- GV yêu cầu HS nêu tên 10 nghề mà em biết
- GV chia lớp thành 4 nhóm và cho thảo luận, bổ xung cho nhau những nghề không trùng với nghề mà các em vừa kể ở trên
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi
? Em có nhận xét gì về thế giới nghề nghiệp quanh ta - HS thảo luận và rút ra nhận xét
* Yêu cầu nêu được:
- Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng. Thế giới đó luôn luôn vận động, thay đổi không ngừng như mọi thế giới khác. Do đó, muốn chọn nghề phải tìm hiểu thé giới nghề nghiệp
*Hoạt động 2:Phân loại nghề thường gặp
- GV yêu cầu HS tự phân loại theo cách hiểu của mình trên giấy rồi trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
-Có thể gộp một số nghề có chung đặc điểm thành một nhóm nghề được không?
Nếu được lấy ví dụ minh hoạ
- GV phân tích một số cách phân loại nghềvà tổ chức trò chơi theo chủ đề phân loại HS thảo luận và thống nhất đáp án:
* Yêu cầu nêu được:
a. Phân loại theo hình thức lao động
- Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo ( có 10 nhóm nghề)
- Lĩnh vực sản xuất ( có 23 nhóm nghề)
b. Phân loại theo đào tạo
- Nghề được đào tạo
- Nghề không được đào tạo
c. Phân loại theo yêu cầu của nghề đối với người lao động
- Những nghề thuộc lãnh vực hành chính
- Những nghề tiếp xúc với con người
- Những nghề thợ
- Nghề kĩ thuật .
17 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh hoạt hướng nghiệp Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của nước nhà
- Địa phương: Trồng lúa, trồng rau, trồng cây ăn quả
Hoạt động 2: Những nghề ở địa phương
- GV yêu cầu HS kể một số nghề có ở địa phương và mô tả một nghề mà em biết
- HS kể một số nghề có ở địa phương
+ nghề trồng trọt ( đây là nghề phổ biến nhất)
+ nghề chăn nuôi
+ nghề may mặc
+ nghề sửa chữa xe máy
+ Nghề mộc
+một số nghề dịch vụ khác
* HS mô tả một nghề ( nghề nuôi cá)
- Đặc điểm nghề
+ đối tượng lao động: các loài cá nuôi và mối quan hệ của nó với điều kiện phát triển
+ nội dung lao động; Tận dụng các mặt nước
+ Công cụ lao động: lưới, vợt, cuốc , xẻng
+ điều kiện lao động: Chủ yếu là ngoài trời
- Yêu cầu đối với người lao động: có sức khoẻ, yêu thích nghề, mong muốn thành thạo nghề
- Nghề có triển vọng phát triển ở địa phương
4. Đánh giá kết quả
- GV hệ thống bài
- các mục cần có trong bản mô tả nghề
5. HDVN:
- Tìm hiểu thêm về các nghề khác ở địa phương
- Tìm hiểu những trường dạy nghề ở địa phương và cả nước
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tháng 1
Tiết 5: tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương
( Tuyển sinh trình độ THCS)
Ngày soạn
22 - 01 - 2012
Ngày giảng
24/02/2012
24/02/2012
Lớp, sĩ số
9a /25
9b: /26
I. Mục tiêu
- Biết cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề của trung ương và của địa phương
- Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và dạy nghề
- Có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN và dạy nghề để sẵn sàng chọn trường trong lĩnh vực này.
II. Chuẩn bị
Đọc những điều cần biết về tuyển sinh THCN
III. Tiến trình lên lớp
ổn định:
kiểm tra:
Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lao động qua đào tạo và không qua đào tạo
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV giải thích khái niệm
? có những hình thức đào tạo nào
- HS nghe và ghi vở
* Lao động qua đào tạo là lao động được dạy ở các các trường dạy nghề hoặc THCN:
+ Hình thức đào tạo: chính quy tập trung, ngắn hạn, bồi dưỡng năng bậc thợ, các trung tâm dạy nghề
* Lao động không đào tạo là lao động không qua một lớp bồi dưỡng hay trường dạy nghề nào
* Hoạt động 2: Vai trò của lao động qua đào tạo
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau
+ Vai trò của lao động đối với sản xuất?
