- Nguyễn Huệ (đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)).
- Lục Vân Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).
* Hình tượng Nguyễn Huệ:
-Yêu nước nồng nàn; quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước, cứu dân;
-Tài trí, dũng cảm: mưu cao mẹo giỏi, hành binh thần tốc, chỉ huy quân sĩ trực tiếpchiến đấu và chiến thắng, đại phá quân Thanh mùa xuận năm Kỉ Dậu(1789)
-Nhân cách cao đẹp vừa kiên quyết vừa bao dung.
Đó là người anh hùng thể hiên sức mạnh của dân tộc, nhân vật lịch sử kiệt xuất được khắc họa trung thực trong một tác phẩm văn học trung đại.
* Hình tượng Lục Vân Tiên:
- Lí tưởng đạo đức cao đẹp, thể hiện quan niệm lí tưởng và mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Quan niệm phò đời giúp nước, giúp dân, "kiến nghĩa bất vi - phi anh hùng", lí tưởng của đạo Nho.
- Trừng trị kẻ ác cứu người hoạn nạn, cứu dân lầm than;
- Không mong sự đền đáp, khiêm tốn, giản dị.
24 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học hành, lập than.
c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.
I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:
VD1. Tìm hiểu chung về từ đơn và từ phức: (S/122)
Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng.
Từ phức: Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
* Từ phức gồm:
a.Từ ghép: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
b. Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
VD2. (S/122)
* Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
* Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
VD3. (S/123)
* Những từ láy có sự “ giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
* Những từ láy có sự “ tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô,
II. THÀNH NGỮ:
1. Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Bài tập:
Bài tập 1. [thành ngữ (*), tục ngữ (**)]
a) Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
b) Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c) Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.
d) Tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
e) Sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
Bài tập 2.
a. Yếu tố động vật:
+ chó cắn áo rách à áo rách là ẩn dụ chỉ hoàn cảnh sống khốn cùng hoặc chỉ người nghèo, chó cắn áo rách có nghĩa là đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai họa hoặc một tai họa dồn dập ập xuống đầu một kẻ bất hạnh nào đó. (Anh ấy vừa ốm mới khỏi, nay lại bị tai nạn giao thông, đúng là cảnh chó cắn áo rách!).
+ mèo mù vớ cá rán à một sự may mắn tình cờ do hoàn cảnh đem lị (không phải có nhờ tài năng, trí tuệ hay sự cố gắng nào đó). (Nó vừa dốt mà lại xấu, không ngờ lại may mắn lấy được cô vợ giàu, đúng là mèo mù vớ cá rán!).
b. Yếu tố thực vật:
+ Cây nhà lá vườn à Hoa quả tự trồng, sản phẩm tự làm ra. (Rau này ngon thật, đúng là cây nhà lá vườn.)
+ bãi bể nương dâu à theo thời gian, cuộc đời có những đổi thay ghê gớm khiến con người phải giật mình suy nghĩ. (Anh đứng trước cái vườn hoang, không còn dấu vết gì của ngôi nhà tranh khi xưa, lòng chợt nhớ về cảnh bãi bể nương dâu.)
Bài tập 3.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
III. NGHĨA CỦA TỪ:
1. Ôn lại khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị.
2. Bài tập:
Bài tập 1. Chọn cách hiểu đúng.
a. Cách hiểu hợp lý.
b. Cách giải thích chưa hợp lý.
c. Cách hiểu có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
d. Cách giải thích sai.
Bài tập 2.
- Cách giải thích b) là đúng, vì dùng từ rộng lượng định nghĩa cho từ độ lượng (giải thích bằng từ đồng nghĩa), phần còn lại là cụ thể hóa cho từ rộng lượng.
- Cách giải thích a) không hợp lí, vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ:
1. Ôn lại khái niệm:
- Từ nhiều nghĩa: là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc đến nghĩa chuyển).
2. Bài tập:
a. Trong câu thơ lục bát (Nguyễn Du, Truyện Kiều):
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
- Trong hai câu thơ trên, từ hoa trong thềm hoa,
lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
- Về tu từ cú pháp, " hoa" trong "thềm hoa" và "lệ hoa" là các định ngữ nghệ thuật .
