Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Phân biệt được các thành phần của máu.

 - Trình bày được chức năng củaa huyết tương & hồng cầu .

 - Phân biệt được máu , nước mô & bạch huyết .

 - Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể .

2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng thu thập thông tin , quan sát tranh hình để phát hiện kiến thức ; khái quát tổng hợp kiến thức ; hoạt động nhóm .

 - KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; tìm kiếm và xử lí thông tin.

 - Tự tin trình bày ý kiến trước nhóm.

3. Thái độ:

 - Có ý thức gữa gìn, bảo vệ cơ thể tránh mất máu.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: - Tranh vẽ 13.1 , 13.2 sgk ; máu lợn đông tự nhiên ; phiếu học tập

 H/s: - Mỗi nhóm chuẩn bị một ít tiết gà hoặc tiết lợn đông ; đọc trước bài 13 ; vở bài tập.

III. Phương pháp:

 - Thảo luận nhóm; Trực quan.

IV. Tổ chức dạy học :

1. ổn định tổ chức (1p)

 Sĩ số: .

2. Khởi động ( 2p).

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/9/2013 Ngày giảng: .. Chương III: Tuần hoàn Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được các thành phần của máu. - Trình bày được chức năng củaa huyết tương & hồng cầu . - Phân biệt được máu , nước mô & bạch huyết . - Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể . 2. Kĩ năng: - Kĩ năng thu thập thông tin , quan sát tranh hình để phát hiện kiến thức ; khái quát tổng hợp kiến thức ; hoạt động nhóm . - KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; tìm kiếm và xử lí thông tin. - Tự tin trình bày ý kiến trước nhóm. 3. Thái độ: - Có ý thức gữa gìn, bảo vệ cơ thể tránh mất máu. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh vẽ 13.1 , 13.2 sgk ; máu lợn đông tự nhiên ; phiếu học tập H/s: - Mỗi nhóm chuẩn bị một ít tiết gà hoặc tiết lợn đông ; đọc trước bài 13 ; vở bài tập. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm; Trực quan. IV. Tổ chức dạy học : 1. ổn định tổ chức (1p) Sĩ số: .. 2. Khởi động ( 2p). * Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra * Mở bài : Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào ? Theo em máu chảy ra từ đâu ? Máu có đặc điểm gì ? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài 13 sgk . 3. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Tìm hiểu máu ( 25 phút) - Mục tiêu : Phân biệt được các thành phần của máu, trình bày được chức năng của huyết tương & hồng cầu . - ĐDDH : Tranh vẽ 13.1 , máu lợn đông tự nhiên, phiếu học tập . Hoạt động của GV & HS Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu máu đã chuẩn bị ở nhà hoạt động cá nhân & trả lời các câu hỏi sau: + Máu có ở đâu trong cơ thể? + Máu gồm những thành phần nào? - Yêu cầu thảo luận nhóm bàn thống nhất kết quả (2 phút) ( Kĩ thuật: khăn trải bàn) - ĐD nhóm báo cáo - nhóm khác bổ xung - GV nhận xét & bổ xung . + Trong toàn bộ cơ thể + Gồm 2 thành phần: Đặc màu sẫm Loãng màu vàng - GV hướng dẫn học sinh đọc thông tin kết hợp quan sát hình 13.1 sgk tr.42 kết hợp cho học sinh quan sát mẫu máu có chất chống đông . - Hướng dẫn học sinh nghiên cứu lệnh phần 1 tr.42 sgk dự kiến điền vào vở bài tập - Y/c thảo luận nhóm bàn thống nhất kết quả (2 phút) - GV treo phiếu học tập ĐD các nhóm lên điền kết quả nhóm khác bổ xung . - GV nhận xét & đưa đáp án đúng . + Huyết tương + Hồng cầu , tiểu cầu. ? Kết quả bài tập trên em hãy rút ra kết luận về thành phần cấu tạo của máu ? - HS trả lời HS khác bổ xung . - GV nhận xét & chốt kiến thức . - GV thông tin: Người ta tách máu thành 2 phần bằng cách đưa ống nghiệm chứa máu & chất chống đông lên máy li tâm 3000 vòng/phút quay trong 300 . - Chất chống đông là dd xitrat natri 5% , dd chất chống đông cần phải được tráng đều một lớp ở mặt trong của cả ống nghiệm chứa máu & xơranh hút máu . - Phần đặc quánh ở bên dưới cũng thấy rõ 2 phần: phần trên giáp với huyết tương là lớp bạch cầu màu trắng đục , phần dưới