Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học - Trường Tiểu học Ea Tiêu - Phan Khánh Trọng

Như chúng ta đã biết dạy Mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ, nếu như việc dạy Toán, Văn ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy Mĩ thuật cũng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ. Vì thế môn Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về Mĩ thuật. Mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau.

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học - Trường Tiểu học Ea Tiêu - Phan Khánh Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét : - Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hình 1, 2 trang 40 SGK để học sinh nhận xét và tìm ra cách trang trí. + Có nhiều cách trang trí hình vuông. + Các họa tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và được trục. + Hoạ tiết chính thường to hơn và nằm ở giữa. + Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn và nằm ở 4 góc hoặc xung quanh. + Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau, cùng màu, cùng độ đậm nhạt. + Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài. - Giáo viên gợi ý cho học sinh so sánh, nhận xét hình 1, 2 trang 40 SGK để tìm ra sự giống và khác nhau của cách trang trí về bố cục hình vẽ và màu sắc. Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông - Giáo viên vẽ một số hình vuông lên bảng hoặc yêu cầu học sinh xem hình 3 trang 41 SGK để hướng dẫn. + Kẻ các đường trục. + Tìm và vẽ các hình mảng trang trí (giáo viên vẽ minh hoạ trên bảng từ 2 đến 3 cách vẽ hình mảng khác) - Giáo viên sử dụng một số hoạ tiết như hình hoa, lá đơn giản vẽ vào các hình mảng cho phù hợp để học sinh nhận ra. + Cách sắp xếp hoạ tiết (đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, ...) + Cách vẽ hoạ tiết vào các mảng sau đó có thể cho một vài học sinh lên bảng vẽ hoạ tiết vào các hình còn lại hoặc chuẩn bị một số hoạ tiết đã cắt sẵn bằng giấy rồi cho học sinh xếp vào các hình vuông theo ý thích. - Giáo viên gợi ý cách vẽ màu : + Không vẽ quá nhiều màu (dùng từ 3 đến 4 màu) + Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ và vẽ nền sau. + Màu sắc cần có đậm nhạt để làm rõ trọng tâm. Hoạt động 3 : Thực hành : Ở bài này, có thể cho một số học sinh làm theo nhóm trên khổ giấy A4 hoặc vẽ bảng bằng phấn màu. - Giáo viên nhắc học sinh : + Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy. + Kẻ các đường trục bằng bút chì (kẻ đường chéo góc trước và kẻ đường trục giữa sau) + Vẽ các hình mảng theo ý thích, hình mảng ở giữa (có thể là hình tròn, hình vuông hay hình tứ giác, ...) các hình mảng phụ ở bốn góc xung quanh (tham khảo hình 3 trang 41 SGK). + vẽ hoạ tiết vào các mảng (tuỳ chọn), các hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau, chú ý nhìn trục để vẽ cho hoạ tiết cân đối và đẹp. + Chọn và vẽ màu theo ý thích, có đậm nhật. - Học sinh làm bài. Hoạt động 4 : Đánh giá nhận xét : Giáo viên cùng học sinh tìm chọn một số bài vẽ có ưu điểm và nhược điểm điển hình để cùng đánh giá, xếp loại. Dặn dò : Quan sát hình màu sắc của các loại lọ, quả. Mĩ thuật lớp 3 Bài 17 : Vẽ tranh - Đề tài cô (chú) bộ đội I. Mục tiêu : - Học sinh tìm hiểu về hình ảnh cô, chú bộ đội. - Vẽ được tranh đề tài cô, chú bộ đội. - Học sinh yêu quý cô, chú bộ đội. II. Chuẩn bị : GV : Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài bộ đội. - Hình gợi ý cách vẽ tranh. - Một số bài vẽ đề tài về bộ đội của học sinh các lớp trước. HS : Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Giới thiệu bài : Giáo viên lựa chọn cách giời thiệu bài cho phù hợp với nội dung. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài : Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh và gợi ý học sinh nhận biết. + Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp nhân dân, bộ đội hành quân, .... + Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn. - Gợi ý cho học sinh nêu lên những tranh về đề tài bộ đội mà các em biết. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội + Quân phục : quần áo, mũ, màu sắc, ... + Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay, ... - Gợi ý cho học sinh cách thể hiện nội dung, có thể vẽ : + Chân dung cô hoặc chú bộ đội. + Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo. + Bộ đội tập luyện trên thao trường hay đứng gác. + Bộ đội vui chơi với thiếu nhi. + Bộ đội giúp nhân dân (thu hoặc mùa, chống bão lũ, ...) - Nhắc học sinh cách vẽ : + Vẽ hình ảnh chính trước. + Ngoài hình ảnh cô và chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn. - Trước khi vẽ, giáo viên và học sinh xem một số tranh của học sinh các lớp để tạo niềm tin cho các em. Hoạt động 3 : Thực hành - Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm cách thể hiện nội dung - Nhắc học sinh cách vẽ. + Vẽ hình ảnh chính, phụ. + Gợi ý học sinh vẽ thêm cảnh vật cho sinh động, nhưng