I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Liệt kê được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nói chung, nấm nói riêng
- Phân biệt được: sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và nhân thực; các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, sinh sản bằng bào tử (vô tính và hữu tính
2. Kỹ năng
- Khả năng đọc và phân tích tài liệu
- Tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
3. Thái độ
- Nghiêm túc và tích cực trong học tập
II. Phương pháp giảng dạy
- Thuyết trình kết hợp với vấn đáp
III. Trọng tâm bài học
- Phân loại các hình thức sinh sản ở vi sinh vật
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục khác nhau ở chỗ nào?
- Nuôi cấy không liên tục có những giai đoạn nào? Đặc điểm của pha lũy thừa?
3. Bài mới
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 39: Sinh sản ở vi sinh vật - Trường THPT Kim Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39: SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
Mục tiêu:
Kiến thức
Liệt kê được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nói chung, nấm nói riêng
Phân biệt được: sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và nhân thực; các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, sinh sản bằng bào tử (vô tính và hữu tính
Kỹ năng
Khả năng đọc và phân tích tài liệu
Tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
Thái độ
Nghiêm túc và tích cực trong học tập
Phương pháp giảng dạy
Thuyết trình kết hợp với vấn đáp
Trọng tâm bài học
Phân loại các hình thức sinh sản ở vi sinh vật
Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp học
Kiểm tra bài cũ
Nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục khác nhau ở chỗ nào?
Nuôi cấy không liên tục có những giai đoạn nào? Đặc điểm của pha lũy thừa?
Bài mới
Mở đầu bài học:
Tại sao khi muối dưa, người ta thường hay cho thêm vào một chút nước dưa cũ?
Trả lời: vì nước dưa cũ có chứa axit lactic và vi khuẩn lên men lactic. Thêm nước dưa vào vừa là để bổ sung vi khuẩn vừa là để giảm pH tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở ] dưa nhanh chua hơn
Vậy quá trình sinh sản của vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói chung diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 39.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Các câu hỏi:
Nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết sinh sản của vi sinh vật được hiểu như thế nào? Nó khác như thế nào với sinh sản ở các sinh vật khác?
Phân chia các vi sinh vật theo cấu trúc nhân? Nêu các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ?
So sánh quá trình phân đôi của vi khuẩn với quá trình nguyên phân đã học ở bài 29?
Tại sao nói phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật?
Yêu cầu học sinh phải trả lời được:
Sinh sản là sự gia tăng về số lượng cá thể vi sinh vật. So với các sinh vật khác thì sinh sản ở VSV diễn ra nhanh hơn nhiều
VSV có thể chia thành hai nhóm: VSV nhân sơ và nhân chuẩn theo cấu trúc nhân. Các hình thức sinh sản của VSV nhân sơ: phân đôi, nảy chồi và tạo thành bào tử
Phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ không có hình thành thoi vô sắc và chia thành các kì như nguyên phân.
Phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của VSV vì ADN của vi khuẩn dạng, vòng trần, và cấu tạo cơ thển đơn giản.
Câu hỏi:
- Dựa vào SGK, liệt kê các hình thức sinh sản của xạ khuẩn?
- trình bày được hình thức sinh sản bằng nảy chồi và sinh sản bằng bào tử xạ khuẩn?
I. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ:
1. Phân đôi:
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
* Mở rộng: GV giới thiệu về một dạng đặc biệt của vi khuẩn đó là nội bào tử.
Nội bào tử chỉ là cấu trúc tạm nghỉ của vi khuẩn khi gặp điều kiện bất lợi chứ không phải là hình thức sinh sản.
Các câu hỏi:
Phân biệt sự phân đôi và nảy chồi ở vi sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn?
Yêu cầu trả lời: trình bày được hai hình thức sinh sản trên, khác với sinh vật nhân sơ ở chỗ, phân đôi ở nấm men là phân bào có tơ; nảy chồi ở nấm men, chồi chỉ nhận sự nuôi dưỡng của mẹ đến khi đầy đủ các thành phần tế bào rồi tự mình sinh trưởng đến khi đạt kích thước trưởng thành.
Câu hỏi:
Nêu đại diện của vi sinh vật nhân chuẩn sinh sản hữu tính?
Dựa vào hình 39.2 và kiến thức SGK tr.132 trình bày về sự hình thành bào tử hữu tính ở nấm men.
Yêu cầu trả lời: học sinh trình bày được các giai đoạn của sinh sản bằng bào tử hữu tính: giảm phân tạo bào tử đơn bội khác nhau về giới tính→ giải phóng bào tử khỏi túi bào tử→ các bào tử khác nhau về giới tính kết hợp với nhau → thể lưỡng bội →nảy chồi tạo cơ thể mới.
(có thể trình bày bằng sơ đồ như hình bên)
Câu hỏi:
Phân biệt các dạng khác nhau của bào tử vô tính và bào tử hữu tính?
Yêu cầu trả lời: học sinh nghiên cứu kỹ SGK và trả lời được các ý chính như cột bên.
II. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực:
Phân đôi và nảy chồi:
Mở rộng: ở nấm men đôi khi tế bào con đã đầy đủ các thành phần nhưng vẫn không tách khỏi mẹ mà cùng với tế bào mẹ phát triển thành tập đoàn.
Sinh sản hữu tính và vô tính:
Mở rộng: - Trong đời sống, con người đã lợi dụng sự sinh sản của VSV sản xuất được những sản phẩm như rau, dưa muối, chế biến nước mắm, tương, rượu bia
Thể quả ở các một số loại nấm lớn được dùng làm thực phẩm, dược liệu.
Củng cố
Giao nhiệm vụ về nhà:
Trả lời các câu hỏi cuối SGK
Chuẩn bị bài mới: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Bảng 1:
VSV nhân sơ
VSV nhân chuẩn
Phân đôi
Đa số vi khuẩn sinh sản bẳng hình thức này.
Tế bào tăng về kích thước.
Tổng hợp mới các enzim, riboxôm, nhân đôi AND
Một vách ngăn hình thành và phát triển tách 2 ADN và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt.
Thành tế bào được hoàn thiện và 2 tế bào con rời nhau ra.
Chỉ một số nấm men sinh sản bằng phân đôi
Nấm men phân đôi theo cơ chế của nguyên phân
Nảy chồi
Ở một số vi khuẩn sống trong nước.
- Tế bào mẹ tạo thành 1 chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một vi khuẩn mới.
Đại đa số nấm men sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
+ Từ tế bào mẹ, mọc ra một chồi, chồi lớn dần nhận đựơc đầy đủ các thành phần của tế bào mẹ.
+ Chồi tách khỏi cơ thể mẹ và hình thành cơ thể độc lập.
Tạo bào tử
Chỉ có ở một số xạ khuẩn
+ Từ tế bào mẹ, mọc ra một chồi, chồi lớn dần nhận đựơc đầy đủ các thành phần của tế bào mẹ.
+ Chồi tách khỏi cơ thể mẹ và hình thành cơ thể độc lập.
*bào tử vô tính
- bào tử trần
- bào tử túi
- bào tử áo
*bào tử hữu tính
- bào tử đảm
- bào tử túi
- bào tử tiếp hợp
- bào tử noãn
File đính kèm:
- bai 39.doc