Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ tuổi phổ thông) đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng thì việc đưa chuyên đề kể chuyện đạo đức với chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” đến với học sinh trong nhà trường phổ thông là việc làm hết sức cần thiết, đó chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hục học sinh, hay với phong trào “Quyển vở tặng bạn” đã có 500 quyển vở và dụng cụ học tập đã được trao tặng tận tay các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
* Thực hành tiết kiệm chống lãng phí: Theo gương Bác toàn trường đã sôi nổi ra quân trong phong trào kế hoạch nhỏ. Phong trào này đã trở thành hoạt động truyền thống mang ý nghĩa giáo dục về tính tiết kiệm và thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo gương Bác một cách cụ thể nhất.
. Một số học sinh tiểu học phần nào đã ăn hết phần cơm của mình không bỏ thừa trong thức ăn, mỗi lớp có một ống heo đất tiết kiệm, học sinh phần nào đã biết tắt quạt, tắt đèn, khóa kỹ vòi nước sau khi sử dụng.
. Sử dụng và phân bố thời gian hợp lý cho việc học, việc chơi, việc sinh hoạt để không lãng phí thời gian vào các trò chơi vô bổ.
. Giới thiệu được 24 mẫu chuyện kể có thật về tấm gương đạo đức của Bác đến với hơn 20.000 lượt học sinh lắng nghe.
. Tạo được sự đồng thuận và ủng hộ từ phía Ban Giám hiệu, giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và hơn hết tạo được tiếng vang tốt từ phía các cơ quan hữu quan như: Thành đoàn Bến Tre chọn giới thiệu cho các Trường Tiểu học và THCS trên địa bàn Thành phố đến học tập, Phòng Giáo dục Đào tạo Thành phố Bến Tre, Sở LĐTB - XH tỉnh Bến Tre, Đảng Ủy Liên cơ, báo đài địa phương cũng như của Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
- Chuyên trang nhịp sống trẻ của Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh trên chuyên mục theo gương Bác phát hành ngày 18/02/2009 và ngày 25/02/2009 đăng bài giới thiệu về Hội thi kể chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” của trường.
- Ngày 25/05/2009, Báo Đồng Khởi có đăng bài viết về mô hình kể chuyện đạo đức của trường.
- Đài phát thanh và Truyền hình Bến Tre ghi và phát hình.
- Mô hình kể chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” được Tỉnh Đoàn Bến Tre chọn và phát hình giới thiệu trong Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2009 và được UBND Tỉnh tặng bằng khen.
- Mô hình kể chuyện đạo đức là thương hiệu riêng biệt của Trường PT Hermann Grneiner Bến Tre đã được phổ biến và nhân rộng.
2- Những kinh nghiệm rút ra khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
. Khi thực hiện đề tài phải thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt có chiều sâu.
. Theo sát học sinh để động viên và hỗ trợ, hướng dẫn học sinh cách thể hiện đề tài, cách trình bày, cách kể chuyện, phối hợp thật chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời xin ý kiến chỉ đạo và sự giúp đỡ kịp thời của Ban Giám hiệu từng lúc, từng giai đoạn, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện đúng tiến độ thời gian thực hiện đề tài, có đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm, cụ thể sau mỗi phần dự thi của học sinh.
C- PHẦN KẾT LUẬN
I- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được những bài học quí giá để bổ sung cho kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình như sau:
- Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Giám hiệu, bám sát chủ đề kế hoạch thực hiện.
- Có bước chủ động trong công việc, nắm bắt sự kiện một cách nhanh nhất để đưa vào xây dựng kế hoạch đúng thời điểm.
- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh.
- Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh khi thực hiện chuyên đề để cùng tháo gỡ những vướng mắc của học sinh.
- Bám sát giáo viên chủ nhiệm lớp vì GVCN là người có vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở động viên học sinh lớp mình tham gia và thực hiện các chỉ tiêu đề ra của lớp mình.
II- Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm về giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”, mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được ở Bác những đức tính tốt qua những câu chuyện kể về Bác. Các em học được ở Bác lòng yêu thương sự đồng cảm, chia sẻ nỗi đau của đồng bào, đồng chí qua câu chuyện: “Chú ngã có đau không?” Hay học được ở Bác tính tiết kiệm - tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của từ việc lớn đến việc nhỏ qua câu chuyện: “Thời gian quí báu lắm” hay câu chuyện “Bác Hồ về thăm quê hương” các em sẽ thấy được nỗi lòng của một vị lãnh tụ khi trở về thăm quê hương sau nhiều năm xa cách. Qua đó các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và sẽ xúc động hơn, ý nghĩa hơn khi các em thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ khi đến thăm các em bé mồ côi ở trại Kim Đồng, hay trong đêm giao thừa lạnh buốt, Bác đến thăm gia đình chị gánh nước thuê rất nghèo ở ngoại thành Hà Nội, tất cả hình ảnh ấy là bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình.
Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống của mình, các em sẽ tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người chung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại.
III- KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI:
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm về giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua chuyên đề kể chuyện đạo đức đã được ứng dụng một cách rộng rãi cho các trường trong Thành phố và các huyện. Mô hình này sẽ dễ dàng thực hiện cho học sinh các trường theo nhiều hình thức phong phú hơn, sao cho các em cảm nhận được những lời dạy của Bác từ đó sẽ hướng các em đến những việc làm tốt. Cụ thể hơn, hiện nay nhiều trường học phổ thông từ bậc Tiểu học đến Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đều có hoạt động kể chuyện tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu vào những buổi chào cờ đầu tuần và thực tế hiện nay tại trường phổ thông Hermann Gmeiner học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã bước vào năm thứ hai với phiên bản mới mang tên chuyên mục theo gương Bác với nội dung: Tiếp tục hưởng ứng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà trường đã tiếp tục tổ chức hội thi Nhà Hùng Biện Trẻ Tuổi với chủ đề: “Di chúc của Bác - dẫn đường chúng con đi” đã được học sinh hưởng ứng và đã qua vòng thi bài viết để bước vào vòng thi thuyết trình vào ngày thành lập Đoàn 26/3 và vòng hùng biện vào ngày sinh nhật Bác 19/5/2010.
Chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua hội thi kể chuyện đạo đức là mô hình hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, bởi giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay là một hoạt động thiết thực mang tính cấp bách.
Trong hai năm thực hiện, chuyên đề đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn thể học sinh, chuyên đề đã phần nào cùng với nhà trường hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, cách ứng xử, cách quan tâm, chia sẻ và lòng nhân ái của học sinh qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chuyên đề có được sự thành công trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa người thực hiện đề tài với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, thư viện, toàn thể học sinh trường PT Hermann Gmeiner Bến Tre và hơn hết là sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu nhà trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong công việc của người làm công tác ngoại khóa để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách toàn diện.
IV- NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
Qua 2 năm triển khai đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông qua chuyên đề kể chuyện đạo đức “Chủ đề dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” tại trường phổ thông Hermann Gmeiner Bến Tre rất hiệu quả, từ những kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực hiện, tôi có mấy ý nhỏ đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre.
1- Để phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo năm nội dung mà Bộ Giáo dục Đào tạo phát động đi vào chiều sâu nhất thiết phải tạo cho các em có một sân chơi mang tính tập thể, qua đó các em sẽ được rèn luyện kỹ năng sống, cùng các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.Trên thực tế các trường phổ thông cũng có thực hiện phong trào này nhưng chưa triệt để chỉ mang tính hình thức vì chỉ chú trọng vào việc giảng dạy văn hóa trên lớp mà không chú trọng đến các sân chơi trong khi các em rất cần một đêm lửa trại, một buổi sinh hoạt với các trò chơi dân gian như nhảy sạp, đập heo, nhảy bao, nhảy lò cò, chơi banh đũa, được nhà trường tổ chức định kỳ hàng tháng theo chủ điểm giáo dục.
2- Trong đợt vận động hưởng ứng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Phòng giáo dục, Sở giáo dục cũng có phát động và tổ chức hội thi nhưng chỉ dừng lại ở đối tượng là giáo viên mà chưa tổ chức cho học sinh. Thiết nghĩ Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục nên tạo điều kiện cho học sinh các trường gặp nhau qua hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đấy chính là động lực góp phần chuyển biến nhận thức về cách sống, cách học tập của các em học sinh.
MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU
I – Bối cảnh chọn đề tài Trang 1
II – Lý do chọn đề tai 1
III – Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
IV – Mục đích nghiên cứu 3
V – Điểm mới trong nghiên cứu 3
B – PHẦN NỘI DUNG
I – Cơ sở lý luận Trang 4
II – Thực trạng vấn đề 5
III – Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6
IV – Hiệu quả 7
C – PHẦN KẾT LUẬN
I – Những bài học kinh nghiệm Trang 10
II – Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 11
III – Khả năng ứng dụng triển khai 12
IV – Những kiến nghị đề xuất 13
File đính kèm:
- SKKN giai phap nang cao hieu qua giao duc dao duc choHS.doc