+ Lao động qua đào tạo có những ưu điểm nào?
- HS thảo luận
* Hoạt động 3: Mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN – dạy nghề và tiêu chuẩn xét tuyển vào trường
- GV thông báo thông tin
- HS nghe và ghi
+ Mục tiêu : nhằm đào tạo kĩ thuật viên, nhân viên, nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp
+ Tiêu chuẩn:đã tốt nghiệp THPT, vớ một số trường dạy nghề có hệ đào tạo HS tốt nghiệp THCS
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về trường THCN và trường dạy nghề
- GV yêu cầu HS thoả luân và kể ra một số trường THCN và dạy nghề mà em biết
+ Tên trường
+ Địa điểm
+ Số khoa , tên từng khoa đào tạo
+ Đối tượng tuyển sinh
+ các môn thi
+ Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp
- HS thảo luận và trả lời theo gợi ý của GV
+ Với trường THCN( trên địa bàn tỉnh)
- Trường công nghiệp thực phẩm ( Việt trì)
- Trường lâm nghiệp ( Phú Thọ)
- Trường y ( Phú Thọ)
- Trường văn hoá nghệ thuật ( Việt Trì)
- Trường kinh tế ( Việt Trì)
- Trường hoá chất ( Lâm Thao)
+ Trung tâm dạy nghề
Trung tâm dạy lái xe ôtô, xe máy ( Việt Trì)
+ Các trường THCN – dạy nghề trên cả nước và các thỉnh lân cận ( HS về nhà tự tìm hiểu)
4. Đánh giá kết quả chủ đề
- GV đánh giá hoạt động của học sinh
5. HDVN:
- Làm bản thu hoạch: Tìm hiểu thông tin về một trường THCN hoặc dạy nghề mà em biết ( giờ sau nộp bài)
Tháng 2
Tiết 6: các hướng đi sau khi tốt nghiệp
Ngày soạn
12 - 02 - 2012
Ngày giảng
16/03/2012
16 /03/2012
Lớp, sĩ số
9a /25
9b: /26
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS
- Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp
1.ổn định:
2.kiểm tra:
3.Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV: + giới thiệu khách mời
+ Giới thiệu mục tiêu chủ đề
+ Chia nhóm
- HS chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhón 05 hs)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- GV đạt tình huống cho HS thảo luận:
+ Hãy kể các hướng đi có thể có sau khi tốt nghiệp THCS
+ GV phát phiéu học tập sơ đồ các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS và điền vào ô trống
+ GV kết luận và kiểm tra bài làm của các nhóm
- Các nhóm thảo luận và điền vào phiếu học tập, cử đại diện trình bày
* Hoạt động 3: Các điều kiện cụ thể để HS có thể đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS
- GV cho HS làm bài tập: điền các thông tin của bản thân theo gợi ý sau và phiếu học tập
+ Nguyện vọng, hứng thú cá nhân
+ Năng lực học tập của bản thân
+ Hoàn cảnh gia đình
- GV cho HS thảo luận tiếp: có hay không việc xẩy ra mâu thuẫn giữa các điều kiện trên, hướng giải quyết các mâu thuẫn đó
- HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày
- Các nhóm thảo luận
* Hoạt động 4: Hoạt động văn nghệ
- GV yêu cầu các nhóm chơi trò chơi văn nghệ
Hát thi giữa các nhóm về một nghề
- HS vui văn nghệ
4. Đánh giá kết quả chủ đề
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh
5. HDVN:
- Tìm hiểu về tư vấn hướng nghiệp
Bảng phụ
Sơ đồ phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
Trung học phổ thông ( hệ chính quy)
Trung học phổ thông ( hệ không chính quy)
Trung học chuyên nghiệp ( trình độ THCS)
Dạy nghề ( dài hạn)
Dạy nghề ( ngắn hạn)
THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tháng 3
Tiết 7: tư vấn hướng nghiệp
Ngày soạn
19 - 03 - 2012
Ngày giảng
23/03/2012
23/03/2012
Lớp, sĩ số
9a /25
9b: /26
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả
- Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp
- Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp
1.ổn định:
2.kiểm tra:
3.Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Gv giải thích cho HS khái niệm tư vấn hướng nghiệp, ý nghĩa vf sự cần thiết của những lời khuyên chọn nghề của các cơ quan hoặc cán bộ làm tư vấn chọn nghề
- GV trao đổi với HS về những nơi cần đến để nhận được những lời khuyên chọn nghề như các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề
- GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị những thông tin về bản thân để đưa cho cơ quan tư vấn
- HS nghe và ghi các thông tin cần thiết
* Hoạt động 2: Xác định đối tượng lao động mình yêu thích
- GV giới thiệu bảng xác định đối tượng lao động và yêu cầu HS làm những việc sau:
+ Đánh dấu (+) hoặc (-) vào những con số phù hợp
+ Cho biết đối tượng lao động nào thích hợp với mình
+ Đối chiếu lại với công thức nghề mà em đã chọn với đối tượng lao động lần này xem có khớp nhau không
- GV cho một số HS đọc bản gi của mình để cả lớp thảo luận
- GV tổng kết và nêu những sai lầm khi chọn nghề mà HS thường mắc phải
- HS điền vào bảng xác định đối tượng lao động sau đó đối chiếu với công thức nghề đã chọn
- Thảo luận
4. Đánh giá kết quả chủ đề
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Muốn đến cơ quan tư vấn, ta chuẩn bị những tư liệu gì?
