1/ Kiến thức:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản trong chu kì tế bào, đặc biệt là các pha ở kì trung gian.
- Hệ thống hóa các hình thức phân bào & những đặc điểm cơ bản của chúng.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề, năng lực quan sát & phân tích hình vẽ.
- Phát triển tư duy cho HS. Rèn luyện khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm cho HS.
- Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống.
3/ Thái độ:
- Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức các cơ chế sinh học diễn ra ở cấp độ tb.
-
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS: Đọc bài trước ở nhà. Ôn tập kiến thức về các quá trình nguyên phân, giảm phân & thụ tinh đã học ở lớp 9.
1/ Ổn định lớp– Kiểm diện (1).
2/ Kiểm tra bài cũ: Nộp bài báo cáo TN. KT 10 phút (TN).
3/ Tiến trình bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 29, Bài 28: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV:
PHÂN BÀO
TUẦN:15
TIẾT:29
NGÀY SOẠN:7/12/2007
BÀI 28:
CHU KÌ TẾ BÀO & CÁC HÌNH THỨC PHÂN BÀO
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Trình bày được những diễn biến cơ bản trong chu kì tế bào, đặc biệt là các pha ở kì trung gian.
Hệ thống hóa các hình thức phân bào & những đặc điểm cơ bản của chúng.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề, năng lực quan sát & phân tích hình vẽ.
Phát triển tư duy cho HS. Rèn luyện khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm cho HS.
Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống.
3/ Thái độ:
Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức các cơ chế sinh học diễn ra ở cấp độ tb.
- II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài trước ở nhà. Ôn tập kiến thức về các quá trình nguyên phân, giảm phân & thụ tinh đã học ở lớp 9.
III. NỘI DUNG &TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2 / Kiểm tra bài cũ : Nộp bài báo cáo TN. KT 10 phút (TN).
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
HĐ 1: Tìm hiểu KN & đặc điểm chu kì tế bào (15’)
I. SƠ LƯỢC VỀ CHU KÌ TẾ BÀO
1/ KN:
- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp.
- Thời gian của chu kì tb tùy thuộc vào loại tb của cơ thể & tùy loài SV.
- Chu kì tb diễn ra qua các quá trình sinh trưởng, phân chia nhân, phân chia tbc & phân chia tb.
- Chu kì tb gồm 2 thời kì : kì trung gian & nguyên phân (NP).
2/ Đặc điểm :
Kì trung gian gồm 3 pha : G1, S, G2.
* Pha G1:
- Tbc gia tăng, hình thành thêm các bào quan, phân hóa cấu trúc & chức năng tế bào.
- Chuẩn bị tiền chất để tổng hợp ADN.
- Cuối pha G1, tb cần vượt qua điểm kiểm soát R mới đi vào pha S.
* Pha S:
- Sao chép ADN, nhân đôi NST (NST đơn
NST kép).
- Trung tử nhân đôi hình thành thoi phân bào.
- Tổng hợp các đại phân tử, chất giàu NL.
* Pha S2:
- Tiếp tục tổng hợp prô.
- NST ở trạng thái kép.
Sau pha S là quá trình NP.
HĐ 2: Tìm hiểu các hình thức phân bào (ở tb nhân sơ & tb nhân thực) (15’)
II. CÁC HÌNH THỨC PHÂN BÀO
Gồm: Phân đôi & gián phân.
1/ Phân đôi: (Phân chia trực tiếp)
- Hình thức phân bào không tơ ( không có thoi phân bào), là hình thức sinh sản ở tb nhân sơ (VK).
- Diễn biến: ADN nhân đôi, tbc tăng thêm, tạo vách ngăn ngang ở giữa chia tb mẹ thành 2 tb con.
2/ Gián phân: (phân chia gián tiếp)
- Hình thức phân bào có tơ (có hình thành thoi phân bào), có ở tb nhân thực.
- Gián phân gồm:
+ Nguyên phân: Sự phân chia từ 1 tb mẹ thành 2 tb con, số lượng NST ở mỗi tb con giống hệt tb mẹ ban đầu.
+ Giảm phân: Sự phân chia từ 1 tb mẹ thành 4 tb con, số lượng NST ở mỗi tb con giảm đi ½ so với tb mẹ ban đầu.
GV y/c HS quan sát 28.1 & nghiên cứu thông tin SGK trang 91 để nêu KN chu kì tb.
GV nêu VD: Tb phôi sớm phân chia từ 15 – 20 phút/ lần, tb gan 2 lần/năm, tb ruột 2 lần/ ngày, tb thần kinh, tb cơ vân không phân chia sau khi biệt hóa. Từ các VD trên, rút ra được KL gì?
Chu kì tế bào gồm mấy thời kì?
GV y/c HS đọc nội dung 2. Kì trung gian & sơ đồ 28.1/ SGK trang để thảo luận nhóm nêu đặc điểm của chu kì tế bào.
GV cần nhấn mạnh: Khi tb tổng hợp đủ lượng chất cần thiết thì tb mới vượt qua điểm kiểm soát R. Tế bào chỉ có thể phân chia khi nhận tín hiệu từ bên tong hoặc bên ngoài.
Nếu tb bị rối loạn quá trình điều khiển phân bào thì điều gì sẽ xảy ra?
Có những hình thức phân bào nào ở tb nhân sơ & tb nhân thực?
Phân đôi tb ở VK diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
Có nhận xét gì giữa tb con & tb mẹ?
Gián phân có điểm gì khác biệt so với phân đôi tb?
Gián phân gồm mấy kiểu phân bào?
GV y/c HS nhắc lại điểm khác biệt cơ bản giữa NP & GP đã học lớp 9 ( về số lượng tb con & số lượng NST)?
HS quan sát 28.1 & nghiên cứu thông tin SGK trang 91 để nêu KN chu kì tb.
Thời gian của chu kì tb tùy thuộc vào loại tb của cơ thể.
Chu kì tb gồm 2 thời kì : kì trung gian & nguyên phân (NP).
HS đọc nội dung 2. Kì trung gian & sơ đồ 28.1/ SGK trang để thảo luận nhóm nêu đặc điểm của chu kì tế bào.
HS ghi nhận nội dung kiến thức.
Tb không phân chia hoặc phân chia liên tục (khối u ác tính - bệnh ung thư).
Phân đôi (tb nhân sơ) & gián phân (tb nhân thực).
HS quan sát hình vẽ 28.2/ SGK trang 93 để nêu hình thức phân đôi tb ở VK.
Tb con giống hệt tb mẹ ban đầu (do ADN ở tb con được sao chép từ ADN ở tb mẹ).
Gián phân là hình thức phân bào có tơ (có hình thành thoi phân bào).
2 kiểu: NP & GP.
HS trình bày sự khác biệt cơ bản giữa GP & NP.
4/ Củng cố (3’) : Bằng các câu hỏi cuối bài/ SGK trang 94.
5/ Dặn dò:(1’) Học bài cũ. Xem tiếp bài mới. Xem lại kiến thức về nguyên phân đã học ở lớp 9.
File đính kèm:
- GAB28(T29)SH10NC.doc