Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh – sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị - để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.

II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của một bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vặn dụng biện pháp nghệ thuật trong viêc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.

 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác,

3.Thái độ: Lòng kính yêu và tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện noi gương Bác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:

9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)

9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)

2. Kiểm tra: Kiểm tra tập bài soạn xem HS có soạn bài ở nhà chưa.

3. Bài mới:

- Hồ Chí Minh (1890-1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ông được mọi người rất mực kính trọng. Hồ Chí Minh không chỉ là người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, Phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Phong cách đó thể hiện như thế nào, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất liệu đá và nước làm nên sự kì lạ vô tận đó. + GV tiếp tục hỏi: Tác giả đã vận dụng biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản “Hạ Long – đá và nước” ? + HS phát biểu, GV chốt đáp án: Các biện pháp nghệ thuật được vận dụng: - Tưởng tượng và liên tưởng: tưởng tượng những cuộc dạo chơi bằng những loại thuyền, ca nô cao tốc; khơi gợi những cảm giác có thể có. - Nhân hóa: gọi đá bằng tên, bằng từ ngữ mô tả đặc điểm, tính nết của con người (thập loại chúng sinh đá, thế giới người bằng đá, chen chúc, già đi, trẻ lại, trang nghiêm, nhí nhảnh, tinh nghịch, buồn, vui,) - So sánh. - Miêu tả. + GV chốt: Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng mô tả vịnh Hạ Long như một thế giới có tri giác, có tâm hồn, làm cho bài viết giàu chất thơ, sống động, gợi nhiều hứng thú cho người đọc. + GV cho HS đọc ghi nhớ: S/13. - Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ấn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca... - Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. * GV yêu cầu 1HS đọc văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh” và trả lời các câu hỏi: + GV hỏi: a) Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng? b) Bài thuyết minh này có những nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? + HS phát biểu, GV chốt đáp án: a) Văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh” (tr.14) có tình chất thuyết minh. Tính chất ấy thể hiện ở những điểm: Cung cấp kiến thức khách quan về loài ruồi. Cụ thể: chủng loài, môi trường sống, sinh trưởng, đặc điểm cơ thể, tác hại, Những phương pháp thuyết minh: - Định nghĩa: “Con là Ruồi Xanh, thuộc họ côn trùng 2 cánh, mắt lưới.” - Phân loại: “Họ hành nhà con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm” - Liệt kê: “mắt ruồi như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân.” - Dùng số liệu (con số): “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Một đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra đến 19 triệu tỉ con ruồi.” b) - Nét đặc biệt: yếu tố thuyết minh và yêu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ (kể, miêu tả, nhân hóa). - Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vui mà học; truyền tải tri thức một cách sinh động, thú vị. + GV yêu cầu HS đọc đoạn văn: Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao??. Sau này học môn sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẵng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động. + GV yêu cầu HS về tìm tư liệu: Tìm đọc bài Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (Ngữ văn 8, tập 2, tr.33-34). I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VBTM: 1. Ôn tập văn bản thuyết minh: * Khái niệm: Văn bản thuyết minh là văn bản giới thiệu trình bày chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất, giá trị của sự vật, hiện tượng một vấn đề của tự nhiên, xã hội và con người. 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: - Thuyết về đặc điểm cấu tạo của Hạ Long là do chất liệu đá và nước làm nên sự kì lạ vô tận đó. - Các biện pháp nghệ thuật được vận dụng: + Tưởng tượng và liên tưởng. + Nhân hóa: gọi đá bằng tên, bằng từ ngữ mô tả đặc điểm, tính nết của con người. + So sánh. + Miêu tả. Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng mô tả vịnh Hạ Long như một thế giới có tri giác, có tâm hồn, làm cho bài viết giàu chất thơ, sống động, gợi nhiều hứng thú cho người đọc. * Ghi nhớ: S/13. II. LUYỆN TẬP: BT1. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: - Văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh” (tr.14) có tình chất thuyết minh. - Tính chất ấy thể hiện ở những điểm: Cung cấp kiến thức khách quan về loài ruồi. Cụ thể: chủng loài, môi trường sống, sinh trưởng, đặc điểm cơ thể, tác hại, - Những phương pháp thuyết minh: số liệu, giải thích, so sánh phân loại, nêu định nghĩa, liệt kê. - Nét đặc biệt: yếu tố thuyết minh và yêu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ (kể, miêu tả, nhân hóa). - Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vui mà học; truyền tải tri thức một cách sinh động, thú vị. BT2. Đọc đoạn văn trong SGK (tr.15) và nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh. - Đối tượng thuyết minh: tiếng kêu của chim cú. - Đoạn văn nói về tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. - Biện pháp nghệ thuật : kể chuyện. III. TƯ LIỆU THAM KHẢO: Tìm đọc bài Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (Ngữ văn 8, tập 2, tr.33-34). Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài văn thuyết minh (ví dụ: kể chuyện, miêu tả). IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Giáo viên hệ thống lại bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong khi viết văn bản thuyết minh để làm cho văn bản này thêm sinh động, hấp dẫn. - Học sinh về nhà: Học bài. - Chuẩn bị bài: “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”. (Đề: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.) TUẦN 1 Ngày soạn: TIẾT 5 Ngày dạy:. Tập làm văn LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút,. . .) - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . 2. Kĩ năng: - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. - Lập dàn ý và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS trong tập bài soạn. 3. Bài mới: Thực hành vấn đề thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là một quá trình lâu dài và cần thiết.Vì vậy qua tiết thực hành hôm nay, mong rằng các em sẽ tự giải quyết các vấn đề tương tự. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Chuẩn bị ở nhà. 1. Yêu cầu luyện tập: - Về nội dung: Văn bản thuyết minh phải nêu được công dụng cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các đồ dùng nói trên. - Về hình thức: phải biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để giúp cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 2. Yêu cầu chuẩn bị: - Xác định đề bài cụ thể. - Lập dàn ý chi tiết và viết Mở bài. 3. Dàn bài chi tiết: Đề bài: chiếc quạt a) Mở bài: Giới thiệu về cái quạt một cách khái quát. b) Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt: + Quạt là một đồ dùng như thế nào? (Phương pháp nêu định nghĩa). + Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào? (Phương pháp liệt kê). + Mỗi loại quạt có cấu tạo và công dụng như thế nào? (Phương pháp phân tích phân loại). + Để sử dụng quạt có hiệu quả cần bảo quản quạt như thế nào? c) Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của quạt trong cuộc sống. - Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài văn: có thể dùng biện pháp nghệ thuật: Kể chuyện, tự thuật, nhân hoá, - Đọc phần mở bài với đề văn đã chọn. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. + GV cho HS đọc văn bản “Họ nhà Kim” (S/16) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Văn bản “Họ nhà Kim” có phải là một văn bản thuyết minh không? Vì sao? 2. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn cho văn bản ấy? 3. Nêu một số biện pháp nghệ thuật cần vận dụng trong bài văn thuyết minh để làm cho bài viết thêm phần hấp dẫn, sinh động ? + GV cho dãy ra thảo luận nhóm trong 5 phút: . Dãy 1: câu 1. . Dãy 2: câu 2. . Dãy 3: câu 3. . Dãy 4: nhận xét câu trả lời của dãy 1, 2, 3. + GV chốt đáp án: 1. Đó là VBTM, bởi văn bản đã cung cấp những tri thức về một vật dụng: cây kim. 2. Sức hấp dẫn của văn bản ấy là ở chỗ người viết đã để cho cây kim tự thuật về nó bằng nghệ thuật nhân hóa. 3. Một số biện pháp nghệ thuật: tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa. I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ: Cho đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. 1. Tìm hiểu đề: -Thể loại: Thuyết minh đồ vật. - Nội dung: Chiếc nón lá Việt Nam (chất liệu, cấu tạo, lịch sử) - Giới hạn: Hiểu biết về chiếc nón lá Việt Nam, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh . 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón. b. Thân bài:  - Lịch sử chiếc nón. - Cấu tạo của chiếc nón. - Quy trình làm ra chiếc nón. - Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón. c. Kết bài: - Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống. 3. Viết bài: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. (Nghị luận) Chiếc nón lá Việt Nam không phải chỉ dùng để che mưa, che nắng mà dường như nó là một phần không thể thiếu làm nên vẽ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá từng đi vào ca dao “Qua đình bấy nhiêu” Vì sao chiếc nón lá lại được người Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo của chiếc nón lá nhé! II. LUYỆN TẬP: Hướng dẫn đọc văn bản: “Họ nhà Kim” - Đối tượng thuyết minh: Họ nhà Kim. - Thuyết minh về: Hình dáng, lịch sử, tác dụng của các loại kim. - Nghệ thuật: nhân hóa, tự thuật, kể chuyện. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. HS xem lại bài. Làm bài tập. Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

File đính kèm:

  • docThanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 1.doc