A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Phân chia bố cục và phân tích phần mở đầu VB
2. Kĩ năng: Học sinh biết:
- Đọc - hiểu và phân tích phần mở đầu VB nghị luận về 1 vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về 1 vấn đề xã hội.
3. Thái độ : HS thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để rèn luyện.
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Giáo án, TLTK
2. Học sinh: Soạn bài
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, .
- Kĩ thuật: động não.
D/ Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: ? Giải thích tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ?
? Phân tích con đường văn nghệ với người đọc và khả năng kì diệu của nó?
3) Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Để đất nước phát triển, lớp trẻ phải chuẩn bị cho mình những gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 21 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tác giả đối với thế hệ trẻ nước ta ntn?
Qua tìm hiểu Vb em nhận thức rõ hơn về điểm nào trong tính cách của con người VN trước y/c mới của thời đại?
Em học tập được gì về cách viết NL của tác giả qua VB?
Em tự thấy bản thân có những ưu, nhược điểm gì trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới?
Em khắc phục điểm yếu ntn?
? Em hãy khái quát về ND và NT của bài viết.
b. Phần TB
b1. Những đòi hỏi của thế kỉ mới
- Viết vào thời điểm tết cổ truyền DT (năm 2001)
- Nước ta và cả TG bước vào thế kỉ mới (TK 21) Thiên niên kỉ mới (thứ 3)
- Mùa xuân là thời điểm đầy niềm tin và hi vọng về sự nghiệp và hp của mỗi người và DT.
- Thế kỉ mới và thiên niên kỉ mới vừa hứa hẹn vừa thử thách đối với con người trên hành tinh của chúng ta để tạo nên nhiều kì tích mới
* Yêu cầu khách quan: Sự phát triển của KH và công nghệ, sự giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế
® Là yêu cầu khách quan vì đó là sự phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế giới.
* Yêu cầu chủ quan:
- Nước ta cùng 1 lúc giải quyết 3 nhiệm vụ:
1. Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của kinh tế nông nghiệp
2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
® Là y/c chủ quan vì nảy sinh từ nội bộ nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏiới của thời đại
(SGK phần chú thích 4, 6, 7)
- Vì con người luôn là động lực của mọi nền kinh tế. Muốn có nền kinh tế phát triển cao và bền vững cần trước hết đến yếu tố con người
- Vì vấn đề Nl của tác giả mang nội dung kinh tế chính trị của thời hiện đại, liên quan đến nhiều người
- Diễn đạt được những thông tin kinh tế mới
Thông tin nhanh gọn, dễ hiểu
- Bước vào thế kỉ mới, mỗi người trong chúng ta cũng như toàn nhân loại cần khẩn trương chuẩn bị hành trang trước yêu cầu phát triển cao của nền kinh tế
b2. Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN
* Những điểm mạnh:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới
- Cần cù sáng tạo
- Đoàn kết trong k/c
- Thích ứng nhanh
Þ Ý nghĩa: Đáp ứng y/c sáng tạo của XH hiện đại
- Hữu ích trong 1 nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao
- Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ ĐN
- Tận dụng được cơ hội đổi mới
* Những điểm yếu:
- Yếu về kthức cơ bản và khả năng thực hành
- Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lđ, thiếu coi trọng qui trình công nghệ
- Đố kị trong làm kinh tế
- Kì thị với kinh doanh, sùng ngại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín
* Hạn chế:
- Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức.
- Không tương tác với nền kinh tế cn hoá
- Không phù hợp với sx lớn
- Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập
* Cách lập luận:
- Luận cứ nêu song song ( mạnh // yếu)
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
* Tác dụng: nêu bật cả cái mạnh và cái yếu của con người VN. Dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc
- Tác giả nghiêng về: chỉ ra điểm yếu của người VN
- Muốn mọi người VN không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn lo lắng về những yếu kém rất cần được khắc phục của mình
c. Kết bài:
* Yêu cầu với hành trang của người VN
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh
- Vứt bỏ những điểm yếu
- Vì hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém lỗi thời mà người VN mắc phải
- Tác giả: trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống đồng thời không né tránh, phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc phục của con người VN
- Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm lo lắng đến tương lai của ĐN mình, DT mình.
* Lớp trẻ cần nhận ra những ưu điểm nhược điểm trong tính cách của người VN chúng ta để khắc phục và vươn tới
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp từ giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai
- Tác giả lo lắng, tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ VN sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới
- Trước nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước theo yêu cầu thời đại, con người VN phải phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có đồng thời loại bỏ những yếu kém lạc hậu, làm vậy là gia tăng những giá trị mới trong hành trang thế kỉ của mình
- Cách viết:
Bố cục mạch lạc, quan điểm rõ ràng,lập luận ngắn gọn, sử dụng thành ngữ, tục ngữ
3. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
H/s đọc chậm ghi nhớ
4. Củng cố : GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2(sgk)
5. Hướng dẫn về nhà : Nắm nội dung bài; học kĩ ghi nhớ
- Soạn: Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 104,105 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được:
- Vận dụng KT đã học để làm bài NL về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày
- Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra
B/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên: ra đề
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức lí thuyết và tìm hiểu các vấn đề về môi trường, ATGT
C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
D/ Tiến trình dạy học:
1) Ổn định tổ chức:
2) KT bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
3) Bài mới :
I. Đề 1 : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ dù hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống hoặc những nơi công cộng.... Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
II.Yêu cầu chung
1. Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
2. Nội dung: Hiện tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãi.
III. Yêu cầu cụ thể
*MB: Giới thiệu, nêu sự việc hiện tượng cần bình luận ở đề bài này là : Rác thải, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Học sinh có thể đặt những tiêu đề khác nhau để viết bài. Nhưng cần phải đảm bảo được : sự vật, hiện tượng cần bình luận.
