I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học), lấy được ví dụ minh họa về quần thể.
- Trình bày được quá trình hình thành quần thể.
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Lấy được ví dụ minh họa và nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
2. Kỹ năng
- Quan sát khai thác thông tin trên phương tiện kênh hình.
- So sánh, khái quát kiến thức.
- Phát triển năng lực tư duy suy luận.
- Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn, xây dựng được ý thức bảo vệ môn trường.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Khái niệm quần thể sinh vật.
- Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Thanh Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
GVHD : Cô Trương Thị Thanh Mai
SVTH : Nguyễn Thị Ly Ly
Lớp : 10SS
Ngày soạn : 11/12/2013
Ngày dự giờ :
Bài 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học), lấy được ví dụ minh họa về quần thể.
- Trình bày được quá trình hình thành quần thể.
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Lấy được ví dụ minh họa và nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
2. Kỹ năng
- Quan sát khai thác thông tin trên phương tiện kênh hình.
- So sánh, khái quát kiến thức.
- Phát triển năng lực tư duy suy luận.
- Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn, xây dựng được ý thức bảo vệ môn trường.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Khái niệm quần thể sinh vật.
- Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Hỏi đáp tìm tòi.
- Sử dụng phương tiện trực quan tìm tòi.
IV. THIẾT BỊ DẠY – HỌC
- Tranh hình phóng to về quần thể và các mối quan hệ trong quần thể.
V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu.
- Giáo án.
2. Học sinh.
Đọc trước bài 36.
VI. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật.
3. Vào bài mới
* Mở bài:
Kết quả của sự tác động qua lại giữa cá thể với môi trường sống là giữ lại những cá thể có các đặc điểm thích nghi tốt nhất với môi trường. Tuy nhiên, nếu những đặc điểm thích nghi này không được duy trì qua các thế hệ thì theo thời gian loài đó sẽ không tồn tại. Điều kiện bắt buộc và khách quan để loài tồn tại được đó là các cá thể cùng loài phải tập hợp với nhau, tạo nên một tổ chức mới cao hơn mức cá thể. Đó là quần thể. Vậy quần thể là gì? Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay, bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Hoạt động 1: Nghiên cứu về quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm quần thể (theo sinh thái học) và lấy được ví dụ minh họa về quần thể.
- Giải thích được lịch sử hình thành quần thể liên quan đến hình thành quần thể thích nghi.
Thời gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
12 phút
- GV chia lớp thành 8 nhóm và tổ chức cho cả lớp trò chơi ghép tranh về quần thể. Mỗi nhóm có thời gian 5’ để thực hiện yêu cầu của GV. Sau đó GV yêu cầu các nhóm phân loại bức tranh hoàn thành của nhóm mình có phải là quần thể hay không?
+ Bể cá nuôi một loại cá duy nhất.
+ Các con gà trong lồng.
+ Các con cá trong hồ nước.
+ Chim cánh cụt ở Bắc cực.
+ Tập hợp người đi đường.
+ Các cây cọ ở đồi cọ Vĩnh Phúc.
+ Cá rô phi đơn tính trong hồ.
+ Voi ở khu bảo tồn Yokđôn.
- GV theo dõi kết quả của HS trình bày và hỏi đại diện nhóm tại sao lại xếp tranh là quần thể hoặc không phải là quần thể?
- GV nhận xét và phân tích từng bức tranh của HS giúp HS nhận biết những dấu hiệu một quần thể sinh vật về mặt sinh thái học. GV đặt câu hỏi: “Vậy thế nào là quần thể?”
- GV hỏi: “Muốn có được một quần thể sinh vật như ngày hôm nay thì quần thể đấy phải trải qua những giai đoạn chủ yếu nào?”
- GV hỏi: “Dựa vào những yếu tố nào giúp cho những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống để hình thành nên quần thể?”