mới là lớp hồng cầu màu đỏ & các tiểu cầu . - ở bảng chỉ có hồng cầu có màu gần giống màu thực của nó , còn bạch cầu & tiểu cầu có các màu khác nhau do được nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm, khác nhau , bạch cầu ưa kiềm bắt màu xanh tím khi được nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính & chúng được đặt tên bạch cầu ưa kiềm ... khi chưa nhuộm các bạch cầu & tiểu cầu gần như trong suốt . - GV hướng dẫn học sinh đọc thông tin kết hợp nghiên cứu bảng 13 & lệnh phần 2 sgk tr.43 dự kiến điền vào vở bài tập . - Yêu cầu thảo luận theo nhóm bàn thống nhất kết quả (2 phút) - ĐD nhóm báo cáo - nhóm khác bổ xung . - GV nhận xét & đưa đáp án đúng . + Không, máu sẽ đặc lại & sự lưu thông trong hệ mạch khó khăn hơn + Trong huyết tương có các chất dinh dưỡng, hoóc môm , kháng thể , muối khoáng , các chất thải - huyết tương tham gia vào việc vận chuyển các chất này trong cơ thể + Máu từ phổi về tim được mang nhiều oxi nên có màu đỏ tươi. Máu từ t/b về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm . ? Qua phân tích trên em hãy rút ra kết luận chung nhất về chức năng của huyết tương & hồng cầu ? - HS trả lời HS khác bổ xung . - GV nhận xét & chốt kiến thức . I. Máu : 1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu . - Máu gồm: + Huyết tương lỏng trong suốt, màu vàng chiếm 55% + Tế bào máu : đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu , bạch cầu , tiểu cầu chiếm 45% 2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương - Huyết tương có: các chất dinh dưỡng , hoócmôm , kháng thể , chất thải -> tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể - Hồng cầu: có Hb có khả năng kết hợp với O2 & CO2 để vận chuyển từ phổi về tim tới các tế bào và từ tế bào về phổi Hoạt động 2 : Tìm hiểu môi trường trong cơ thể ( 12 phút) - Mục tiêu : - Phân biệt được máu, nước mô & bạch huyết . - Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể . - ĐDDH : Hình 13.3 SGK Hoạt động của GV & HS Nội dung - GV hướng dẫn h/s đọc thông tin kết hợp quan sát hình 13.2 & nghiên cứu lệnh phần II tr. 43, 44 sgk . - Yêu cầu thảo luận theo nhóm bàn thống nhất kết quả (2 phút) - ĐD nhóm báo cáo - nhóm khác bổ xung - GV nhận xét & đưa đáp án đúng: + Các tế bào cơ, não ... do nằn ở các phần sâu trong cơ thể , không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài + Sự trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong ( yếu tố lỏng ở gian bào ) - GV đưa hình 13.2 lên bảng cho HS quan sát & giảng giải về môi trường trong & quan hệ của máu , nước mô & bạch huyết + Oxi , chất dinh dưỡng lấy vào từ cơ quan hô hấp & tiêu hoá theo máu -> nước mô -> tế bào . + Cacbonic , chất thải từ tế bào -> nước mô -> máu -> hệ bài tiết , hệ hô hấp -> ra ngoài ? Từ kết quả phân tích trên em cho biết thầnh phần & vai trò của môi trường trong ? - HS trả lời HS khác bổ xung . - GV nhận xét & chốt kiến thức . II. Môi trường trong của cơ thể - Môi trường trong gồm: máu , nước mô & bạch huyết - Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. 4. Kiểm tra, đánh giá ( 4 phút) Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng. 1/ Máu gồm các thành phần cấu tạo a) T/b máu: Hồng cầu , bạch cầu , tiểu cầu b) Nguyên sinh chất , huyết tương c) Prôtêin , lipit , muối khoáng d) Huyết tương e) Cả a , b , c , d f) Chỉ a , d 2/ Môi trường trong gồm a) Máu , huyết tương b) Bạch huyết , máu c) Máu , nước mô , bạch huyết d) Các t/b máu , chất dinh dưỡng 3/ Vai trò của môi trường trong a) Bao quanh t/b để bảo vệ t/b b) Giúp t/b trao đổi chất với bên ngoài c) Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất d) Giúp t/b thải các chất thừa tromg quá trình sống 5. Hướng dẫn học bài ( 1 phút) - Học bài theo hệ thống câu hỏi sau: ? Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? - Nghiên cứu trước bài 14 sgk - BTVN: 3, 4 + Đọc mục em có biết tr.44 sgk

File đính kèm:

  • docSinh hoc 8.doc