I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Trình bày được những thí nghiệm của Moocgan trên ruồi giấm.
- Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học.
- Nêu được bản chất của sự sự di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của của hoán vị gen tạo ra tái tổ hợp gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển được kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
* Nội dung trọng tâm của bài Di truyền liên kết không hoàn toàn
II - THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT
Các tranh ảnh đề cập đến sự di truyền liên kết hoàn toàn, không hoàn toàn và bản đồ di truyền.
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học:
Ổn định trật tự, kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
- Câu 1: Nêu các kiểu tác động giữa các gen alen và các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng ?
- Câu 2: Tỉ lệ phân li KH trong các kiểu tác động giữa các gen alen và các gen không alen ? Cho ví dụ.
- Gọi HS nộp các bài tập về nhà để kiển tra, đánh giá và nhận xét kết quả.
3. Dạy bài mới:
a. Mở bài
GV: Dựa vào quy luật PLĐL đưa ra bài tập và gọi một HS lên bảng giải
Pa : F1 hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
AaBb aabb
Xác định KG và KH ở Fb ?
HS: Xác định được kết quả của phép lai:
Fb: KG: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
KH: 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
GV: Đưa ra phép lai phân tích 2 cặp tính trạng tương phản ở ruồi giấm đực F1 và ruồi giấm cái F1 dị hợp 2 cặp gen
VD 1: Pa : ruồi đực F1 thân xám, cánh dài x ruồi cái thân đen, cánh cụt
Fa : 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
VD 2: Pa : ruồi cái F1 thân xám, cánh dài x ruồi đực thân đen, cánh cụt
Fa : 0,415 thân xám, cánh dài:0,415 thân đen, cánh cụt:0,085 thân xám, cánh cụt:0,085 thân đen, cánh dài.
GV: Tại sao kết quả của 3 pháp lai trên lại có sự khác nhau như thế ? Để hiểu rõ vấn đề trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài 14 – DI TRUYỀN LIÊN KẾT
b. Các hoạt động dạy - học
* Hoạt động I: DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 nâng cao - Bản đẹp 3 cột - Nguyễn Văn Nâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết: 14 Bài 14 - DI TRUYỀN KIÊN KẾT
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Trình bày được những thí nghiệm của Moocgan trên ruồi giấm.
Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học.
Nêu được bản chất của sự sự di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
Giải thích được cơ sở tế bào học của của hoán vị gen tạo ra tái tổ hợp gen.
Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết.
Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
Phát triển được kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
* Nội dung trọng tâm của bài Di truyền liên kết không hoàn toàn
II - THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT
Các tranh ảnh đề cập đến sự di truyền liên kết hoàn toàn, không hoàn toàn và bản đồ di truyền.
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định lớp học:
Ổn định trật tự, kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
Câu 1: Nêu các kiểu tác động giữa các gen alen và các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng ?
Câu 2: Tỉ lệ phân li KH trong các kiểu tác động giữa các gen alen và các gen không alen ? Cho ví dụ.
Gọi HS nộp các bài tập về nhà để kiển tra, đánh giá và nhận xét kết quả.
3. Dạy bài mới:
a. Mở bài
GV: Dựa vào quy luật PLĐL đưa ra bài tập và gọi một HS lên bảng giải
Pa : F1 hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
AaBb aabb
Xác định KG và KH ở Fb ?
HS: Xác định được kết quả của phép lai:
Fb: KG: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
KH: 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
GV: Đưa ra phép lai phân tích 2 cặp tính trạng tương phản ở ruồi giấm đực F1 và ruồi giấm cái F1 dị hợp 2 cặp gen
VD 1: Pa : ruồi đực F1 thân xám, cánh dài x ruồi cái thân đen, cánh cụt
Fa : 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
VD 2: Pa : ruồi cái F1 thân xám, cánh dài x ruồi đực thân đen, cánh cụt
Fa : 0,415 thân xám, cánh dài:0,415 thân đen, cánh cụt:0,085 thân xám, cánh cụt:0,085 thân đen, cánh dài.
GV: Tại sao kết quả của 3 pháp lai trên lại có sự khác nhau như thế ? Để hiểu rõ vấn đề trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài 14 – DI TRUYỀN LIÊN KẾT
b. Các hoạt động dạy - học
* Hoạt động I: DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
Cho HS nhắc lại các ý sau:
? Vì sao ruồi giấm là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền ?
Cho HS mô tả lại kết quả thí nghiệm của Moocgen và tự ghi bài vào tập.
? Kết quả trên được giải thích như thế nào ?
Gọi một HS lên bảng viết SĐL
Nhận xét, hoàn chỉnh
? Qua phân tích trên có thể rút ra được nhận xét gì ?