5. HDVN:
- Tìm hiểu về hướng phát triển kinh tế của địa phương và đất nước trong thời gian tới
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tháng 4
Tiết 8: định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước
Ngày soạn
17 - 04 - 2012
Ngày giảng
20 /04/2012
20 /04/2012
Lớp, sĩ số
9a /25
9b: /26
I. Mục tiêu
- Học sinh biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và địa phương ( trọng tâm là của địa phương)
-Kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương
II. Chuẩn bị
- GV: Kế hoạch phát triển KT – XH của đảng bộ xã trung nghĩa, văn kiện đại hội đảng khoá XI
III. Tiến trình lên lớp
1.ổn định:
2.kiểm tra:
3.Bài mới:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu về định hướng phát triển KTXH ở địa phương
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV thông báo với học sinh về phương hướng và chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương ( xã Trung Nghĩa giai đoạn 2010 -2015)
- HS nghe và ghi chép một số chỉ tiêu chính:
1. Chỉ tiêu phát triển KTXH ở địa phương
a. về phát triển kinh tế:
- Tổng giá trị làm ra trên địa bàn từ 36-37 tỷ đồng
- tốc độ tăng trưởng kinh tế 8-9%
Trong đó:
+ nông nghiệp tăng từ 4-4,5%
+ Tiểu thủ CN tăng từ 11-11,5%
+ Dịch vụ và thu nhập khác tăng từ 14-14,5%
- Sản lượng lương thực duy trì ở mức
1 600 tấn, bình quân lương thực đầu người 420-430kg/năm, bình quân thu nhập đầu người đến năm 2015 đạt
10 000 000 – 10 200 000 đồng / năm
* Cơ cấu kinh tế đến năm 2015
- Nông nghiệp chiếm 51-52%
- Tiểu thủ CN và XD chiếm 14-15%
- Dịch vụ và thu khác chiếm 34%
b. Về xã hội
- Giữ vững tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 12%, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia 2/3 trường của địa phương
- 70% số hộ có địên thoại cố định, 100% nhà văn hoá khu dân cư có khuôn viên xanh- sạch- đẹp,70% trở lên các hộ gia đình đạt gia đình văn hoá, 70% đường thôn xóm được đổ bê tông, 30% đường được giải cấp phối theo tiêu chuẩn
2. Chỉ tiêu phát trio KTXH của đất nước
( Theo phần chiến lược phát triển KTXH của văn kiện đại hội Đảng XI )
* Hoạt động 2:Một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế của địa phương
- GV yêu cầu học sinh kể tên các nghề của địa phương
- HS thảo luận và kể tên các nghề chủ yếu ở địa phương
* Ví dụ
+ chăn nuôi ( cá, lợn, gia cầm)
+ Gò – hàn
+ Sửa chữa xe máy
+ May mặc
4. Đánh giá kết quả chủ đề
- GV nhận xét buổi sinh hoạt
5. HDVN:
- Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động
File đính kèm:
- giao an SHHN 9.doc