Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 29, Bài 26: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Nêu được những cơ sở cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại.

- Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không là loài hay cá thể

- Giải thích được quan niệm tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.

- Phân biệt được tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn của thuyết tiến hoá tổng hợp, nêu được mối quan hệ giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

- Hiểu được sự ảnh hưởng của các nhân tố tiến hoá đến sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể, trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, so sánh và khái quát hoá.

3. Thái độ: nhận biết nguồn gốc chung của các loài.

- Nhận biết nguồn gốc chung của các loài.

- Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hoá của sinh giới hiện nay.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Quan sát tìm tòi

Vấn đáp – Hoạt động thảo luận nhóm

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 29, Bài 26: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 17.02.2014 Bài 26 – Tiết 29: THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nêu được những cơ sở cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại. - Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không là loài hay cá thể - Giải thích được quan niệm tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại. - Phân biệt được tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn của thuyết tiến hoá tổng hợp, nêu được mối quan hệ giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. - Hiểu được sự ảnh hưởng của các nhân tố tiến hoá đến sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể, trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, so sánh và khái quát hoá. 3. Thái độ: nhận biết nguồn gốc chung của các loài. - Nhận biết nguồn gốc chung của các loài. - Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hoá của sinh giới hiện nay. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Quan sát tìm tòi Vấn đáp – Hoạt động thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá GV: Tiến hoá là gì? GV: Thế nào là quá trình tiến hoá nhỏ? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Thế nào là quá trình tiến hoá lớn? Kết quả của quá trình tiến hoá lớn là gì? HS: Thảo luận và trả lời. GV:Về mặt thời gian và quy mô tác động của quá trình tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn khác nhau như thế nào? GV: Ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn là gì? GV: Vì sao đại đa số đột biến là có hại cho sinh vật nhưng lại là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá? GV: Tạo sao biến dị tổ hợp lại được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá? HS: Thảo luận và trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố tiến hoá GV: Thế nào là nhân tố tiến hoá? Có những nhân tố tiến hoá nào? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Chứng minh rằng, đột biến gen là một trong những nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Di nhập gen là gì? Vì sao lại có hiện tượng di nhập gen? GV: Sự di nhập gen được hiểu như thế nào? GV: Sự di nhập gen diễn ra dẫn đến vốn gen trong quần thể biến đổi như thế nào? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Phải chăng môi trường thay đổi làm thay đổi kiểu hình của sinh vật không? GV: Vậy thực ra chọn lọc tự nhiên có vai trò gì? GV: Sự thích nghi của sinh vật là kết quả của quá trình nào? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen trong quần thể có đặc điểm như thế nào? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết? GV: Như vậy kết quả của hiện tượng này là gì? GV: Có thể xem sự giao phối không ngẫu nhiên này là nguyên nhân của sự tiến hoá được không? HS: Thảo luận và trả lời. I. QUAN NIỆM TIẾN HOÁ VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HOÁ 1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn: a. Tiến hoá nhỏ: - Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của QT) - Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô 1 quần thể dưới tác động của nhân tố tiến hoá → biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → xuất hiện sự cách li sinh sản so với quần thể gốc → xuất hiện loài mới. Vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá, kết thúc tiến hoá nhỏ là loài mới xuất hiện. b. Tiến hoá lớn: - Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài → hình thành các bậc phân loại trên loài. - Sự hình thành loài mới cơ thể xem như là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. 2. Nguồn biến dị di truyền của QT - Đột biến (biến dị sơ cấp) → nguồn nguyên liệu sơ cấp. - Qua giao phối → các alen được tổ hợp ngẫu nhiên → biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp). - Ngoài nguồn nguyên liêu trên, nguồn biến dị của quần thể còn được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử của các quần thể khác vào (quá trình di nhập - gen). II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ * Khái niệm: là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của quần thể. Các nhân tố tiến hoá bao gồm: 1. Đột biến và giao phối: Tần số đột biến ở mỗi gen là rất thấp (10-6 -10-4); nhưng số lượng gen trong cá thể sinh vật rất lớn, hơn nữa số cá thể trong quần thể cũng không ít → mỗi thế hệ có rất nhiều alen bị đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp. Qua giao phối → biến dị tổ hợp tạo thành nguồn nguyên liệu thứ cấp. 2. Di - nhập gen: Các quần thể lân cận thường không cách li hoàn toàn với nhau → trao đổi các cá thể hoặc các giao tử (di nhập gen) → làm phong phú (hoặc nghèo đi) vốn gen của quần thể → làm thay đổi tần số alen. 3. Chọn lọc tự nhiên (CLTN): - Tất cả các biến dị xuất hiện trong quần thể, những biến dị nào có lợi cho sinh vật thì được CLTN giữ lại và không có lợi cho sinh vật sẽ bị đào thải. - CLTN trực tiếp tác động lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen theo một hướng xác định. CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới. - CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào việc chọn lọc chống lại alen trội hay alen lặn. 4. Các yếu tố ngẫu nhiên: - Ngay khi không có hiện tượng đột biến hay di - nhập gen, tần số alen của quần thể cũng có thể thay đổi do các yếu tố ngẫu nhiên. - Yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định, đôi khi không tuân theo CLTN. - Thường các yếu tố ngẫu nhiên tác động đến các quần thể có cấu trúc nhỏ, đôi khi cũng tác động đến quần thể có cấu trúc lớn → có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. 5. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết (Giao phối không ngẫu nhiên) - Giao phối cận huyết, tự thụ phấn hoặc giao phối có chọn lọc → mặc dù không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng hợp và giảm dị hợp → làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. 4. Củng cố: Phân biệt tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ? Nêu các nhân tố tiến hoá? nhân tố nào quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới? vì sao? 5. Dặn dò: - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài: Học bài “Quá trình hình thành quần thể thích nghi” Tìm hiểu : loài sinh học là gì? Các cơ chế cách li ?

File đính kèm:

  • docGA tien hoa(1).doc