- Về tu từ từ vựng, " hoa" trong các tổ hợp trên có nghĩa là đẹp, sang trọng, tinh khiết(đây là các nghĩa chỉ dùng trong câu thơ lục bát này, nếu tách "hoa" ra khỏi câu thơ thì những nghiã này sẽ không còn nữa; vì vậy người ta gọi chúng là nghĩa lâm thời ).
b. Không thể coi nghĩa chuyển là nguyên nhân khiến từ hoa trở nên nhiều nghĩa, vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, chưa được cố định hoá trong từ hoa và chưa được chú giải trong Từ điển.
V. TỪ ĐỒNG ÂM:
1. Ôn lại khái niệm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
2. Bài tập:
a) Lá (1) Þ nghĩa gốc. Lá (2) phổi Þ nghĩa chuyển Þ hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
b) Đường (1) con đường.
Đường (2) dùng để ăn. Þ hiện tượng đồng âm.
VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA:
1. Ôn lại khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Bài tập:
Bài tập 1.
a. Không đúng, vì đồng nghĩa là hiện tượng chung của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới; nói cách khác, không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
b. Không đúng, vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ.
c. Đúng vì Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
d. Sai.
Bài tập 2.
Từ xuân có thể thay thế từ tuổi trong câu trên. Vì từ xuân có ý chỉ một năm = 1 tuổi của con người.
è Vậy thay thế tạo cho câu văn không bị trùng lặp, đồng thời tạo sự lạc quan cho người viết.
VII. TỪ TRÁI NGHĨA:
1. Ôn lại khái niệm: Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
2. Bài tập:
Bài tập 1.
Xấu - Đẹp.
Xa - Gần.
Rộng - Hẹp.
Bài tập 2.
* Nhóm 1
- Sống – chết
- Chẵn – lẻ
- Chiến tranh – hoà bình
* Nhóm 2
- Yêu – ghét
- Cao – thấp
- Già – trẻ
- Nông – sâu
- Giàu – nghèo
VIII. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ:
1. Ôn lại khái niệm: Nghiã của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác.Một từ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác, và ngược lại.
2. Ôn lại kiến thức:
IX. TRƯỜNG TỪ VỰNG:
1. Ôn lại khái niệm: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Bài tập:
“ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”
à Từ “Tắm” và từ “bể” là trường từ vựng.
è Tác dụng: hình dung ra tính tàn khốc của các thủ đoạn đàn áp Cách mạng nước ta của thực dân Pháp.
X. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG:
1. Ôn lại kiến thức:
2. Bài tập:
Bài tập 1:
Chuyển nghĩa:
+ Trao tay
+Tay buôn người (nghĩa chuyển)
- Tạo từ ngữ mới:
+ Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y
VD: Văn + học à văn học
+ Từ ngữ mới xuất hiện
VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất
- Vay mượn: Kịch trường
Bài tập 2:
Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì: Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn.
XI. TỪ MƯỢN:
1. Ôn lại khái niệm: những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị.
2. Bài tập:
Bài tập 1: Chọn nhận định đúng:
- Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt
Bài tập 2:
- Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,pê đan, nan hoa, là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như: bàn, ghế, trâu, bò
- Các từ: a-xít, hidro, vitamin à còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì.
XII. TỪ HÁN VIỆT:
1. Ôn lại khái niệm: là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình,
2. Bài tập:
* Chọn quan niệm đúng: b
XIII. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI:
1. Ôn lại khái niệm:
- Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu âm
- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một một tầng lớp xã hội nhất định.
VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ.
2. Bài tập:
Bài tập 1: Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Bài tập 2: Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo
XIV. TRAO ĐỔI VỐN TỪ:
1. Ôn lại kiến thức:
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ
2. Bài tập:
Bài tập 1:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo:
+ Động từ : thảo ra để đưa thông qua
+ Danh từ : bản thảo để đưa thông qua
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
- Hậu duệ: con cháu của người đó chết
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật
Bài tập 2:
a, Béo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể à thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận
b, Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu à thay bằng từ tệ bạc: không nhớ ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử
c, Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt à thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đó tới
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- GV gợi ý: HS xem lại bài từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội trong SGK lớp 8 và kết hợp làm bài tập .
- Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó.
File đính kèm:
- Thanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 9 cktkn.doc