Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 5

Đọc là một kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người. Chính vì vậy việc dạy đọc ở các lớp đầu cấp là vô cùng quan trọng. Việc dạy đọc là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách . Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Đó là một con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Tuy nhiên năng lực đọc không phải tự nhiên mà có, cái chính là giáo viên phải từng bước hình thành các năng lực đó cho học sinh qua nhiều giai đoạn ở bậc Tiểu học.

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngữ pháp trong câu. Ví dụ: Gần như đêm nào / tôi cũng nghe / thấy tiếng rao ấy. Hoặc: Gần như đêm nào / tôi cũng nghe thấy / tiếng rao ấy. (Tiếng rao đêm-Tiếng Việt 5 tập 2, trang 30) Sửa lại: Gần như // (Nghỉ hơi lâu ) đêm nào tôi cũng nghe thấy / ( nghỉ nhanh) tiếng rao ấy. « Khi đọc thơ, các em thường hay mắc lỗi ngắt nhịp là do không chú ý đến nghĩa. Nhất là ở thể thơ lục bát, các em thường có thói quen ngắt nhịp ( 2 - 2 - 2 ) ở câu sáu và ( 2 - 2 - 2 - 2) ở câu tám. Ví dụ: Cày đồng /đang buổi / ban trưa./ Mồ hôi / thánh thót / như mưa / ruộng cày. ( Ca dao về lao động sản xuất- Tiếng Việt 5-tập1) Đối với những trường hợp học sinh đọc ngắt nhịp như vậy, tôi thường đặt ra câu hỏi để các em tách từ ra khỏi cụm chủ vị để ngắt nhịp đúng ranh giới giữa chủ ngữ - vị ngữ ở mỗi dòng thơ. Ví dụ:Cày đồng trong thời gian nào ? Cái gì như mưa ruộng cày ? Sau khi học sinh trả lời được câu hỏi, tôi liền sửa ngay cách ngắt nhịp đúng và yêu cầu các em đọc lại. Cày đồng / đang buổi ban trưa ( nhịp 2-4) Mồ hôi thánh thót / như mưa ruộng cày. ( nhịp 4-4) Ngắt giọng biểu cảm: Song song với việc dạy cho học sinh cách ngắt giọng đúng logic; đúng quan hệ ngữ nghĩa , ngữ pháp, cần phải dạy cho học sinh biết ngắt giọng biểu cảm vì đây là yếu tố quan trọng đối với học sinh cuối cấp tiểu học thể hiện trong bài đọc. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm. cho nên, khi học sinh đọc bài tôi luôn nhắc nhôû , khắc sâu : Chỗ cần đọc diễn cảm phải ngừng lâu hơn bình thường hoặc hạ thấp giọng, lên cao giọng, kéo dài giọng . . . hoặc ở những chỗ dừng không do logic, ngữ nghĩa- ngữ pháp mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tạo ra chỗ ngừng “gây bão tố” để tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ sau chỗ ngừng. -Ví dụ: Khi Hi- rô-si-ma bị ném bom //(ngừng hơi lâu để tạo sự tập trung chú ý trạng thái chờ nghe) cô bé Xa-da-cô Xa-xa-ki mới möời hai tuổi đã may mắn thoát nạn, (Những con sếu bằng giấy-Tiếng Việt 5- tập 1,trang 36) Hay: Ê-mi-li // con đi cùng cha. Sau khôn lớn // con thuộc đường khỏi lạc. (Ê-mi-li, con-Tiếng Việt 5 - tập 1) 2.2/ Bước 2: Dạy đọc nhấn giọng: - Bên cạnh việc dạy cho học sinh cách ngắt giọng tôi cũng luôn chú ý hướng dẫn cho các em đồng thời cần nhấn giọng cho một số từ trong bài văn, bài thơ thêm sống động như : Những cảnh vật, hình ảnh, màu sắc, hoạt động (Từ gợi tả , gợi cảm ) Để người đọc, người nghe dễ cảm nhận được . Ví dụ: Bài : “Chuyện một khu vườn nhỏ”–sách Tiếng Việt 5-tập 1, trang 102. Toàn bài đọc diễn cảm : Giọng đọc nhẹ nhàng ; biết nhấn giọng ở những từ gợi tả ( khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy , bé xíu, đỏ hồng , nhọn hoắt) Hay bài : Tiếng rao đêm - Tiếng Việt 5-tập 2, trang 30. Bánh giò òò Cần nhấn mạnh và kéo dài ở tiếng “giò” để học sinh thấy được tiếng rao buồn trong đêm vắng của người bán bánh giò ban đêm . Hoặc: