Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 20: Thực hành Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào

a. Thí nghiệm sự thẩm thấu:

GV chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ trước

Hướng dẫn các em cách thực hiện, cách quan sát

Yêu cầu các em giải thích thí nghiệm.

 

Hỏi: Mức dung dịch đường trong củ khoai lang B thay đổi như thế nào?

Giảng giải: Các tế bào sống tác động như một màng thẩm thấu có chọn lọc. Nước cất có thế năng thẩm thấu cao hơn dung dịch đường chứa trong tế bào củ khoai. Do đó nước chui qua củ khoai vào trong ruột củ khoai bằng cách thẩm thấu làm cho mực nước dung dịch đường nâng cao.

 

Hỏi: Mức dung dịch đường trong củ khoai lang C thay đổi như thế nào?

Giảng giải: Các tế bào của củ khoai lang C đã bị giết chết do đun sôi. Chúng không còn tác động như một màng bán thấm có chọn lọc và hiện tượng thẩm thấu không diễn ra, chúng trở nên thấm một cách tự do. Một lượng dung dịch đường khuếch tán ra môi trường ngoài.Kết quả là mức dung dịch đường trong củ khoai hạ thấp.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 20: Thực hành Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành: THÍ NGHIỆM SỰ THẨM THẤU VÀ TÍNH THẤM CỦA TẾ BÀO Giáo án sinh học lớp 10NC- tiết 20 Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: GV: Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát thấy hiện tượng thẩm thấu để củng cố kiến thức đã học Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm. Trọng tâm: Nghiên cứu sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào một số thực vật. Phương pháp: Trực quan, thực hành thí nghiệm. Chuẩn bị: Nguyên liệu và dụng cụ: (Chuẩn bị theo sách giáo khoa) (GV tự ghi vào) Tiến trình: Ổn định lớp: Chia nhóm theo từng tổ, vì bài này tn cần tiến hành ở nhà, chia theo tổ các em dễ phân công hơn. Hướng dẫn các em thực hiện thí nghiệm: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thí nghiệm sự thẩm thấu: GV chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ trước Hướng dẫn các em cách thực hiện, cách quan sát Yêu cầu các em giải thích thí nghiệm. Hỏi: Mức dung dịch đường trong củ khoai lang B thay đổi như thế nào? Giảng giải: Các tế bào sống tác động như một màng thẩm thấu có chọn lọc. Nước cất có thế năng thẩm thấu cao hơn dung dịch đường chứa trong tế bào củ khoai. Do đó nước chui qua củ khoai vào trong ruột củ khoai bằng cách thẩm thấu làm cho mực nước dung dịch đường nâng cao. Hỏi: Mức dung dịch đường trong củ khoai lang C thay đổi như thế nào? Giảng giải: Các tế bào của củ khoai lang C đã bị giết chết do đun sôi. Chúng không còn tác động như một màng bán thấm có chọn lọc và hiện tượng thẩm thấu không diễn ra, chúng trở nên thấm một cách tự do. Một lượng dung dịch đường khuếch tán ra môi trường ngoài.Kết quả là mức dung dịch đường trong củ khoai hạ thấp. Hỏi: Trong ruột củ khoai C có thấy 1 ít nước không?Từ đó rút ra kết luận gì? ( Khoang ruột của củ khoai A vẫn không có nước. Điều đó chứng tỏ sự thẩm thấu không xảy ra khi không có sự sai khác về nồng độ giữa 2 mặt của các mô sống. Thí nghiệm tính thấm của tế bào sống và chết. GV chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm đầy đủ theo yêu cầu của thí nghiệm, làm thử trước. Hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn cách quan sát Yêu cầu các em khi quan sát xong hãy giải thích hiện tượng: Tại sao phải đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút? ( để giết chết phôi) - Khi quan sát dưới kính hiển vi các lát phôi ta thấy phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ( do bị đun sôi cách thủy) ăn màu thẫm. Sở dĩ như vậy là do tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc, chỉ cho những chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào. - Thí nghiệm chứng tỏ điều gì? Học sinh tiến hành theo nhóm 2 thí nghiệm: Nghiên cứu kỹ trong sách, thảo luận cách làm và phân công chuẩn bị , chọn dụng cụ phù hợp: a. Thí nghiệm sự thẩm thấu: Chuẩn bị nguyên liệu: Củ khoai lang( khoai tây,su hào, cà rốt), đĩa petri, đèn cồn, cốc thủy tinh chịu nhiệt, dao cắt, nước cất, dung dịch đường đậm đặc. Hạt ngô đã ủ 1 ngày, phẩm nhuộm Phẩm nhuộm cacmin inđgô 0,2% hoặc xanh mêtilen Đèn cồn và diêm. Kính hiển vi, kim mũi mác, phiến kính và lá kính, đĩa kính, lưỡi dao cạo. Tiến hành: Làm trước vào 1 tiết trống trong tuần rồi thảo luận trong tiết này. Chú ý làm đúng theo sự hướng dẫn trong SGK trang 69,70 mục 1. ( Tùy đặc điểm mỗi lớp ,gv hướng dẫn các em ) b.Thí nghiệm tính thấm của tế bào sống và chết. Thí nghiệm này cũng phải làm trước vào 1 tiết trống trong tuần rồi thảo luận trong tiết này. Chú ý làm đúng theo sự hướng dẫn trong SGK trang 69,70 mục 1. Dùng kim mũi mác tách phôi từ hạt ngô đã ủ 1 ngày Lấy nửa số phôi cho vào ống nghiệm đun sôi cách thủy trong 5 phút Đem cả phôi đã đun và phôi chưa đun ngâm vào phẩm nhuộm cacmin inđigô hay xanh metilen, khoảng 2 giờ sau rửa sạch dùng dao cắt thành các lát mỏng đưa lên kính , nhỏ nước cất, đậy lá kính rồi quan sát bằng kính hiển vi. Học sinh phải rút ra kết luận: ( Cho các em phát biểu, sau đó giáo viên chốt); - Kết luận: thí nghiệm chứng tỏ rằng phôi sống do màng sinh chất có khả năng thấm chọn lọc nên không nhuộm màu. Còn phôi chết , màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu. Nhận xét giờ thực hành: (Tùy tình hình thực tế ở mỗi lớp) Tinh thần thái độ trong suốt quá trình thực hiện. Kết quả thí nghiệm Dặn dò: ( Các lớp đều phải thực hiện như nhau) Viết bản thu hoạch. Nội dung bản thu hoạch: Tường trình thí nghiệm. Trả lời các câu hỏi cuối bài (trang 70) Chuẩn bị bài 21 trang 71 SGK “ Chuyển hóa năng lượng”.

File đính kèm:

  • doc1 bai 20 thuc hanh thi nghiem su tham thau va tinh tham cua te bao.doc