Môn : Học vần
BÀI : OANH- OACH
I. Yêu cầu:
Kiến thức
:-Giúp học sinh đọc được oanh, oach, thu hoạch , doanh trại và các từ và câu ứng dụng .
-Viết được oanh, oach, thu hoạch , doanh trại
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Nhà máy, cửa hàng, doanh trại
Kĩ năng:
-Rèn cho học sinh đọc đúng, to, rõ ràng vần oanh, oach ,và các từ có chứa vần oanh ,oach
Thái độ:
-Giáo dục các em chăm chỉ học tập để đọc thông ,viết thạo
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa từ khóa:, thu hoạch , doanh trại và các từ ứng dụng
III. Các hoạt động dạy h ọc
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án sáng lớp 1 tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều loại hoa có màu sắc đẹp, có loại hoa có sắc lại không có hương thơm, có hoa có màu sắc lại có cả hương thơm.
Các loại hoa đều có rể, thân, lá và hoa.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
MĐ: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK. Biết lợi ích lợi của việc trồng hoa.
Các bước tiến hành:
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ và thực hiện:
Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới.
Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên.
Các ảnh và tranh ở trang 48,49 trong SGK có các loại hoa nào?
Em còn biết có những loại hoa nào nữa không?
Hoa được dùng để làm gì?
Hoạt động 3: Trò chơi với phiếu kiểm tra.
MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây hoa mà các em đã học.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 2 đội, giáo viên dán 2 phiếu kiểm tra lên bảng. Trong thời gian 3 phút đội nào được nhiều câu đúng nhất đội đó sẽ thắng cuộc (mỗi học sinh chỉ được quyền ghi một dấu).
CÂU HỎI TRONG PHIẾU
Hãy đánh dấu “Đ” hoặc “S” vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng hay sai:
Cây hoa là loại thực vật.
Cây hoa khác cây su hào.
Cây hoa có rể, thân, lá, hoa.
Lá của cây hoa hồng có gai.
Thân cây hoa hồng có gai.
Cây hoa để trang trí, làm cảnh, làm nước hoa.
Cây hoa đồng tiền có thân cứng.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Hãy cho biết ích lợi của cây hoa?
Giáo dục bảo vệ chăm sóc hoa.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Thực hiện: Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ hoa.
Học sinh trả lời các câu hỏi trên.
Học sinh mang cây hoa bỏ lên bàn để giáo viên kiểm tra.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh chỉ vào cây hoa đã mang đến lớp và nêu các bộ phận của cây hoa.
Vì hoa thơm và đẹp.
Học sinh xung phong trình bày trước lớp cho cả lớp xem và nghe.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh kể thêm một vài cây hoa khác mà các em biết.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách.
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Hai đội thi nhau tiếp sức hoàn thành các câu hỏi của đội mình
Học sinh khác cổ vũ cho đội mình chiến thắng.
Học sinh nêu tên bài và trả lời câu hỏi củng cố trên
Hoa dùng làm cảnh, trang trí, làm mước hoa …
Thực hành ở nhà
Ngày soạn; 24 / 2 /2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010
Môn : Học vần
BÀI : UƠ - UYA
I: Yêu cầu:
Kiến thức:
-Giúp học sinh đọc được ươ, uya, hươ vòi, đêm khuya ;từ và đoạn thơ ứng dụng .
-Viết được ươ, uya, hươ vòi, đêm khuya
-Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề : Sáng sớm , chiều tối , đêm khuya .
Kĩ năng:
-Rèn cho học sinh đọc đúng, to, rõ ràng vần ươ, uya và các từ có chứa vần ươ, uya , nói thành câu
Thái độ:
-Giáo dục các em chăm chỉ học tập để đọc thông viết thạo
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa từ khóa:,hươ vòi, đêm khuya và các từ ứng dụng SGk
III. Các hoạt động dạy h ọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ι. Bài cũ:
- GV giao nhiệm vụ
- GV nhận xét chung ghi điểm:
॥. Bài mới:
-GV giao nhiệm vụ cho học sinh ghép uê
- GV giao nhiệm tiếp: thay âm cuối ê bằng âm cuối ơ
- Vần mới chúng ta vừa ghép được đó là vần gì?
- GV giới thiệu vần mới và ghi lên bảng lớp uơ
Nhận diện vần:
Vần uơ có mấy âm ghép lại đó là những âm gì ?
