* Hãy kể tên 3 văn bản nhật dụng em đã học trong chương trình?
- tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
* Các văn bản trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
=> Các văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả (cuộc chia tay.), thuyết minh, nghị luận, miêu tả (âu dịch thuốc lá), tuyên bố.(hành chính nghị luận).
* Mặc dù sử dụng tất cả các phân tích biểu đạt song tại sao người ta không xếp chúng là 1 trong 6 kiểu văn bản đã học mà lại gọi chúng là văn bản nhật dụng?
- Các văn bản trên không được xếp 1 trong 6 kiểu văn bản vì các văn bản trên không thể hiện rõ đặc trưng 1 kiểu văn bản cụ thể mà nó là sự kết hợp của tất cả các kiểu loại văn bản. Sở dĩ văn bản trên được goi là văn bản nhật dụng vì nó đề cập đến chức năng về đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.
(*) Những điều trên chính là khái niệm về văn bản nhật dung. Theo em thế nào là văn bản nhật dụng?
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 136 đến 140 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.
- Chợt tiếng đàn tụt tay ngó xuống
* Sự chuyển động của phố núi được thể hiện ra sao ?
* Tìm chi tiết miêu tả sắc màu nơi phố núi?
- Lá tre (xanh)
- Lụa hoàng hôn (hồng nhạt)
- Hoa mua (tím)
- Dòng kênh (biếc)
* Màu sắc phố núi có gì đặc biệt ?
* Tìm hình ảnh miêu tả âm thanh, mùi vị nới phố núi ?
- Âm thanh:
Lá tre chòng nhau cười khẽ (NT nhân hó a)-à Nhẹ, gợi cảm.
- Mùi vị:
Bó mía cháy ngọt nồng câu thơ cũ (Không chỉ nhận biết bằng khứu giác, vị giác mà bằng tâm hồn cảm xúc: ngọt nồng câu thơ cũ)
* Em có nhận xét gì về 2 câu thơ ở khổ thơ cuối:
“ Lưng đỏ cũng như gốc đa cổ thụ
Mặt nhàu nát như con đường đá cũ”
- Thủ pháp so sánh, trộn hòa ảo vào thực, đồng hóa tâm trạng tác giả vào tiếng đàn bầu, vào phố núi.
* Em có nhận xét gì về khung cảnh nơi phố núi qua cảm nhận của tg?
* Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng trong bài thơ có gì đặc sắc?
II.Tìm hiểu văn bản
- Phố nhỏ yên tĩnh, ung dung tự tại, gợi những kí ức xa xưa.
- Những chuyển động thực và ảo đan xen, giao hòa.
- Màu sắc kín đáo, gần gũi, thân thương, không phô trương, rực rỡ.
- Âm thanh: Nhẹ, gợi cảm
- Mùi vị: Không chỉ nhận biết bằng khứu giác, vị giác mà bằng cả tâm hồn, cảm xúc.
à Khung cảnh phố núi thân thương gợi nhiều kỉ niệm.
* Tổng kết
- Nghệ thuật: Thủ pháp trộn hoà ảo và thực, đồng hóa tâm trạng tác giả vào tiếng đàn bầu, vào phố núi. Thủ phỏp so sánh được sử dụng biến ảo.
- Nội dung: Tình yêu quê hương, sự trân trọng, nâng niu những kỉ niệm tuổi thơ, nỗi buồn nhớ quãng đời trong trẻo, thơ ngây đã đi qua.
Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
* Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc nhất của mình?
III. Luyện tập
- Viết đoạn văn kể lại kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ của mình.
4. Củng cố (3 phút)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt lớp 9.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...
Ngày soạn: 5 / 3 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 139 - Bài 27
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học trong học kì II. Về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3.Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý,
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Đọc thuộc lòng bài thơ Phố núi - Nguyễn Đức Hạnh ?
* Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Trong học kì II vừa qua chúng ta đã tìm hiểu một số đơn vị kiến thức như: khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý. Để giúp các em có cái nhìn hệ thống về những đơn vị kiến thức này chúng ta cùng ôn tập.
Hoạt động 2 ( 32 phút) Ôn tập Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Mục tiêu: HS nắm được Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Nhắc lại khái niệm khởi ngữ? Lấy ví dụ minh họa?
* Thế nào là thành phần biệt lập?