- GV nhận xét và hệ thống kiến thức thành sơ đồ hóa để HS hiểu được quá trình hình thành của quần thể sẽ liên quan đến thích nghi. Từ đấy giải quyết một vài mâu thuẫn ban đầu về xác định ví dụ thuộc quần thể hay không.
- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV và hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Đại diện HS trình bày lí do xếp tranh là quần thể hoặc không phải quần thể dựa trên kiến thức đã học được từ lớp 9, bài 16 (SH 12).
- HS dựa trên thông tin GV phân tích, kết hợp với nội dụng trong SGK để rút ra kết luận về khái niệm quần thể.
- HS làm việc với SGK và hoàn thành yêu cầu của GV.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- HS tự hoàn thiện kiến thức.
Nội dung 1:
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
1. Khái niệm
Sinh sản
Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
Ổn định
Tồn tại, phát triển
2. Quá trình hình thành quần thể.
Quần thể
Thích nghi
Phát triển
Mối quan hệ sinh thái
Phát tán
Một số
cá thể
Môi trường sống mới
Không thích nghi
Chết
Hoạt động 2: Nghiên cứu về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Mục tiêu:
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
- Lấy được ví dụ minh họa và nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
Thời gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- GV đưa nhiều biểu hiện của các mối quan hệ quần thể sinh vật và yêu cầu HS phân loại thành hai nhóm quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
+ Đàn kiến quần tụ để cùng mang một
miếng mồi.
+ Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông mọc liền nhau.
+ Cây cối mọc lên cao để dành ánh sáng.
+ Chim cánh cụt trống ấp trứng.
+ Dê rừng đực giao đấu với nhau bằng cách húc đầu.
+ Heo rừng ăn thịt một con heo rừng nhỏ hơn.
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức cho HS.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Từng biểu hiện mối quan hệ quần thể sinh vật có ý nghĩa như thế nào đối với quần thể đó?”
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho HS. Lưu ý về hiệu suất nhóm trong mối quan hệ hỗ trợ.
- GV dẫn dắt: “Từ những biểu hiện trên thì em nào trình bày được thế nào là quan hệ hỗ trợ? Thế nào là quan hệ cạnh trạnh?”
- GV hỏi: “Quan hệ hỗ trợ (cạnh tranh) có ý nghĩa như thế nào đến quần thể sinh vật?”
- GV nhận xét và hệ thống kiến thức thành dạng bảng cho HS dễ hiểu.
- HS theo dõi yêu cầu của GV và trả lời theo yêu cầu.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức trong SGK và hiểu biết của mình để giải thích ý nghĩa từng biểu hiện mối quan hệ quần thể sinh vật.
- HS làm việc với SGK để hoàn thành yêu cầu của GV.
Nội dung 2:
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ cạnh tranh
Khái niệm
Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản....
Là mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể tranh giành nhau về nguồn sống (thức ăn, nơi ở, ánh sáng,...) hoặc các con đực tranh giành nhau cơ hội giao phối với con cái.
Biểu hiện
TV
- Hiện tượng sống theo nhóm giúp thực vật tăng khả năng chống chịu với bất lợi của môi trường.
- Các cây thông nhựa liền rễ nhau giúp cây sinh trưởng nhanh và chịu hạn tốt hơn.
- Cạnh tranh dành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật cùng loài.
- Hiện tượng tự tỉa thưa và loại bỏ bớt cây yếu hơn.
ĐV
Tập tính bầy đàn ở ĐV làm tăng hiệu quả săn mồi hay tìm kiếm thức ăn và tăng khả năng sinh sản.
- Ăn thịt đồng loại ở một số loài động vật.
- Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược lại) trong đàn.
Ý nghĩa
Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
Làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS tóm tắt kiến thức.
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm tư liệu về cấu trúc quần thể.
- Đọc trước bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
VII. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn
Trương Thị Thanh Mai
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Sinh viên tập giảng
Nguyễn Thị Ly Ly
File đính kèm:
- Bai 36 Quan the sinh vat.docx