I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Học xong bài này, học sinh phải:
Nêu được khái niệm “giới”.
Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).
Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật.
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Về thái độ: Ý thức về sự tồn tại song song của sinh vật bậc thấp bên cạnh sinh vật bậc cao là điều tất yếu trong thế giới sống.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to hình 2-SGK; bảng phụ, máy chiếu đa năng và phiếu học tập (ghi các đặc điểm chính của các giới sinh vật) – Có thể chuẩn bị trên máy tính.
HS: Ôn lại phần: Các nhóm thực vật, vi khuẩn, nấm, địa y (Sinh học 6); động vật (Sinh học 7); xem trước phần “Em có biết”.
III. Tiến trình bài giảng:
A. Ổn định lớp: GV bao quát lớp về nề nếp, tình hình vệ sinh, kiểm tra sĩ số lớp.
B. Kiểm tra bài cũ (KTBC): Gọi học sinh lần lượt trả lời
1. Em hiểu như thế nào về các cấp tổ chức của thế giới sống dưới cá thể ?
2. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ bản của thế giới sống ?
3. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì ? Nêu ví dụ minh họa.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Để thuận tiện cho việc nghiên cứu về sinh vật, các nhà khoa học đã sắp xếp các sinh vật vào những nhóm gần nhau tùy theo mục tiêu nghiên cứu làm hình thành ngành phân loại học sinh vật. Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân loại sinh vật nhưng có một hệ thống nổi trội hơn, được đa số các nhà nghiên cứu sử dụng đó là những vấn đề mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Vào bài mới.
50 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình học kì 1 - Lễ Thị Diễm Ái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vic, 4 ATP, 2 NADH
CO2, 2ATP, 6NADH,2 FADH2.
H2O, nhiều ATP.
3. Củng cố: Học sinh đọc phần kết luận SGK.
4. Kiểm tra đánh giá:
Trình bày 3 giai đoạn chính tronghô hấp tế bào đối với glucôzơ; Vẽ lại sơ đồ của 3giai đoạn trên (2 học sinh cùng lúc)
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc bài, hoàn thành các câu hỏi SGK10 – Tr.66.
Đọc mục: “Em có biết”
Chuẩn bị kiến thức đã học: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.
.
Ngày soạn: ./../
Ngày dạy: .. / ../
Tuần:
Tiết:
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh phải:
On lại và củng cố các kiến thức chung về thế giới sống, về các cấp độ tổ chức, về đa dạng các nhóm sinh vật: VSV, thực vật và động vật, về sinh học tế bào, thành phần vô cơ và hữu cơ trong tế bào cũng như các loại liên kết yếu, cấu trúc tế bào và chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào, hô hấp tế bào.
Vẽ được cây phát sinh của các nhóm sinh vật. Vẽ được sơ đồ cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân chuẩn cùng các bào quan và chứng năng của chúng.
Vẽ được sơ đồ so sánh đặc điểm các dạng chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào, sơ đồ so các giai đoạn hô hấp glucôzơ của tế bào.
Nâng cao trách nhiệm bảo vệ đạng dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị các mẫu bảng, các sơ đồ, hệ thống câu hỏi kèm theo mẫu bảng – sơ đồ.
HS: Theo hướng dẫn bài trước.
III. Tiến trình bài giảng:
A. Ổn định lớp: GV bao quát lớp về nề nếp, tình hình vệ sinh, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về các mẫu bảng, sơ đồ theo SGK đã dặn trước.
3. Bài mới:
a. Mở bài: GV có thể nhắc lại một cách hệ thống các kiến thức đã học để học sinh có một bước hình dung và ôn tập một cách dễ dàng hơn.
b. Tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài:
** GV lần lượt cho học sinh quan sát và thảo luận nhóm kết hợp độc lập tư duy để hoàn thành các bảng sau đây cho từng phần kiến thức đã học (Bảng cho học sinh quan sát là trống ở các ô như SGK, sau khi hoàn thành các bảng có thể như sau)
1. Thế giới sống:
Các cấp độ
Kiến thức cần nhớ
Phân tử
Chủ yếu là: Prôtêin và axit nuclêic với các đặc điểm: Cao phân tử, có tính đa dạng và đặc thù, đóng vai trò chủ đạo sự sống về trao đổi chất và di truyền.
Trên phân tử
Là các siêu cấu trúc của tế bào như màng sinh chất, chất nhiễm sắc.
Bào quan
Gồm nhiều loại cấu trúc siêu vi tập hợp lại và có vai trò nhất định như ti thể, lục lạp,
Tế bào
Là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Mọi chức năng sống đều diễn ra trong tế bào dù là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân chuẩn; đơn hay đa bào.
Mô
Chỉ có ở cơ thể đa bào, là tập hợp của các tế bào cùng loại cùng chức năng.
Cơ quan
Là cấp tổ chức gồm nhiều loại mô khác nhau tập hợp lại và có vai trò nhất định.