phải phù hợp với nội dung tranh. - Quan sát, gợi ý học sinh. + Vẽ hình như đã hướng dẫn )vẽ vừa với phần giấy quy định) + Vẽ màu : phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá : - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Bố cục hình dáng. + Màu sắc. - Học sinh chọn các tranh đẹp và xếp theo ý mình. Dặn dò : - Nhắc học sinh về nhà hoàn thành bài nếu ở lớp chữa vẽ xong. - Quan sát cái lọ hoa. Như vậy phương pháp trực quan đã có tác dụng lên học sinh các em thích học thích được nêu lên ý nghĩa của mình phương pháp trực quan giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng nhanh độc lập và hiểu sâu giáo viên làm việc ít không phải vất vã mà vẫn gây hứng thú học tập cho học sinh C – KEÁT LUAÄN VAØ KIEÁN NGHÒ I/ KEÁT LUAÄN Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi luôn xác định được mục tiêu trong nhà trường Tiểu học, đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của môn Mĩ thuật trong việc giáo dục học sinh phát hiện ra những mặt hạn chế và có một giải pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Mĩ thuật giáo dục được con người toàn diện nói chung và để học tốt môn Mĩ thuật nói riêng đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa với các em, cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản trong cuộc sống. Quan tâm hơn nữa đối với các thiết bị giảng dạy như các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong giảng dạy và học tập, người giáo viên không ngừng học hỏi tìm tòi phương pháp mới, đầu tư thời gian nghiên cứu bài giảng, thường xuyên tổ chúc cho các em học tập theo phương thức thảo luận nhóm, tổ chức hoạt động ngoại khoá vui chơi lành mạnh bổ ích, như vườn cổ tích, người tốt việc tốt vv, và trong các trò chơi có những câu hỏi về học tập của các môn học giúp các em cũng cố nhớ lại những kiến thức mình đã được học, từ đó giúp các em kích thích sự ham hiểu biết, khám phá những tri thức mới, chân trời mới. Tôi thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ chức cơ bản về môn Mĩ thuật cũng như việc xây dựng cho mình một cách tổ chức dạy học vững chắc còn có tìm ra những giải pháp dạy học phù hợp của môn Mĩ thuật sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp một cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện hơn theo 4 mục đích : Đức - Trí - Thể - Mĩ. Nó giúp học sinh hoàn thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới với những nhân cách tốt. - Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn. - Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh. - Phải có tính kiên trì công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. - Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn. - Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học. - Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát. - Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp. - Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. - Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua băng đĩa, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao. Những giải pháp trên đã được chứng minh ở một số lớp tại trường Tiểu học Ea Tiêu, tôi thấy thực hiện những giải pháp trên là tốt. Vì thế tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới. Hiện tại tôi mới tìm ra được một số giải pháp trên, nhưng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để tìm ra một số giải pháp tối ưu hơn, để đóng góp cho nền giáo dục Mĩ thuật trong trường Tiểu học Ea Tiêu được tốt hơn và nền giáo dục Mĩ thuật của toàn ngành nói chung, giúp học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ” II/ KIEÁN NGHÒ Để cho việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị sau : - Bộ GD& ĐT cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ thuật cụ thể hơn, nhiều hơn. - Sở GD&ĐT cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật. - Phòng GD&ĐT quan tâm tới các buổi sinh hoạt cụm. - Nhà trường cần bố trí phòng học chức năng đầy đủ hơn về cơ sở vật chất, phải có trang bị đày đủ đồ dùng giảng dạy Mĩ thuật cho giáo viên. Giờ học Mĩ thuật cần phải có không gian rộng rãi để học sinh dễ quan sát. Thường xuyên thi vẽ tranh cho học sinh và có phòng trưng bày để các em dễ quan sát. - Đối với giáo viên Phải có lòng nhiệt tình tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như phương pháp mới phải mạnh dạn áp dụng. - Đối với phụ huynh Cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực đối với việc học tập Mĩ thuật của các em như đồ dùng, sách giáo khoa cần mua đày đủ cho các em. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để dạy tốt hơn môn Mĩ thuật mà tôi đã áp dụng thành công, tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các cấp, để đề tài của tôi được đầy đủ hơn, để tôi ngày một nâng cao chuyên môn hơn./. Ea Tiêu. ngày 8 tháng 1 năm 2011 Người viết Phan Khánh Trọng

File đính kèm:

  • docSKKN Mon Mi thuat.doc