I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để xác định được vai trò của nước và một số loại muối khóang chính đối với cây.
- Giúp học sinh hiểu được rễ lấy nước bằng lông hút vàbiết được cây cần nước để sống.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
2. Kỷ năng:
- Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: H11.1 SGK/36
- Học sinh: báo cáo kết quả khối lượng tươi và khô các mẫu thí nghiệm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Tại sao miền hút là miền quan trọng nhất của rễ?
b. Cấu tạo miền hút của rễ gồm mấy phần? Chức năng từng phần?
3. Bài mới:
Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hòa tan. Vậy rễ hút nước và muối khoáng hòa tan như thế nào? “ Sự hút nước và muối khoáng hòa tan”
Bài học này được chia làm 2 phần:
- Cây cần nước và các loại muối khoáng.
- Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
Chúng ta tìm hiểu từng nội dung.
Các em đều biết, khi trồng cây thì phải chăm sóc cây cho tốt (tưới nước, bón phân) thì cây mới phát triển và cho năng suất cao. Có phải tất cả các cây đều cần lượng nước và muối khoáng như nhau không? → Tìm hiểu.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 11 và 12 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 11
Ngày Soạn:16/09/2013 Ngày giảng: /09/2013
Bài 11 HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để xác định được vai trò của nước và một số loại muối khóang chính đối với cây.
Giúp học sinh hiểu được rễ lấy nước bằng lông hút vàbiết được cây cần nước để sống.
Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
2. Kỷ năng:
- Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: H11.1 SGK/36
Học sinh: báo cáo kết quả khối lượng tươi và khô các mẫu thí nghiệm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tại sao miền hút là miền quan trọng nhất của rễ?
Cấu tạo miền hút của rễ gồm mấy phần? Chức năng từng phần?
3. Bài mới:
Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hòa tan. Vậy rễ hút nước và muối khoáng hòa tan như thế nào? à “ Sự hút nước và muối khoáng hòa tan”
Bài học này được chia làm 2 phần:
Cây cần nước và các loại muối khoáng.
Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
Chúng ta tìm hiểu từng nội dung.
Các em đều biết, khi trồng cây thì phải chăm sóc cây cho tốt (tưới nước, bón phân) thì cây mới phát triển và cho năng suất cao. Có phải tất cả các cây đều cần lượng nước và muối khoáng như nhau không? → Tìm hiểu.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây.
Mục tiêu: Thấy được nước rất cần cho cây, nhưng tùy từng loại cây và giai đoạn phát triển.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
Thí nghiệm 1:
- Đọc thí nghiệm 1 SGK/35
- Thảo luận :
+ Nhóm 1+3: trả lời.
+ Nhóm 2+4: nhận xét.
=> Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Thí nghiệm 2:
- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm làm ờ nhà.
- Đọc thông tin o SGK/35.
- Thảo luận các nhóm:
+ Nhóm 1, 2, 3: mỗi nhóm 1 câu
+ Nhóm 4: nhận xét?
=> Tiểu kết: nước rất cần cho cây, không nước à cây chết.
- Đọc thí nghiệm 1 SGK/35.
- Các nhóm suy nghĩ à trả lời à Nhận xét? (có bổ sung)
- 4 nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm ở nhà.
- Đọc o SGK/35.
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung?
Tất cả các cây đều cần nước.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây.
Mục tiêu: HS thấy được cây rất cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, ka li.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
Thí nghiệm 3:
- Tranh H11.1, bảng số liệu SGK/36.
- Đọc thí nghiệm 3 SGK/35 à trả lời câu hỏi.
à nhận xét, sửa chửa, bổ sung.
- Hướng dẫn cách thiết kế thí nghiệm: SGV/45,46.
- Đọc thông tin o SGK/36.
- Các nhóm thảo luận (như trên)
- GV nhận xét, bổ sung.
=>Tiểu kết:
Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hòa tan trong nước.
Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Cây cần nhiều loại muối khoáng trong đó cần nhiều nhất muối đạm, lân, kali.
- Quan sát tranh.
- Đọc thí nghiệm 3 SGK/35 à trả lời câu hỏi? Bổ sung?
- HS tự thiết kế thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Đọc thông tin o SGK/36
- 4 nhóm thảo luận (như trên)
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng. Cần nhiều muối đạm, lân. Kali.
- Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây, đối với chu kì sống của cây.
4.. Củng cố:
Đọc phần tiểu kết của bài SGK/36.
Trả lời câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Hoàn thành vở bài tập.
- Đọc trước nội dung phần II.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
- Ưu điểm:
- Hạn chế:.
Ngày giảng: /09/2013 Tiết 12
Bài 11 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Xác định con đường rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
Hiểu được nhu cầu hút nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào.
2. Kỷ năng:
Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh H11.2 SGK/37.
HS: Xem nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu thí nghiệm và kết luận cây cần có nước?
2. Nêu thí nghiệm và kết luận cây cần có muối khoáng?
3. Bài mới:
Như chúng ta đã biết cây cần nước và cần muối khoáng à rễ có chức năng hút nước và muối khoáng. Vậy con đường rễ hút nước và muối khoáng như thế nào à tìm hiểu “ Sự hút nước và muối khoáng của rễ” (tt).
*Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan.
Mục tiêu: Thấy được rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ lông hút.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
- Treo tranh H11.2 SGK/37.
- Làm bài tập trong SGK/37.
- Thảo luận nhóm à đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, cho đáp án đúng.
- Từ kết luận trên nhận xét vai trò của lông hút?
- Đọc thông tin o SGK/37
- Bộ phận nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng?
- Chỉ trên tranh con đường hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây?
=> Tiểu kết :
- Quan sát kĩ H11.2 trong SGK/37.
- Làm bài tập vào vở bài tập.
- Thảo luận nhóm → trình bày → nhận xét, bổ sung.
- Hút nước và muối khoáng.
- Đọc thông tin.
- Lông hút.
- Trình bày trên tranh vẽ.
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút.
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
Mục tiêu: Biết được các điều kiện như: Trái đất, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sự hút muối khoáng.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội dung
a. Các loại đất trồng:
- Đọc thông tin o ví dụ SGK/38.
- Cho ví dụ đất trồng ở địa phương mình?
b. Thời tiết - Khí hậu:
- Đọc thông tin o SGK/38.
- Ví dụ cụ thể về ảnh hưởng thời tiết khí hậu đến cây?
- Thảo luận nhóm: các nhóm thảo luận câu hỏi SGK/38.
- Cử đại diện nhóm trình bày à nhận xét, bổ sung.
=> Tiểu kết.
- Đọc o ví dụ SGK/38.
- Cho ví dụ đất trồng ở địa phương mình?
- Đọc o SGK/38
- Cho ví dụ cụ thể.
- Thảo luận nhóm à trình bày à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau, có ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
- Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt.
4. Củng cố:
1. Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước, khi mưa nhiều ngập nước cần chống úng cho cây?
2. Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Hoàn thành vở bài tập.
Tiết tới mang theo cây khoai mì, tơ hồng, tầm gửi, trầu không,
Chuẩn bị bài: “Biến dạng của rễ”
IV. Rút Kinh Nghiệm.
- Ưu điểm:
- Hạn chế:.
Ký duyệt Tuần 6
File đính kèm:
- Sinh 6 Tiết 11; 12 Tuần 6.doc