Hệ cơ quan
Là cấp tổ chức gồm nhiều loại cơ quan khác nhau tập hợp lại và có vai trò nhất định.
Cơ thể
Là một tổ chức độc lập gồm nhiều hệ cơ quan phối hợp hoạt động trong một thể thống nhất và thích nghi với môi trường.
Quần thể
Là tập hợp nhiều cơ thể cùng loài cùng sống trong một vùng địa lí nhất định. Là đơn vị sinh sản vàtiến hóa của lòai trong tự nhiên.
Quần xã
Gồm nhiều quần thể khác loài quan hệ với nhau và với môi trường trong quan hệ dinh dưỡng.
Hệ sinh thái
Là đơn vị tổ chức của sinh quyển, thể hiện mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.
2. Sinh học tế bào:
a. Thành phần hóa học của tế bào, GV chủ yếu cho học sinh nhắc lại thành phần vô cơ quan trọng nhất của tế bào là nước. Về chất hữu cơ, GV sử dụng bảng sau đây:
Chất hữu cơ
Nguyên tố
Đơn vị
Ví dụ
Vai trò
Gluxit
CHO
Glucôzơ
- Glucôzơ
- Saccarôzơ
- Tinh bột
- Xenlulôzơ
- Nhiên liệu.
- Nhiên liệu.
- Dự trữ nhiên liệu
- Bảo vệ
Lipit
CHO
Triglixêrit
- Phốtpholipit
- Mỡ, dầu
- Cấu tạo màng
- Nhiên liệu
Prôtêin
CHON (S)
Axit amin
- Enzim
- Hêmôglôbin
- Xúc tác
- Chuyên chở ôxi, cacbônic.
Axit nuclêic
CHON (P)
Nuclêôtit
- ADN
- ARN
Tích thông tinh di truyền và truyền đạt thông tin di truyền.
b. Cấu trúc và chức năng các bào quan: được tóm tắt theo bảng sau
Bào quan (cấu trúc)
Prôkaryota
Eukaryota
Chức năng
Màng sinh chất
Có
Có
Trao đổi chất với môi trường
Ribôxôm
Có
Có
Tổng hợp prôtêin
Lưới nội chất
Không
Có
Vận tải nội bào, tổng hợp chất
Bộ máy Gôngi
Không
Có
Đóng gói, chế tiết
Lizôxôm
Không
Có
Tiêu hóa nội bào, tự tiêu
Ti thể
Không
Có
Hô hấp hiếu khí
Lục lạp
Không
Có
Quang hợp
Trung thể
Không
Có
Bộ máy phân bào
Vi sợi, vi ống
Không
Có
Bộ khung xương, vận động
Không bào
Không
Có
Tích lũy chất, sức trương
Thành tế bào
Có
Có
Bảo vệ, nâng đỡ
Nuclêôit
Có
Không
Vùng chất tế bào chứa ADN
Nhân, màng nhân
Không
Có
Chứa NST, nhân con
NST, ADN
ADN trần
NST = ADN+Histôn
Tích lũy thông tin di truyền.
c. Chuyển hóa vật chất, năng lượng trong tế bào: GV sử dụng bảng sau
Hình thức
Nguồn năng lượng
Nguồn Cacbon
Ví dụ
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ
CO2
Vi khuẩn
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ
Động vật
Quang dị dưỡng
AS mặt trời
Chất hữu cơ
Vi khuẩn
Quang tự dưỡng
AS mặt trời
CO2
Thực vật
d. Tóm tắt kiến thức ADN (Axit ĐêoxyRibôNuclêic):
1. Cấu trúc (ADN dạng B theo mô hình của Watson – Crick):
a. Cấu trúc vật lí:
- ADN có cấu trúc hai mạch xoắn, song song. Khoảng cách giữa hai mạch là 20.
- Chiều dài: từ hàng chục đến hàng trăm mm.
+ Mỗi Nu có chiều dài trung bình 3.4.
+ Chiều dài của phân tử ADN là chiều dài của một mạch.
+ Mỗi chu kỳ xoắn (từ trái qua phải) của ADN gồm 10 cặp Nu, có chiều dài trung bình là 34, đường kính trung bình của mỗi vòng xoắn là 20.
- Khối lượng: Mỗi Nu có khối lượng trung bình là 300 đ.v.C.
b. Cấu trúc hóa học:
- Đơn phân cấu tạo nên ADN là Nuclêôtit (Nu).
- Thành phân hóa học của mỗi Nu: Gồm 3 thành phần
+ 1 phân tử đường ĐêôxyRibô (C5H10O4).
+ 1 phân tử axit phôtphoric (H3PO4).
+ Một trong bốn loại Baz Nitơ là A (Ađenin), T(Timin), G (Guanin), X (Xitôzin).
** Lưu ý: Baz Nitơ loại A và G có kích thước lớn hơn loại T và X).
- Vị trí liên kết của các thành phần trong một Nu: Baz Nitơ liên kết với phân tử đường tại vị trí 1’; Axit phôtphoric liên kết tại vị trí 5’.