- Em nào có thể so sánh được vần uê với vần uơ đã học có điểm nào giống và khác nhau:
b. Đánh vần:
u- ơ– uơ
Thêm cho cô âm h đứng trước vần uơ
- Chúng ta vừa ghép được tiếng gì?
- Nêu vị trí âm và vần trong tiếng huơ ?
- Tiếng huơ được đánh vần như thế nào?
- GV đưa tranh: Tranh vẽ gì?
GV ghi bảng
Vần uya ( Quy trình tượng tự vần uơ)
Nghĩ giữa tiết
c. Viết :
-Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết : uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya
d. Đọc từ ứng dụng.
- GV đưa từ ứng dụng:
thuở xưa giấy – pơ – luya
huơ tay phéc – mơ - tuya
- GV gạch chân tiếng mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ
-Yêu cầu nhiều em đọc
- GV hướng dẫn chỉnh phát âm cho học sinh.
Tiết 2
3,Luyện tập1
a Luyện đọc.
- GV chỉnh phát âm cho học sinh
*Đọc câu ứng dụng
- GV đưa tranh
- GV hướng dẫn học sinh đọc thầm tìm tiếng mới
- Gọi nhiều em đọc
b. Luyện viết ;
-GV hướng dẫn học viết vào vở tập viết
- GV chấm bài nhận xét
C.Luyện nói :Sáng sớm. chiều tối, đêm khuya
- GV đưa các câu hỏi gợi ý
Tranh vẽ gì?
- Cảnh trong tranh là buổi nào trong ngày?
--Em thấy người hoặc vật đang làm gì?
- GV hướng dẫn học sinh nêu các công việc của những người trong gia đình vào các buổi trong ngày?
Ш. Củng cố dặn dò:- Chúng ta vừa học xong vần gì?
* Trò chơi:
-GV hướng dẫn học cho học sinh tìm tiếng có chứa vần mới. Nhận xét tiết học
Về nhà đọc lại bài nhiều lần
Dãy 1: xum xuê Dãy 2: tàu thủy
2 HS lên bảng viết , lớp viết vào bảng con , nhận xét
1 HS đọc câu ứng dụng SGK
- HS ghép vần uê
- HS ghép theo yêu cầu của giáo viên.
HS: Đó là vần uơ
Vần uơ có 2 âm ghép lại u đứng trước âm ơ đứng sau
- Giống nhau; Đều bắt đầu bằng âm u
- Khác nhau; uê kết thúc bằng âm ê vần uơ kết thúc bằng âm ơ
- HS phát âm theo cá nhân, bàn, tổ, lớp
- HS ghép theo yêu cầu của giáo viên. Đưa bảng cài, Nhận xét
- Tiếng huơ
- Tiếng huơ có âm h đứng trước vần uơ đứng sau
- hờ -uơ – huơ
(các nhân, bàn, tổ, lớp)
-huơ vòi
- HS nhắc lại từ khóa ( cá nhân, lớp)
- 2 HS đánh vần lại vần, tiếng và đọc trơn từ. Lớp đồng thanh
- HS đọc lại 2 vần đã học
HS viết bảng con, nhận xét
- HS đọc thầm tìm và nêu tiếng mới
-Lắng nghe
- HS đánh vần tiếng đọc trơn từ. Nhận xét
- HS luyện đọc lại từ ứng dụng ( Cá nhân, lớp)
HS đọc theo cá nhân, lớp
HS quan sát tranh nêu nội dung tranh
Tìm tiếng mới trong câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, lớp
- HS viết vào vở tập viết
-HS nêu tên bài luyện nói
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
- 1 HS đọc lại toàn bài, lớp đọc lại toàn
- HS thi tìm tiếng có chứa vần vừa học học theo tổ
- HS chuẩn bị bài tiết sau
Môn : Toán
BÀI : CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I.Yêu cầu:
Kiến thức:
-Nhận biết các số tròn chục . Biết đọc , viết , so sánh các số tròn chục .
Kĩ năng:
Rèn cho HS có kĩ năng đọc, viết , so sánh các số tròn chục thành thạo.
Thái độ :
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xác khi làm bài
Ghi chú :bài tập cần làm bài 1, bài 2 , bài 3
II.Chuẩn bị:
-9 bó que tính, mỗi bó gồm 1 chục que tính.