Bài “ Cửa sông” - Tiếng Việt 5- tập 2, trang74 Là cửa nhưng không then khoá Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm, nhấn giọng ở những từ in đậm ( Từ ngữ gợi tả, gợi cảm), làm nổi rõ nghệ thuật chơi chữ độc đáo của tác giả nói “ cửa sông” giống như một cái cửa của dòng sông mở ra để sông đi vào biển lớn. - Trong quá trình dạy học sinh luyện đọc, tôi thường chú ý đến những học sinh rụt rè, nhút nhát; động viên, khuyến khích các em, không làm các em luống cuống. Đối với những học sinh nghịch ngợm, không tập trung, hay phân tán tư tưởng, tôi thường chỉ định các em đọc tiếp. Tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm, nhất là ở các bài tập đọc dạng kịch : Tôi yêu cầu các em đọc phân vai thể hiện đúng lời nói của nhân vật. Tổ chức thi diễn kịch giữa các tổ, tổ nào diễn hay, nói đúng với giọng điệu của nhân vật thì sẽ được tuyên dương ; tổ nào diễn chưa đạt , chưa hay cũng không được chê trách mà tôi luôn có lời khuyến khích để các em khỏi chán nản vì thua cuộc và có sự phấn đấu ở lần sau. Ví dụ: Bài : “ Lòng dân”- Tiếng Việt 5-tập 1. Bài : “Người công dân số 1” - Tiếng Việt 5 - tập 2. Sau mỗi bài tập đọc , tôi luôn đưa ra yêu cầu : Em thích nhất là câu nào ? đoạn nào trong bài ? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe. Tiếp đó tôi gọi học sinh đọc tốt nhất đọc lại bài để củng cố. Vì thế, trong một tiết học, có nhiều em được đọc, giúp cho giờ tập đọc thêm sinh động, đồng thời giúp cho giáo viên nắm bắt được lực học của các em qua từng tiết học, giúp cho các em khỏi rụt rè, sợ hãi khi đọc sai, đồng thời tuyên dương kịp thời khi thấy sự tiến bộ của các em. Bên cạnh đó việc đọc mẫu của giáo viên cũng góp phần không nhỏ trong việc luyện đọc cho học sinh. Vì vậy trước mỗi tiết dạy, tôi phải nghiên cứu nội dung bài, tìm cách đọc hay nhất và tập đọc nhiều lần. Trên lớp, tôi chú ý đọc mẫu thật tốt để học sinh cảm thụ được bài học một cách hiệu quả nhất. Tóm lại: Trong tiết tập đọc, từ việc dạy cho các em đọc đúng, dần tiến tới dạy cho các em đọc hay . Đối với vùng khó khăn như trường chúng tôi, tôi luôn tăng thời gian cho việc luyện đọc và giảm thời gian ở phần tìm hiểu bài. Bởi vì, các em có giọng đọc đúng chính âm- đúng ngữ điệu, thì mới hiểu đúng nội dung bài đọc. (Có nghĩa là cường độ luyện đọc cao ). Việc tổ chức cho học sinh luyện đọc đúng chính âm - ngữ điệu là một công việc không hề dễ, nhưng với các biện pháp trên đã giúp cho học sinh lớp tôi đọc tốt hơn, dễ dàng hơn trong học tập. C. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN: 1. Kết quả: Qua quá trình dạy học phân môn Tập đọc, bản thân tôi đã vận dụng tốt các biện pháp như đã nêu trên , nên học sinh lớp tôi đã có rất nhiều tiến bộ trong việc đọc ( Kể cả ở các phân môn khác có liên quan đến đọc). Không những thế các em còn ham thích được đọc chứ không còn tình trạng sợ đọc như đầu năm. Các em đã thật sự mạnh dạn xung phong đọc bài và biết nhận xét đúng về cách đọc của bạn ; biết bình chọn bạn dọc hay , đúng đúng một cách chính xác. Cụ thể: So với chất lượng khảo sát đầu năm thì qua đợt kiểm tra giữa kì I qua chất lượng đọc của các em đã tăng lên rõ rệt. Đạt điểm giỏi: 1 em, tỉ lệ: 3,4% Đạt điểm khá : 4 em, tỉ lệ: 13,8 % Điểm trung bình : 8 em , tỉ lệ: 27,6 % Điểm yếu : 16 em, tỉ lệ: 55,2 %. *Đến cuối kì I học sinh giảm 2 em Chất lượng đọc nâng lên rõ rệt: Đạt điểm giỏi: 3 em, tỉ lệ: 11.1% Đạt điểm khá : 8 em, tỉ lệ: 29,6 % Điểm trung bình : 9 em , tỉ lệ: 33.4 % Điểm yếu : 7 em, tỉ lệ: 