* Kể tên các thành phần biệt lập đã được học? Nội dung của nó?
- Ví dụ: Hình như, hôm nay trời dông.
Hình như: Thái độ của người nói đối với sự việc nói trong câu chưa chắc chắn.
- Ví dụ: ồ, sao mà độ ấy vui thế.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
1. Khởi ngữ: là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ, thường có thê rthêm các quan hệ từ về, đối với.
Ví dụ: Đối với cháu, thật là đột ngột.
Khởi ngữ
2. Các thành phần biệt lập.
* Thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
* Các thành phần biệt lập: Cảm thán, tình thái, gọi - đáp, phụ chú.
1. Thành phần tình thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. ( Thái độ của người nói đối với sự việc nói đến trong câu và thái độ của người nói với người nghe)
2.Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)
3. Thành phần gọi - đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chínhc ủa câu.
Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi hs đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
2. Luyện tập
Bài 1/109
a. Xác định các thành phần: Khởi ngữ, các thành phần biệt lập trong các đoạn trích.
- Khởi ngữ: Xây cái lăng ấy
- Tình thái: Dường như
- Cảm thán: Vất vả quá !
- Gọi - đáp: Thưa ông
- Phụ chú: Những người con gái...nhìn ta như vậy.
b. Điền vào bảng thống kê.
Khởi ngữ
Các thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Goi- đáp
Phụ chú
- Xây cái lăng ấy
-Dường như
- Vất vả quá
-Thưa ông
- Những người con gái...nhìn ta như vậy.
Bài 2/110
Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập?
* Đoạn văn:
Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu ? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ con người mới nhận ra rằng: gia đình là cái tổ ấm cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
4. Củng cố (3 phút)
- Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Các thành phần biệt lập.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần Tiếng Việt - Tiếp.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 5 / 3 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 140 - Bài 27 - tiếp
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học trong học kì II. Về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3.Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý,
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Thế nào là khởi ngữ ? Lấy ví dụ ?
* Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên 4 thành phần biệt lập ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Trong học kì II vừa qua chúng ta đã tìm hiểu một số đơn vị kiến thức như: khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý. Để giúp các em có cái nhìn hệ thống về những đơn vị kiến thức này chúng ta cùng ôn tập.
Hoạt động 2 ( 32 phút) Ôn tập Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Mục tiêu: HS nắm được Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Thế nào là liên kết cầu và liên kết đoạn văn?
Ghi nhớ/sgk43
- Gọi hs đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
* Thế nào là nghĩa tường minh? Nghĩa hàm ý ?
Ghi nhớ/sgk75
* Điều kiện để sử dụng hàm ý ?
Ghi nhớ/sgk91
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Bài 1/110
Đoạn trích (a), nhưng nhưng rồi, và và thuộc phép nối.
Đoạn trích (b): Cô bé thuộc phép lặp lại; cô bé – nó thuộc phép thế.
Đoạn trích (c): bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa – thế: thuộc phép thế.
Bài 2/110
* Bảng tổng kết về các phép liên kết đã được học.
Phép liên kết
Lặp từ
Thế
Nối
- Từ ngữ tương ứng
- Cô bé (b)
- Nó (b)
- Thế (c)
- Nhưng, nhưng rồi, và ( a)
Bài 3/111
- Về nội dung: Các câu trong đoạn văn đã hướng đến làm rõ nội dung chủ để của văn bản Bến quê: chúng ta nên trân trọng những gì gần gũi ở quanh ta.
- Về hình thức: Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết câu: như phép thế, phép nối.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý.
Bài 1/111
Truyện cười Chiếm hết chỗ.
- Câu chứa hàm ý: ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi !
à Hàm ý: Địa ngục là chỗ của các ông ( người nhà giàu )
Bài 2/111
Tìm hàm ý của các câu in đậm trong các đoạn trích.
a. Tớ thấy họ ăn mặc đẹp đấy.
à hàm ý: Đội bóng của huyện chơi không hay. Tôi không muốn bình luận về chuyện này.
b. Tớ bào cho Chi rồi .
à Hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
4. Củng cố (3 phút)
- Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn?
- Nghĩa tường minh và hàm ý? Điều kiện sử dụng hàm ý ?
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. Xem lại bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày 7 tháng 3 năm 2014
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 7 tháng 3 năm 2014
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van 9 tuan 30.doc