Giáo án ôn thi Tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12 - Học kì 1

-Đường lối văn nghệ của Đảng,sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất.

-Hai cuộc kháng chiến (Pháp Mĩ) kéo dài 30 năm đã tác động một cách mạnh mẽ,sâu sắc tới đời sống vật chất,tinh thần của toàn dân tộ,trong đó có văn học nghệ thuật.Hoàn cảnh đó đã tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.

-Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.Về văn hoá,từ năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế,nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước XHCN(Liên Xô, Trung Quốc )

 

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn thi Tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nổi dồ dập, lúc dịu êm sâu lắng như nhịp sóng sau lắng ngoài biển khơi, cũng la fnhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yên đương: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” - Âm điệu những dòng thơ năm tiếng như những đợth sóng vỗ suốt chiều dài của bài thơ. Trên mặt đại dương, sóng nước triền miên, trong cuộc đời thường, tình yêu luôn hiện hữu và vĩnh hằng. Sóng co skhi dâng lên dữ dội, tình yêu sôi nổi nồng nàn, sóng có lúc dịu êm, tình yêu sâu lắng thiết tha: “COn sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước” 2. Hình tượng sóng thể hiện tâm trang của nhân vật trữ tình trong thơ: - Những câu hỏi: “Sóng bắt đầu từ gió, Gió bắt đầu từ đâu? Thể hiện tâm trạng của người đang yêu lắng suy tư về sự huyền diệu, cái bí ẩn của tình yêu, cô gắng tìm ngọn nguồn của tình yêu nhưng không có được lời giải đáp. Vì tình yêu vốn không tuân theo quy luật của lí trí. Câu trả lời không phải để giải đáp, mà chỉ là một cảm nhận chân thành, như một lời thú nhận: “ Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” - Hình tượng sóng gợi nỗi nhớ của người đang yêu: “Ôi con sóng nhớ bờ..” Nỗi nhớ ấy thiết tha mãnh liệt, tràn ngập cả không gian nhiều phương nhiều hướng, chiếma hữu cả thời gian ngày đem, ngay trong giấc mơ: “Con sóng dưới lòng sông Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được” Nỗi nhớ không chỉ trong ý thức, tiềm thức mà dường như ở tận cùng vô thức: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” - Vẫn hình tượng sóng biểu hiện niềm tin và lòng thủy chung của những người đang yêu. Nếu: “Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” thì người con gái đang yêu: “Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương” Niềm tin và lòng chung thủy thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, tình yêu chung thủy nhất định cũng sẽ tới bến hạnh phúc, dù thời gian có chia cách, không gian có ngăn trở. - Hình tượng sóng- tình yêu mang ý nghĩa thật cao đẹp. Tình yêu gắn liền với cuộc sống, chan hòa với cuộc đời lớn lao mở rộng, “giữa biển lớn tình yêu”, và vĩnh viễn với thời gian “để ngàn năm còn vỗ”. Khác vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hòa vào biển rộng bao la. III. Kết bài: Hình tượng sóng đã thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Hình tượng sóng cùng âm điệu thơ khi mãnh liệt sôi nổi, khi sâu lắng dịu dàng đã thể hiện khát vọng yêu thương và được thương yêu trong trái tim của những người tuổi trẻ hồn hậu và trong sáng. Đề 5 : Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Dàn bài chi tiết: I. Mở bài: -Gới thiệu về tác giả: là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà chính trị, một nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu có sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà thơ, nhà cách mạng và nhà chính trị. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Tháng 10/1954 chính phủ kháng chiến rồi chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Nhận sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy. Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. - Hình ảnh thiên nhiên được tái hiện trong không gian và thời gian, gắn bó với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người. II. Thân bài: 1. Thiên nhiên gắn với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người: “Mưa nguồn sối lũ những mây cùng mù” “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”. 2. Thiên nhiên thơ mộng, mang đậm màu sắc dân tộc: - Thiên nhiên bốn mùa đẹp: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ngày xuân mơ nở Ve kêu rừng phách đổ vàng.. Rừng thu trắng rọi hòa bình” Vẻ đẹp một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong cách dân tộc. Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dào dạt sức sống: màu xanh của núi rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu trăng xanh hòa bình. Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển. - Thiên nhiên hư ảo, gợi nhớ gợi thương: “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương” “Bản khói cùng sương” “Sớm khuya bếp lửa, người thương đi về” 3. Thiên nhiên cùng người đánh giặc và ghi dấu những chiến công: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây” “Sông lô, phố Ràng” “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” 4. Thiên nhiên gắn với con người, con người lao động cần cù và thủy chung cách mạng. Những người mẹ nắng cháy lưng “địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, những cô gái “hái măng 1 mình”, “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” mà “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Thiên nhiên Việt Bắc càng đẹp hơn với sự gắn bó với con người đang sống và hoạt động. Vì vậy thiên nhiên Việt Bắc không hoang vu buồn tẻ, ma ftrái