Nhớ lại kiến thức Sinh 9 trả lời:
Ruồi giấm có nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:
- Chu kì sống ngắn (ở 25oC là 10 ngày)
- Các tính trạng biểu hiện rõ ràng; có nhiều biến dị di truyền dễ quan sát.
- Dễ nuôi trong môi trường nhân tạo.
- Bộ NST có số lượng ít (2n = 8); có NST khổng lồ (ở tuyến nước bọt) dễ quan sát
- Thân xám luôn đi chung cánh dài và thân đen luôn đichunh cánh cụt.
- Màu sắc thân và hình dạng cánh liên kết nhau hoàn toàn (B lk hoàn toàn với V; b lk hoàn toàn với v)
Tự viết SĐL (KG và KH)
- Các gen nằm trên 1 NST cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định.
- Các gen nằm trên 1 NST tạo thành một nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài = số NST đơn bội của loài đó; số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
1. Thí nghiệm của Moocgan:
Ở ruồi giấm:
Gen B: thân xám THT gen b: thân đen.
Gen V: cánh dài THT gen b: cánh cụt.
P(TC) : xám, dài x đen, cụt
F1 : 100% xám, dài
Pa : ♀ đen, cụt x ♂ F1 xám, dài
Fa : 1 xám, dài : 1 đen, cụt
2. Giải thích
- Thân xám luôn đi kèm với cánh dài và thân đen luôn đi kém với cánh cụt. Như vậy: tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh di truyền liên kết nhau.
- Trong quá trình phát sinh giao tử ở ruồi đực F1: gen B và V cũng như b và v liên kết hoàn toàn.
SĐL: P(TC) : xám, dài x đen, cụt
BV//BV bv//bv
G(P) : BV/ bv/
F1 : 100% xám, dài
BV//bv
Pa : ♀ đen, cụt x ♂ F1 xám, dài
bv//bv BV//bv
GF 1: bv/ 0,5 BV/ : 0,5 bv
Fa : 1 xám, dài : 1 đen, cụt
BV//bv bv//bv
3. Nhận xét
- Các gen nằm trên một NST phân li cùng với nhau và làm thành một nhóm gen liên kết.
- Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
* Hoạt động II: DI TRUYỀN KIÊN KẾT KHÔNG HOÀN TOÀN
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
Yêu cầu HS xem và phân tích số liệu của thí nghiệm rồi trả lời các lệnh:
? 4 KH ở Fa được hình thành từ mấy kiểu tổ hợp giao tử ?
? Ruồi đực thân đen cánh cụt cho loại giao tử nào ?
? Ruồi cái F1 cho mấy loại giao tử với những tỉ lệ tương ứng như thế nào ?
? Vì sao lại xuất hiện những loại giao tử không do liên kết gen hoàn toàn tạo thành ?
* HVG đã tạo ra BDTH (những KH khác bố mẹ) giống như PLĐL nhưng khác về cơ chế phát sinh.
Yêu cầu HS xem hình 14.1 SGK phóng to treo trên bảng rồi tự giải thích theo hình.
Cơ sở tế bào học của HVG là sự TĐC của cặp NST tương đồng (trong GP ở Sinh học 10).
Nhấn mạnh
TS HVG (khái niệm, mối liên quan với bản đồ di truyền, vì sao tần số HVG không vượt quá 50%).
- Trong quá trình phát sinh giao tử, 2 gen tương ứng trên 1 cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau.
- Khoảng cách giữa 2 gen không alen trên cùng 1 NST càng lớn thì sức liên kết càng nhỏ và TS HVG càng cao.
TS HVG không vượt quá 50 % vì:
+ Các gen trong nhóm liên kết có khuynh hướng liên kết là chủ yếu.
+ Sự TĐC thường diễn ra giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng.
+ Không phải mọi tế bào sinh dục khi giảm phân đều diễn ra TĐC để tạo ra tái tổ hợp gen.
HVG chỉ có giá trị khi tạo ra sự tái tổ hợp gen (chỉ những KG có ít nhất dị hợp về 2 cặp gen thì khi hoán vị giữa các gen alen mới có thể tạo ra sự tái tổ hợp giữa các gen không alen)
? Cách chủ yếu để xác định TS HVG?
? TS HVG phản ánh điều gì ?
Xem và phân tích số liệu
Thảo luân nhóm, báo cáo kết quả:
- 4 KH ở Fa được hình thành từ 4 kiểu tổ hợp giao tử.
- Ruồi đực thân đen cánh cụt cho 1 loại giao tử bv/
- Ruồi cái F1 cho 4 loại giao tử với tỉ lệ: BV/ = bv/ = 0,415 (giao tử kiên kết) ; Bv/ = bV/ = 0,085 (giao tử hoán vị).
- Đã xảy ra sự hoán vị (đổi chổ) giữa các alen V và v nên tạo ra các giao tử Bv/ và bV/.
