Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục công dân 12 - Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12

Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người thầy, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.

Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thiết kế các hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục công dân 12 - Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thời hạn quy định. c. Ý nghĩa của quyền KN-TC của công dân. - NN bảo đảm để CD thực hiện quyền dân chủ của mình. CD có quyền sử dụng và có nghĩa vụ thực hiện quyền dân chủ này. - Là cơ sở pháp lí để CD bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CD từ đó ngăn chặn việc làm VPPL. - Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố vững mạnh để đảm bảo NN của dân-do dân-vì dân 4. Trách nhiệm của NN và CD trong việc thực hiện các quyền DC của CD. a. Trách nhiệm của NN. - NN ban hành PL - Các cơ quan bảo vệ PL trừng trị nghiêm khắc hành vi VPPL. b. Trách nhiệm của công dân. - Sử dụng đúng các quyền dân chủ của mình. - Không lạm dụng quyền dân chủ của mình để làm trái pháp luật. 4. Củng cố. - GV hệ thống lại kiến thức của toàn bài 7. - Cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa tố cáo và khiếu nạn. + Giống nhau: Đều xẩy ra khi có vi phạm pháp luật. + Khác nhau: Chủ thể; Mục đích; Người có thẩm quyền giải quyết; Các bước giải quyết 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm bài tập, học bài cũ và để giờ sau kiểm tra 1 tiết Chú ý: Trên đây là một giáo án minh họa, vì thế không thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh mà chúng ta phải biết sử dụng linh hoạt sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Qua thời gian thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau: - Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi kiến thức. - Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý kiến của mình, lằng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn từ đó giúp học sinh hoà đồng với cộng đồng tạo cho học sinh tự tin hơn - Trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức của bài học và từ đó biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống ở địa phương và giải thích được các hiện tượng xảy ra ở địa phưong mình. - Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học. - Đã chuyển được trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò. - Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ động, học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn. + Kết quả học kì I năm học 2008 - 2009 Lớp SS Loại Giỏi Loại Khá Loại T.Bình Loại Yếu Loại Kém SL % SL % SL % SL % SL % 12C14 43 2 4,7 24 55,8 17 39,5 0 0 0 0 12C15 45 0 0 10 22,2 32 71,1 3 6,7 0 0 12C16 37 0 0 3 8,1 18 48,6 16 43,2 0 0 12C17 43 2 4,7 18 41,9 21 48,8 2 4,7 0 0 Cộng 168 4 2,4 55 32,7 88 52,4 21 12,5 0 0 + Kết quả nửa học kì II năm học 2008 – 2009 Lớp SS Loại Giỏi Loại Khá Loại T.Bình Loại Yếu Loại Kém SL % SL % SL % SL % SL % 12C14 43 4 9,3 25 58,1 14 27,9 0 0 0 0 12C15 45 0 0 13 28,9 31 68,9 1 2,2 0 0 12C16 39 0 0 5 12,8 25 64,1 9 23 0 0 12C17 42 2 4,8 19 45,2 20 47,6 1 2,4 0 0 Cộng 169 6 3,5 62 36,7 90 53,2 11 6,5 0 0 Ghi chú: lớp 12C16 có 2 học sinh chuyển đến, lớp 12C17 có một học sinh bỏ học. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong chương trình Giáo dục công dân nói chung và Giáo dục công dân 12 nói riêng đã tạo cho học sinh nhu cầu nhận thức, ham muốn tìm hiểu, tự lực tham gia các hoạt động học tập, có điều kiện tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình. Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, đã tạo cho sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng ham mê học tập và ý chí vươn lên, loại bỏ thói quen học tập thụ động theo kiểu: Thầy giảng – trò nghe, thầy hỏi - học sinh trả lời, thầy đọc – trò ghi chép và học thuộc. Thiết kế bài dạy theo hưóng đổi mới đã cuốn hút được các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế, giáo viên với vai trò là người tổ chức và hướng dẫn, qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dụng bài học. Thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính cực của học sinh, giáo viên phải huy động, khai thác tối đa vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh, tạo cơ hội và động viên khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến các nhân về vấn đề đang học. Giáo viên cũng cần khuyến khích học sinh nêu thắc mắc trong khi nghe giảng, đạt câu hỏi cho thầy, cho bạn, trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác, giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó hiểu biết của học sinh được nâng lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh và cả lớp chứ không phải dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy. Thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới làm tăng tính hiệu quả học tập và hợp tác giữa các cá