(1) Nêu các luận điểm chính trong bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” ( Nêu đúng 4 luận điểm chính):
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
(2) Em hãy nêu ý nghĩa và nghệ thuật văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” ?
* Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại .
* Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Nghệ thuật so sánh, đối lập.
- Thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, tích cực, đầy trách nhiệm của tác giả về nền hòa bình của nhân loại.
3. Bài mới: Bác Hồ đã từng viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhưng cũng đồng thời cũng đang gặp những thách thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Tầm quan trọng của vấn đề này đã được đề cập qua một văn bản Tuyên bố mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ?
+ HS đáp: Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
+ GV chốt: Khi giao tiếp, không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn cần phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào. Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
+ GV cho HS đọc Ghi nhớ: S/36.
HĐ2: Tìm hiểu Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
+ GV cho HS đọc VD1: S/37. Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại (lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự) và cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ ?
+ HS đáp: Ngoại trừ 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, còn tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
+ GV cho HS đọc tiếp VD2: S/37.
An: - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
Ba: - Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.
+ GV hỏi: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không ? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
+ HS trả lời, GV chốt: Không. Phương châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn). Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.”.
+ GV cho HS đọc VD3: S/37. Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
+ HS phát biểu: Không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà mình không tin là đúng). Vì bác sĩ muốn giúp bệnh nhân được lạc quan trong cuộc sống, có nghị lực hơn trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Như vậy không phải sự “nói dối” nào cũng đáng chê trách, lên án.
+ HS cho VD tương tự:
- Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị của mình.
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác người đối thoại
- Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
+ GV chốt: Nói chung, trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
+ GV cho HS đọc và suy nghĩ VD4: S/37. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Ý nghĩa câu này?
+ GV cho đáp án:
- Xét về nghĩa bề mặt hiển ngôn (câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét về nghĩa bề mặt hàm ẩn (hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức,) thì cách nói vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này còn có ý răn dạy: không nên chạy theo tiền bạc mà bỏ qua nhiều thứ khác quan trọng và thiêng trong cuộc sống.
+ GV chỉ định 1HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ (S/37).
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV yêu cầu HS đọc BT1 (S/38). Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng lănvào ngăn dưới của một kệ sách.Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố.Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
+ GV hỏi: Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
+ HS lên bảng: Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu ý: đối với người khác thì có thể đó là một câu nói có thông tim rõ ràng.
+ GV yêu cầu HS đọc BT2 (S/38). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bốn người hăm hở tới nhà lão Miệng. Đến nơi,họ không chào hỏi gì cả,cậu Chân và cậuTay nói thẳng với lão :
- “ Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi mà để nói cho ông biết : Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa,lâu nay chúng tôi vất vả cực khổ vì ông quá đủ rồi”.
+ GV hỏi: Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
+ HS lên bảng:
- Không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Vô lí vì khách đến nhà ai thì phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả.
I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP:
VD: S/36. Đọc truyện cười và trả lời các câu hỏi.
- Câu hỏi có tuân thủ đến phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
- Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
=> Cần phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào. Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
* Ghi nhớ: S/36. Vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói để làm gì? Nói ở đâu?)
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
VD1: S/37.
- Ngoại trừ 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, còn tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
VD2: S/37.
- Không.
- Phương châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn).
- Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.”
VD3: S/37.
- Không tuân thủ phương châm về chất.
- Vì bác sĩ muốn giúp bệnh nhân được lạc quan trong cuộc sống, có nghị lực hơn trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.
à Như vậy không phải sự “nói dối” nào cũng đáng chê trách, lên án.
Nói chung, trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
* VD về tình huống tương tự:
- Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị của mình.
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác người đối thoại
- Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
VD4: S/37.
- Xét về nghĩa bề mặt hiển ngôn (câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét về nghĩa bề mặt hàm ẩn (hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức,) thì cách nói vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này còn có ý răn dạy: không nên chạy theo tiền bạc mà bỏ qua nhiều thứ khác quan trọng và thiêng trong cuộc sống.
* Ghi nhớ: S/37. Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn háo giao tiếp;
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: (S/38). Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu ý: đối với người khác thì có thể đó là một câu nói có thông tim rõ ràng.
Bài tập 2: (S/38).
- Không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Vô lí vì khách đến nhà ai thì phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Có mấy phương châm hội thoại? Những nguyên nhân dẫn đến vi phạm phương châm hội thoại?
- Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận?
- Xây dựng hai đoạn hội thoại.
- Chuẩn bị: Viết bài làm văn số 1- văn thuyết minh.
+ Nghiên cứu các đề bài về thực vật, loài vật.
TUẦN 3 Ngày soạn:
TIẾT 14, 15 Ngày dạy:.
Tập làm văn VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (VĂN BẢN THUYẾT MINH)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Giúp HS viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả.
TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: Viết được bài văn thuyết minh trong đó có sử dung các biệt pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả một cách hợp lí có hiệu quả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, để viết thành một văn bản thuyết minh có bố cục rõ ràng.
3. Thái độ: Xây dựng ý thức làm bài một cách tích cực tự giác.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy làm bài của học sinh.
3. Bài mới: GV chép đề lên bảng.
Đề: Cây lúa Việt Nam.
* Đáp án:
Đề 1: Cây lúa Việt Nam.
*Mở bài:
Giới thiệu về cây lúa và tầm quan trọng của nó đối với người Á Đông.
*Thân bài: Đảm bảo các ý sau:
- Nguồn gốc:Có nguồn gốc từ cây lúa hoang xuất hiện từ thời nguyên thủy được con người thuần hóa thành lúa trồng.
- Đặc điểm: Thuộc họ lúa ,thân mềm, lá dài, quả có vỏ bọc ngoài.
Cây nhiệt đới, ưa sống dưới nước
- Các loại lúa: Lúa nếp , lúa tẻ, lúa nước.
- Lợi ích của cây lúa trong đời sống con người:
* Hạt lúa chế biến thành gạo là nguồn lương thực chính trong đời sống con người.
* Từ gạo chế biến ra các loại bánh.
* Thân lúa làm thức ăn cho gia súc.
- Lợi ích của cây lúa trong đời sống tinh thần: Lúa là đề tài sáng tác trong thơ ca, hội họa, âm nhạc,dùng cúng tế các ngày lễ ,giỗ ..
*Kết bài:
Khẳng định lại tầm quan trọng của cây lúa và nêu cảm nghĩ của em.
File đính kèm:
- Thanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 3.doc