-Bộ đồ dùng toán 1.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I.KTBC:
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
II.Bài mới :
1. Giới thiệu trực tiếp, ghi đề
2. Giới thiệu các số tròn chục: (từ 10 đến 90)
Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó (1 chục) que tính và nói “Có 1 chục que tính”
Hỏi : 1 chục là bao nhiêu?
Giáo viên viết lên bảng số 10.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó (1 chục) que tính và nói “Có 2 chục que tính”
Hỏi : 2 chục là bao nhiêu?
Giáo viên viết lên bảng số 20.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 3 bó (1 chục) que tính và nói “Có 3 chục que tính”
Hỏi : 3 chục là bao nhiêu?
Giáo viên viết lên bảng số 30.
Hướng dẫn các em viết số 30.
Viết 3 rồi viết 0, gọi học sinh đọc.
Giáo viên hướng dẫn tương tự để hình thành từ 40 đến 90.
Gọi học sinh đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại.
Giáo viên giới thiệu: Các số tròn chục từ 10 đến 90 là các số có hai chữ số.
4. Học sinh thực hành luyện tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài rồi cho học sinh làm bài và chữa bài.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh tự quan sát hình bài 2 để nêu yêu cầu của bài.
Cho học sinh viết số vào ô trống và đọc số.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm rồi nêu kết quả.
III.Củng cố, dặn dò:Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh để các đồ dùng học tập trên bàn để giáo viên kiểm tra.
Học sinh nhắc đề.
Học sinh thực hiện theo.
Là mười (que tính)
Học sinh đọc lại số 10 nhiều em.
Học sinh thực hiện theo.
Là hai mươi (que tính)
Học sinh đọc lại số 20 nhiều em.
Học sinh thực hiện theo.
Là ba mươi (que tính)
Học sinh đọc lại số 30 nhiều em.
Viết bảng con số 30 và đọc “ba mươi”
Quan sát mô hình SGK, thi đua theo nhóm để hình thành các số tròn chục từ 40 đến 90.
Một chục, hai chục, ……………., chín chục.
Chín chục, tám chục, ……………. , một chục.
Ví dụ: Số 30 có hai chữ số là 3 và0
Câu a:
Viết số
Đọc số
Đọc số
Viết số
20
Hai mươi
Sáu mươi
60
10
Mười
Tám mươi
80
90
Chín mươi
Năm mươi
50
70
Bảy mươi
Ba mươi
30
Câu b và c học sinh làm vào vở
10
200
300
400
500
900
800
700
600
Học sinh đọc lại các số tròn chục trên theo thứ tự nhỏ đến lớn và ngược lại.
Học sinh làm và nêu kết quả.
Học sinh nhắc lại nội dung bài.
Thực hành ở nhà
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm, tồn tại của lớp, của mình trong tuần qua
- Có hướng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Nắm kế hoạch tuần tới để thực hiện
II. Tiến hành sinh hoạt
1.Ổn định tổ chức:
Cả lớp hát bài: Bốn phương trời
2.Nhận xét hoạt động trong tuần qua:
- GV nhận xét tình hình chung về các mặt: Trong tuần qua, tất cả các em đều rất cố gắng trong học tập cũng như các phong trào khác
- Đi học chuyên cần, đúng giờ
- Đồ dùng học tập đầy đủ
- Làm tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp
- Trang phục đúng quy định
- Ý thức xây dựng bài tốt: My , Nhung , Sang , Hoài ...
- Một số em còn nói chuyện riêng: An , Đức Anh .
- Xếp loại tổ như sau: Tổ 2: hạng nhất
Tổ 1, Tổ 3: hạng nhì
3.Kế hoạch tuần tới:
- Thi đua học tốt, dành nhiều bông hoa điểm 10
- Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp
- Đồ dùng học tập đầy đủ
- Trang phục sạch sẽ, đúng quy định
- Làm tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp
-Biết giữ vệ sinh cá nhân , vệ sinh nơi công cộng
-Làm tốt công tác chăm sóc cây
4.Tổ chức trò chơi:
- Cả lớp thực hiện trò chơi “Trời ta , đất ta ”
- Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau”
5.Dặn dò:
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua
- Thực hiện tốt kế hoạch đề ra
File đính kèm:
- Giao an Sang lop 1 Tuan 23.doc