hay không)
Chín cùng lúc
Không chín cùng lúc
4. Điều kiện khác.
Nhị cao hơn nhụy
nhờ sâu bọ, gió, con người
III. Hoạt động 3: Đặc điểm của hoa phụ phấn nhờ sâu bọ.
Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15p
III. Đặc điểm của hoa phụ phấn nhờ sâu bọ.
- Cho HS quan sát một số loại hoa.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi mục ∆ sgk tr 100 :
+ Hoa có đặc điểm gì để hấp dẫn sâu bọ?
+ Đĩa mật của hoa nằm ở đâu tại sao?
+ Nhị của hoa có đặc điểm gì kiến sâu bọ đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang hạt phấn sang hoa khác?
- Giảng thêm: Những biến đổi của hoa để thích nghi về cánh hoa, đĩa mật.
- GV hỏi thêm: Những hoa nở về đêm có đặc điểm gì để thu hút sấu bọ?
- Liên hệ bảo vệ môi trường: Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến số lượng các loại sâu bọ có ích. Ví dụ: nuôi ong trong vườn nhãn.
- Cá nhân hội ý theo nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:
+ - Mầu sắc sặc sỡ có hương thơm mật ngọt ( cánh hoa đẹp hoặc có dạng đặc biệt + Đĩa mật thường dưới đáy hoa)
+ Hạt phấn to dính và có gai đầu nhuỵ thường có chất dính.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS tự trả lời.
@ Tiểu kết:
Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có các đặc điểm sau:
+ Màu sắc sặc sỡ
+ Hương thơm mật ngọt
+ Hạt phấn có gai
+ Đầu nhuỵ có chất dính.
&
3. Củng cố (4p)
- Thụ phấn là gì?
- Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
4. Dặn dò (1p)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Làm bài tập trong sách bài tập.
Chuẩn bị hoa ngô, hoa bí ngô, hoa lúa,
C. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao an SInh 6 HK I chuan.doc