lại nó tràn đày sức sống- Sức sống mãnh liệt của một đất nước đang kháng chiến. III. Kết bài: Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu đẹp dẽ, tươi sáng, thơ mộng, đầy sức sống đến lạ thường. Đúng như Hoài Thanh từng nói: “Những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong Việt Bắc có thể sánh với bất kì đoạn thơ miêu tả thiên nhiên nào trong văn học cổ điển”. Đề 6: Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor –ca của Thanh Thảo Dàn ý: Mở bài: Sau năm 1975 Thanh Thảo là một trong những tên tuổi nổi bật của làng Thơ Việt Nam. Ông nổi bật bởi vì ông là một trong số không nhiều nhà thơ nỗ lực tìm kiếm cách tân nghệ thuật và đã thành công. Bài thơ Đàn ghi ta của lor-ca là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo minh chứng cho sự thành công đó. Thân bài: *Đàn ghi ta của Lor –ca là một tác phẩm tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư, mãnh liệt , phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưg của tư duy thơ Thanh Thảo. b1. Khổ thơ đầu: giới thiệu về nghệ sĩ Lor-ca những tiếng đàn bọt nước Trên yên ngựa mỏi mòn -Lor –ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá có tính chất tiêu biểu của một thiên tài nhạc sĩ: tiếng đàn bọt nước( trôi nổi, vỡ tan), áo choàng đỏ gắt, giai điệu âm nhạc”li-la li-la” , vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn -Các hình ảnh ấy đều có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho nền văn hóa Tây Ban Nha, quê hương của đàn ghi ta, quê hương của môn đấu bò tót. -Các hình ảnh ấy gợi nên một đấu trường Tây Ban Nha nhưng không phải là đấu trường bình thường ,mà là đấu trường giữa con người cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua, đấu trường giữa khát vọng tự do dân chủ của công dân-nghệ sĩ Lor-ca với nền chính trị độc tài. b2. Khổ thứ 2, 3: Cái chết của Lor-ca Tây Ban Nha Ròng ròng máu chảy -Cái chết của Lor-ca được khắc họa bằng những chi tiết “ áo choàng bê bết đỏ” và “ tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. -Cái chết củaLor-ca là cái chết bi tráng, đột ngột cái chết khiến những người yêu mến anh và cà đất nước Tây Ban Nha sững sờ” bỗng kinh hoàng”. -Lor-ca chết tiếng đàn tượng trưng cho khát vọng và sức sống của chàng: màu nâu với khát vọng tự do và tình yêu, màu xanh của sự sống đã không còn , thành ra vỡ tan và ròng ròng màu chảy. b3. Khổ thứ tư: sức mạnh bất tử của người nghệ sĩ không ai chôn tiếng đàn Long lanh trong đáy giếng -Đây là một khổ thơ thể hiện nhiều ý tứ sâu xa khác nhau nhiều cách cảm nhận khác nhau. -Hai câu: không ai mọc hoang +Sinh thời Lor-ca có di ngôn:” khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.Lời di ngôn ấy gợi ý cho chúng ta hiểu về nhân cách người nghệ sĩ , Lor –ca luôn muôn thế hệ sau sẽ tài năng hơn mình. Thế nhưng sức ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn , ông mất đi những mong muốn của Lor –ca về việc cách tân nghệ thuật không có ai tiếp tục. Thanh Thảo nuối tiếc cho điều đó. + Sự tiếc nuối của tác gỉa cho nền nghệ thuật của Tây Ban Nha vắng thiếu không có người dẫn đường như “ cỏ mọc hoang”. +Khát vọng nghệ thuật của Lor-ca như tiếng đàn sống mãi, không thể chôn cất . -Hai câu: giọt nước mắt trong đáy giếng. +Bọn phát xít giết được Lor-ca nhưng chúng không thể giết được khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca. tinh thần của Lor-ca vẫn sống trong chiều rộng của không gian” như cỏ mọc hoang”, chiều sâu của mặt đất” trong đáy giếng “ và chiều cao của vũ trụ” vầng trăng” + Cái chết của Lor-ca đã để lại niềm thương tiếc cho biết bao người , trong đó cỏ tác giả. Không những thế ngay cả thiên nhiên cũng thương tiếc cho cái chết bi thảm của Lor-ca. b4. Những khổ thơ cuối: suy niệm về cuộc giã từ cảu Lor-ca Đường chỉ tay đã đứt li-la li-la li-la -Những khổ thơ cuối cùng xuất hiện rất nhiều hình ảnh tượng trưng. Mỗi hình ảnh mang một ý nghĩa khác nhau thể hiện những suy tư của tác giả về cuộc đời của nghệ sĩ Lor-ca. - Khổ thơ: đường chỉ tay màu bạc + Đường chỉ tay đã đứt là nói đến sự chấm dứt của một số phận , một nghệ sĩ thiên tài. +Nhưng số phận chấm dứt không có nghĩa Lor-ca chết. Lor-ca bơi ngang dòng sông thời gian trên chiếc ghi ta màu bạc.bên kia dòng sông là thế giới của tự do của vĩnh hằng, Lor-ca trở nên bất tử trong lòng nhân dân Tây Ban Nha và những người yêu mến Lor-ca. Khổ thơ: Chàng némlặng yên bất chợt. +Lor-ca không chết mà chàng chủ động rời bỏ tất cả, cả tình yêu lẫn trái tim đầy khát vọng. +Bọn phát xít không thể giết Lor-ca mà chỉ có thể làm cho tiếng đàn của Lor-ca “ lặng yên bất chợt” -Khổ cuối: li-la li-la li-la. Tiếng đàn ngân vang mãi trong lòng mọi người lor-ca sống mãi. *bài thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với những hình ảnh tượng trưng ở tần số cao” Áo choàng đỏ gắt” chỉ tây ban nha, “ áo choàng bê bết đỏ “ chỉ cái chết của Lor-caVề mặt cấu trúc, bài thơ có lối cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc, kết hợp hình thức mượn âm tiếng đàn tạo cho bài thơ nét độc đáo riêng.Việc tác giả không sử dụng cách viết hoa và cách ngắt dòng thông thường giúp người đọc có thể cảm thụ tác phẩm theo cách riêng của mình. Kết bài:Đàn ghi ta của Lor -ca đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và cái chết của một nghệ sĩ thiên tài bằng những hình ảnh , những chi tiết độc đáo.Có thể nói với Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo đã ghi tên mình vào lớp những nhà thơ tài năng của văn học Việt nam hiện đại.

File đính kèm:

  • docTAILIEU ONTHI_HKI.doc