- PLĐL tỉ lệ KH ở Fa là 1 : 1 : 1 : 1
- HVG tỉ lệ KH ở Fa là 1 : 1 : 1 : 1
Xem hình và tự giải thích.dựa trên kiến thức về GP ở Sinh học 10
Các em còn lại bổ sung, góp ý
Biết được cơ sở TBH của HVG là do sự TĐC của cặp NST tương đồng trong GP
Lắng nghe và ghi nhận thông tin từ GV giải thích.
Biết cách tính TS HVG = Tỉ lệ các loại giao tử mang gen HV
Biết được vì sao TS HVG không vượt quá 50 %
Biết phân biệt được giao tử LK với giao tử HV.
Dựa vào KH của F1 hoặc F2 suy ra KH và KG của P , F1 và giao tử của chúng.
Cách xác định tần số HVG chủ yếu là lai phân tích
Phản ánh khoảng cách phân bố của các gen trên cùng NST
1. Thí nghiệm của Moocgan
P(TC) : xám, dài x đen, cụt
F1 : 1 00% xám, dài
Pa : ♀ F1 xám, dài x ♂ đen, cụt
Fa : 4 KH với các tỉ lệ:
0,415 xám, dài : 0,415 đen, cụt : 0,085 xám, cụt : 0,085 đen dài
* Như vậy: Trong phát sinh giao tử cái đã xảy ra sự HVG (đổi chỗ) giữa các alen V và v dẫn đến xuất hiện thêm 2 loại giao tử hoán vị: Bv/ và bV/ ; Do đó có sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ là thân đen, cánh dài và thân xám, cánh cụt (BDTH)
2. Cơ sở tế bào học của hoán vị gen
Sự TĐC những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng và tổ hợp lại các gen không alen trên NST, do đó làm xuất hiện BDTH.
Tần số HVG được xác định bằng tỉ lệ % các giao tử mang gen hoán vị.
Tần số HVG phản ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST theo tương quan thuận.
* Hoạt động III: BẢN ĐỒ DI TRUYỀN
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
? Bản đồ di truyền là gì ?
? Cách xác lập bản đồ di truyền ?
? Cách xác định số nhóm liên kết của loài ?
? Cách xác định trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trong một nhóm liên kết ?
? Các kí hiệu được dùng trong việc thiết lập bản đồ di truyền ?
Dựa vào thông tin SGK trả lời
Chủ yếu dựa vào TS HVG
Số nhóm liên kết của loài = số NST đơn bội của loài đó (n)
Tiến hành pháp lai phân tích với 3 cặp tính trạng.
- Các nhóm liên kết đánh số theo thứ tự của NST trong bộ đơn bội của loài (số la tinh)
- Các gen trên NST kí hiệu bằng chữ cái của tên các tính trạng (tiếng Anh)
1. Khái niệm
Bản đồ di truyền (bản đồ gen) là sơ đồ phân bố các gen trên các NST của một loài.
2. Cách xác lập
- Xác định số nhóm liên kết của loài.
- Xác định trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trong một nhóm liên kết (trên một NST)
3. Các kí hiệu
(SGK)
* Hoạt động IV: Ý NGHĨA CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
Cho HS đọc thông tin trong SGK và giải thích ý nghĩa của DT liên kết
? Vì sao DTLK hoàn toàn đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng NST ?
? Vì sao HVG làm tăng BDTH ?
? Việc lập bản đồ DT có giá trị gì ?
Đọc thông tin mục IV SGK và tự giải thích
Các gen trên cùng NST có xu hướng liên kết là chủ yếu.
- Do có sự hân li và tổ hợp của các alen trong giảm phân dẫn đến tổ lại các tính trạng của P trong thụ tinh.
Rút ngắn thời gian tạo giống
- Liên kết hoàn toàn đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng quý được quy định bởi các gen trên một NST; do đó, có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
- Hoán vị gen làm tăng số BDTH nên những gen quý trên các NST tương đồng có thể tổ hợp với nhau tạo ra nhóm gen liên kết mới.
- Việc lập bản đồ DT giúp rút ngắn được thời gian tạo giống.
4. Củng cố, hoàn thiện kiến thức
GV cần nhấn mạnh trọng tâm của bài là:
Cơ sở TBH của DTLK hoàn toàn và HVG , Tần số HVG.
Ý nghĩa của di truyền liên kết (lí thuyết và thực tiễn)
IV – CHUẨN BỊ, DẶN DÒ
Ôn tập lí thuyết để trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK
Làm các bài tập 4,5,6 SGK.
Đọc thêm mục “Em có biết”
Đọc trước bài 15 và soạn các lệnh của bài 15 vào tập
File đính kèm:
- giao an.doc