I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó đối với cơ thể sống
Trình bày được cấu tạo hệ bài tiết và các hoạt động bài tiết của cơ thể
2. Kĩ năng
Biết cách quan sát , phân tích tranh vẽ
3. Thái độ
Có ý thức vệ sinh hệ bài tiết
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn: cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu của thỏ
III. Phương pháp:
Hỏi đáp - tìm tòi, quan sát, hoạt động nhóm nhỏ
IV. Tiến trình
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Không có
3. Giảng bài mới
Mở bài:
Hàng ngày cơ thể chung ta đã loại thải ra môi trường ngoài những sản phẩm bài tiết nào từ máu?
Thực chất của hoạt động bài tiết là gì?
Vai trò của hoạt động bài tiết với cơ thể sống như thế nào?
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 40
Ngày dạy: 18/1/2008
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Mục tiêu
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó đối với cơ thể sống
Trình bày được cấu tạo hệ bài tiết và các hoạt động bài tiết của cơ thể
2. Kĩ năng
Biết cách quan sát , phân tích tranh vẽ
3. Thái độ
Có ý thức vệ sinh hệ bài tiết
Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn: cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu của thỏ
Phương pháp:
Hỏi đáp - tìm tòi, quan sát, hoạt động nhóm nhỏ
Tiến trình
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Không có
3. Giảng bài mới
Mở bài:
Hàng ngày cơ thể chung ta đã loại thải ra môi trường ngoài những sản phẩm bài tiết nào từ máu?
Thực chất của hoạt động bài tiết là gì?
Vai trò của hoạt động bài tiết với cơ thể sống như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tiết
Mục tiêu: TB được khái niệm bài tiết ở cơ thể người và vai trò quan trọng của hệ bài tiết
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK trang 122
Các sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
HS: Sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ họat động trao đổi chất của tế bào và cơ thể
Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?
HS: Bài tiết CO2, nước tiểu
Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
Mục tiêu: Biết được các thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ quan bài tiết nước tiểu
GV treo tranh: Sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu hướng dẫn HS quan sát ( chú ý từ sơ đồ tổng quát các cơ quan của hệ bài tiết A cấu tạo chi tiết các bộ phận của thận B, C )
GV yêu cầu HS đọc kĩ chú thích các hình vẽ/123, chia nhóm thảo luận thực hiện bài tập trắc nghiệm trang 123, 124 SGK (thời gian 3 phút)
HS quan sát tranh, chia nhóm thảo luận thực hiện bài tập trắc nghiệm /123, 124 SGK
Đại diện 2 nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chốt lại đáp án đúng: 1-d, 2-a, 3-d, 4-d
Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào?
Đặc điểm cấu tạo của thận?
Cấu tạo đơn vị chức năng của thận?
HS dựa vào kết quả bài tập trắc nghiệm trả lời câu hỏi
Tiểu kết
I. Bài tiết:
Bài tiết giúp cơ thể thải các chất cặn bã và chất độc ra môi trường
Nhờ hoạt động bài tiết mà môi trường trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường
II. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:
Hệ bài tiết nước tiểu gồm:Hai quà thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
Mỗi quả thận: Phần vỏ ở ngoài, phần tuỷ ở trong gồm khoảng 1 triệu đơn vị chức năng,ống góp, bể thận
Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận để lọc máu và hình thành nước tiểu
Cầu thận là 1 búi mao mạch dày đặc được bao ngoài bởi nang cầu thận
4. Củng cố-luyện tập
Bài tiết đóng vai trò quan ttrọng như thế nào với cơ thể sống? ( phần I )
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? ( phần II )
5. Hướng dẫn học sinh tự học
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục em có biết
Tìm hiểu trước nội dung bài 39/126
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Sinh 8 tiet 40.doc