* Thân bài:
- Nêu các biểu hiện của hiện tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãimột cách vô tình không ngần ngại.kể cả những nơi du lịch, những danh lam thắng cảnhngười ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
- Nêu tác hại của hiện tượng vứt rác bừa bãi là vô cùng to lớncản trở đường đi, tắc đường đi, tắc cống, ô nhiễm đồng ruộng.ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bệnh tật, ô nhiễm không khí.
- Nêu nguyên nhân sâu sa của hiện tượng này suy cho cùng là do chính con người thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ phát triển, nhu cầu cuộc sống cao
- Bày tỏ thái độ: khen, chê đối với sự việc : người có ý thức, người vô ý thức
- Biện pháp khắc phục: Con người phải tự giác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mìnhThanh niên học sinh hãy thi đua.bảo vệ môi trường : xanh, sạch, đẹpTuyên truyền phát động mọi người hãy vì ngôi nhà chung của chúng ta.
* Kết bài : Nêu ý kiến khái quát nhất đối với sự việc, hiện tượng.
IV. Biểu điểm:
1. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được các biểu hiện của h/tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãi.
- Nêu được nguyên nhân của hiện tượng
- Nêu được tác hại của hiện tượng..
- Đưa ra biện pháp khắc phục.
- Nêu được ý kiến cá nhân của bản thân học sinh .
2. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết phải có tiêu đề rõ ràng.
- Có bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết.
- Văn viết mạch lạc, lô gic, đúng thể loại nghị luận.
3. Thang điểm:
- Điểm 9-10: Đảm bảo nội dung trên, văn viết tốt, đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 7- 8: Đảm bảo nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, mắc ít lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Đảm bảo nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, mắc ít lỗi chính tả và một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Chưa đáp ứng đầy đủ nội dung trên, văn viết còn mắc nhiều lỗi chính tả một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
I Đề 2 : Hiện nay, khi tham gia giao thông, không ít người thường xuyên vi phạm Luật giao thông. Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng này.
II.Yêu cầu chung
1. Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
2. Nội dung: Hiện tượng thiếu ý thức của con người : vi phạm ATGT khi tham gia GT
III. Yêu cầu cụ thể : Tình trạng vi phạm ATGT thường xuyên xảy ra, cụ thể :
Biểu hiện:
- Đi bộ hàng đôi, hàng ba.
- Vừa đi vừa nô đùa, trêu trọc nhau
- Sang đường không đảm bảo an toàn
- Đi xe đạp, xe máy hàng ba, nô đùa, phóng nhanh, vượt ẩu lạng lách, đánh võng...
Nguyên nhân:
- Do thiếu ý thức bảo vệ mình và người khác
- Do thiếu hiểu biết về ATGT
- Do chủ quan, mải chơi
Tác hại
- Gây cản trở, tai nạn, vi phạm luật giao thông.
- Làm mất mĩ quan
Đánh giá
- Đó là thói quen, hành vi xấu, thiếu văn hóa, ảnh hưởng xấu đến bản thân, mọi người
Cách khắc phục:
- Tôn trọng luật giao thông, gương mẫu, nhắc nhở bạn bè khi vi phạm.
- Có những bài viết (thông điệp) về nội dung ATGT để tuyên truyền cho bạn bè và người thân.
IV. Biểu điểm:
1. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được các biểu hiện của h/tượng thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông
- Nêu được nguyên nhân của hiện tượng
- Nêu được tác hại của hiện tượng..
- Đưa ra biện pháp khắc phục.
- Nêu được ý kiến cá nhân của bản thân học sinh .
2. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết phải có tiêu đề rõ ràng.
- Có bố cục ba phần : Mở, Thân, Kết.
- Văn viết mạch lạc, lô gic, đúng thể loại nghị luận.
3. Thang điểm:
- Điểm 9-10: Đảm bảo nội dung trên, văn viết tốt, đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 7- 8: Đảm bảo nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, mắc ít lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Đảm bảo nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, mắc ít lỗi chính tả và một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Chưa đáp ứng đầy đủ nội dung trên, văn viết còn mắc nhiều lỗi chính tả một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
4. Củng cố : G/v thu bài, đếm bài. Nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
Xem kĩ lại lí thuyết. Viết lại bài văn vào vở bài tập .
Chuẩn bị bài tiếp theo: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
-----------------------------------------------------------
Ngày 13 tháng 1 năm 2014
File đính kèm:
- NV9HKI Tuan 21.doc