nhân, nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực mỗi thành viên được bộc lộ, uấn nắn, phát triển tình bạn , ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết cho người công dân trong một thế giới phát triển với sự hợp tác rất cần thiết đa dạng. Thiết kế bài dạy môn Giáo dục công dân theo hướng đổi mới đã gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống của học sinh, từ đó giáo viên cần phải tăng cường sử dụng các tình huống, các câu chuyện, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời cần hướng dẫn, khuyến khích học sinh liên hệ, tự liên hệ, điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện của lớp học, nhà trường, địa phương và của đất nước. Trong quá trình thiết kế bài giảng môn Giáo dục công dân 12 chúng ta không được tuyệt đối hoá một phương pháp giảng dạy nào, mà phải kết hợp cả phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại gắn với nhiều hình thức tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, học ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường hay liên hệ thực tế địa phương có liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khắc phục được tình trạng học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động trước sự hướng của giáo viên, tạo cho học sinh hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn để giải quyết những vấn đề đặt ra dựa trên kiến thức cũ, kinh nghiệm sống, qua sự dẫn dắt của giáo viên tạo cho học sinh “nhu cầu bức xúc” để tự giải đáp thắc mắc. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cức đã thực sự kích thích hoạt động tư duy của học sinh, hình thành ý thức ham muốn học tập, say mê nghiêm cứu, có sự cố gắng trong việc nắm kiến thức, từ đó khắc sâu hơn nội dung bài học. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, đặc biệt trong môn Giáo dục công dân nói chung và Giáo dục công dân 12 nói riêng là một quá trình khó khăn và không dễ dàng. Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi giáo viên phải đổi mới mục tiêu bài học, đổi mới cách soạn bài, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. Trên đây là một số phương pháp giảng dạy được sử dụng nhiều trong giảng dạy môn Giáo dục công dân và tôi đã vận dụng trong thiết kế các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân 12 để đáp ứng tốt đổi mới phương pháp dạy học. Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi và là một giáo viên trẻ cho lên không thể tránh những thiếu sót. Kính mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến chân thành để tôi thực hiện tốt hơn, tôi xin chân thành cảm ơn. Yên Bái, ngày 10 tháng 04 năm 2009 Người viết Nguyễn Đức Hiếu Tài liệu tham khảo 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Giáo dục công dân 12 – NXB Giáo dục năm 2008 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân 11 NXB Giáo dục năm 2007. 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa lớp 11 thí điểm - Viện nghiên cứu sư phạm - Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005. 4. Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học – NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999. 5. Vũ Hồng Tiến (chủ biên) - Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân 12 – NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999. 6. PTS Vương Tất Đạt (chủ biên) – Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân - Trường Đại học sư phạm Hà Nội I năm 1994. Phụ lục ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP SỞ . Mục lục Lời mở đầu:... ......1 Phần thứ nhất: Mở đầu. ... ....2 1. Lý do chọn đề tài .2 2. Mục đích nghiên cứu ..2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..2 4. Đối tượng nghiên cứu .2 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .3 6. Phương pháp nghiên cứu ...3 7. Thời gian thực hiện .3 8. Cấu trúc đề tài .3 Phần thứ hai: Nội dung chính của đề tài ..4 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .4 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ..4 2. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học ...5 3. Đặc trưng của các phương pháp dạy học .5 4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 5 Chương II: Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy 7 1. Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy 7 2. Kết quả khảo sát thực tế .9 Chương III: Giải quyết vấn đề và kết quả thực hiện 10 1. Phương pháp thảo luận nhóm .10 2. Phương pháp trực quan ...12 3. Phương pháp vấn đáp ...12 4. Phương pháp giải quyết vấn đề ...13 5. Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ ..14 6. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy .15 7. Phương pháp dự án ..17 8. Sử dụng phiếu học tập, bài tập thảo luận ...18 9. Sử dụng phương pháp liên môn ..19 10. Soạn thảo một giáo án theo hướng đổi mới, phát huy tính TCCĐ HS.. 19 Phần III: Kết luận và khuyến nghị...27 Tài liệu tham khảo.29 Phụ lục ...30

File đính kèm:

  • docSKKN GDCD 12 MOI NHAT.doc
Giáo án liên quan