25,9%. Mặc dù kết quả đọc của các em chưa đạt được ở mức độ hoàn hảo như mong muốn nhưng bước đầu các em đã có sự tiến bộ rõ rệt là điều mà bản thân tôi rất phấn khởi và tự tin vào biện pháp mà mình đã đưa ra. 2. Ứng dụng vào thực tiễn: Nhận rõ được tầm quan trọng của việc dạy đọc , để giúp cho các em học sinh đọc đúng chính âm- ngữ điệu thì đòi hỏi giữa giáo viên và học sinh phải biết phối hợp chặt chẽ trong việc dạy - học; a.Về phía học sinh: - Phải có đầy đủ sách giáo khoa. - Phải đọc bài, tìm hiểu bài đọc trước ở nhà để tìm ra những tiếng, từ, câu,khó đọc trong bài đó để khi đến lớp đề nghị giáo viên hướng dẫn cách đọc phù hợp. - Trong các tiết tập đọc phải tập trung chú ý; lắng tai nghe giáo viên đọc mẫu. Lắng nghe các bạn đọc để học tập hoặc để nhận xét đúng về cách đọc của bạn. b. Giáo viên: - Giáo viên phải có giọng đọc chuẩn, hay, có sức thuyết phục. - Khi soạn bài: Cần xác định những lỗi phát âm, lỗi ngắt giọng mà học sinh lớp mình hay mắc phải để từ đó đưa ra cách khắc phục. - Trong quá trình dạy: +Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng học sinh. GV có thể đọc mẫu và kéo dài thời gian luyện đọc. + Ghi các từ, câu mà học sinh thường đọc sai ra bảng phụ kèm theo ở mỗi tiết dạy, đến phần luyện đọc đưa ra để các em có cơ sở so sánh hệ thống phụ âm đầu, dấu thanh, vần, cách ngắt giọng để khắc sâu vào trí nhớ của học sinh cho các em nhớ lâu hơn, lần sau không còn mắc phải. + Kết hợp luyện đọc, giáo viên cần giải nghĩa một số từ ngữ để các em hiểu. Việc hiểu nghĩa từ sẽ giúp cho các em đọc đúng hơn. + Cường độ luyện đọc ở các tiết tập đọc cao ( Có nghĩa là học sinh đọc càng nhiều càng tốt ). + Giáo viên phải biết quan sát cách đọc của học sinh để phát hiện và chữa lỗi kịp thời cho các em ngay sau khi các em đọc sai. + Cần chú trọng việc kiểm tra đọc thường xuyên kể cả ở các phân môn khác. + Phải tuyên dương kịp thời những học sinh có sự tiến bộ và động viên, giúp đỡ cho những em đọc chưa tốt. Tránh chê trách làm cho các em buồn dẫn đến chán nản. - Không nên áp đặt sẵn giọng đọc của bài mà phải tuỳ theo nội dung bài hoặc đoạn để có giọng đọc cho phù hợp. - Giáo viên phải mẫu mực trong khi nói, khi đọc, khi đánh giá học sinh một cách khách quan, trung thực, công bằng. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi giúp học sinh lớp 5 “ Vùng khó đọc đúng chính âm- ngữ điệu”. Trong quá trình đưa ra các biện pháp này chắc hẳn không sao tránh được thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường ,Hội đồng khoa học ngành Giáo dục – Đào tạo thị xã để việc vận dụng kinh nghiệm này ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. AyunPa, ngày 11 tháng 02 năm 2011 Người viết : Lê Thị Đào MỤC LỤC Stt Tên mục Trang A 1 2 B I II 1 2 2.1 a b c 2.2 C 1 2 a b Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Đặc điểm tình hình Những biện pháp giải quyết vấn đề Khảo sát chất lượng đầu năm Các biện pháp giảng dạy Dạy đọc đúng chính âm Dạy đọc đúng ngữ điệu Bước 1- Dạy đọc ngắt giọng Ngắt giọng lôgíc Ngắt giọng đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp Ngắt giọng biểu cảm Bước 2- Dạy đọc nhấn giọng Kết quả và việc phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn Kết quả Ứng dụng nội dung vào thực tiễn Về phía học sinh Về phía giáo viên 1 1 1 3 3 4 4 7 7 7 9 10 11 13 13 14 14 14 AyunPa, ngày . . . tháng . . . năm Xác nhận của Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm Ngành giáo dục.

File đính kèm:

  • docSKKN Lop 5 TIeng Viet.doc