- Tên gọi của Nu: Là tên của Baz Nitơ tương ứng. Có bốn loại Baz Nitơ do đó có bốn loại Nu là A, T, G, X.
- Sự tạo thành liên kết dọc trên chuỗi PoliNuclêôtit: Axit phôtphoric (5’) của Nu này liên kết với phân tử Đường (3’) của Nu kế cận bằng liên kết hóa trị (liên kết đi-estephôtphat) tạo nên chuỗi PôliNuclêôtit. Như vậy, trong một chuỗi PôliNuclêôtit luôn có gốc –OH tại vị trí 3’ là tự do, do đó chiều của chuỗi được tính từ 3’ đến 5’. Liên kết hóa trị là loại liên kết hóa học bền vững.
- Sự tạo thành liên kết ngang:
+ Các Nu đứng đối diện trên hai mạch trong phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết Hydro theo nguyên tắc bổ sung (NTBS).
+ NTBS: là sự liên kết giữa một Nu có kích thước lớn (A hoặc G) với một Nu có kích thước nhỏ (T hoặc X). Trong đó: A luôn luôn liên kết với T bằng hai liên kết Hydro và G luôn luôn liên kết với X bằng ba liên kết Hydro.
+ Hệ quả của NTBS:
*. Đảm bảo khoảng cách giữa hai mạch trong phân tử ADN luôn song song nhau và bằng 20.
*. Đảm bảo số Nu loại A bằng số Nu loại T và số Nu loại G bằng số Nu loại X trong mỗi phân tử ADN. Tỉ lệ A + G/T+X = 1.
*. Nếu biết trình tự sắp xếp các Nu trên một mạch thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của các Nu trên mạch còn lại.
*. Số liên kết Hydro trong phân tử ADN (H): H = 2A + 3G.
2. Chức năng cơ bản của ADN:
- Chứa và bảo quản thông tin di truyền dưới dạng mật mã là sự phân bố các Nu của các gen trên phân tử ADN.
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ bằng quá trình tự sao.
- Chứa các gen khác nhau và mỗi gen giữ chức năng khác nhau trong di truyền.
- Nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa mang tính đa dạng vừa mang tính đặc thù, mỗi phân tử ADN luôn đặc trưng về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các Nu, đây là cơ sở để giải thích tính đa dạng di truyền và tính đặc thù trong sinh giới. Ngoài ra, tính đa dạng di truyền còn do ADN có khả năng bị đột biến tạo nên thông tin di truyền mới.
3. Các đặc điểm đặc trưng của ADN:
ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các Nu.
Tỉ lệ A + T/G + X đặc trưng cho từng loại ADN.
Hàm lượng ADN trong tế bào.
Tính đặc trưng của ADN dẫn đến tính đặc trưng của prôtêin.
e. Tóm tắt về ARN:
ARN có cấu trúc 1 mạch (trừ tARN có những đoạn có liên kết hydrô giữa các Nu đứng đối diện), các đơn phân là: A, U, G, X.
Mỗi đơn phân có 3 thành phần hóa học là: đường Ribôzơ (C5H10O5), nhóm Phôtphát, Gốc R.
Liên kết giữa các Nu trên mạch là liên kết hóa trị. Được phiên mã từ ADN.
Có 3 loại ARN: mARN, tARN, rARN thực hiện chức năng khác nhau.
3. Củng cố: Học sinh đọc phần kết luận SGK.
4. Kiểm tra đánh giá: Cho học sinh làm bài tập
D. Hướng dẫn học ở nhà:
** GV gợi ý một số câu hỏi tự luận và để học sinh giải quyết ở nhà và chuẩn bị thi kiểm tra học kỳ I (có thể phục vụ cho việc trả lời các câu trắc nghiệm trong đề thi):
1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào ? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản (theo hướng từ thấp đến cao) ?
2. Nêu một số thí dụ về khả năng tự điều chỉnh ở người.
3. Các nguyên tố vi lượng, đa lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống ?
4. Hãy nêu các bậc cấu trúc của prôtêin.
5. Nê sự khác biệt về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
6. Nêu các điểm khác biệt giữa mạng lưới nội chất hạt và mạng lưới nội chất trơn.
7. Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
8. Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của enzim thì hoạt tính của nó bị giảm, thậm chí mất hẳn ?
9. Hô hấp tế bào có thể được chia thành mầy giai đoạn chính ? Mỗi giai đoạn diễn rẳ« đâu và như thế nào?
10. Vẽ các hình, sơ đồ sau (có chú thích đầy đủ): Tế bào động – thực vật; tế bào trực khuẩn; quá trình hô hấp tế bào; sự biến dạng màng; các giai đoạn hô hấp.
Học thuộc bài, hoàn thành các câu hỏi ôn tập trên..
Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
.
Ngày soạn: ./../
Ngày dạy: .. / ../
Tuần:
Tiết:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
File đính kèm:
- sinh hoc 10.doc