I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh - Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình trên cơ sở sửa lỗi của giáo viên. Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả. Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.
3. Thái độ: HS có ý thức sửa lỗi trong bài viết của mình.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Bài đã chấm của Hs có nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2. Trò: Ôn lại dàn bài NL về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1 .
9A3 .
2. Kiểm tra bài cũ ( 0 phút)
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Các em đã viết bài văn nghị luận về một bài thơ hay đoạn thơ. Để đánh giá kết quả bài viết thầy cùng các em thực hiện tiết trả bài.
Hoạt động 2 (37 phút) Nhận xét, đánh giá bài viết của Hs. Hướng dẫn hs sửa lỗi.
- Mục tiêu: HS nhận biết ưu nhược trong bài viết TLV số 6 - biết sửa lỗi.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 131 đến 135 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập theo hướng dẫn + Giấy kiểm tra.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ ( 0 phút)
3. Bài mới: 37 phút
MA TRẬN ĐỀ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Thơ
Trình bày nội dung bài thơ MXNN
1. Phân tích hình ảnh thơ trong Bài thơ Viếng Lăng Bác.
2. Phân tích khổ cuối bài thơ Sang thu à Cảm nhận tinh tế về thời khắc giao mùa.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
2
9
90 %
3
10
100%
ĐỀ BÀI
Câu 1: (1 đ) Trình bày nội dung chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải?
Câu 2: (3 đ) Phân tích hình ảnh Mặt trời trong 2 câu thơ sau:
Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Câu 3: (6 đ) Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu thỉnh để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa cùng sự chiêm nghiệm về đời người?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1 điểm)
Bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dan tộc.
Câu 2: (2 điểm)
- Học sinh phân tích được biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong hai câu thơ.
+ Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ thứ nhất chỉ Mặt trời thật soi sáng nhân gian.
+ Hình ảnh Mặt trời trong câu thứ hai chỉ Bác Hồ soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam. à Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của bác Hồ, thể hiện thái độ tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
Câu 3: (6 điểm)
* Mở bài: ( 1.5 điểm) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ.
* Thân bài: ( 3 điểm) Phân tích khổ thơ cuối.
- Hai câu đầu: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ - nắng đã nhạt dần, mưa cũng không còn nhiều nữa. (1 điểm)
- Hai câu sau: ( 2 điểm)
+ Ý nghĩa tả thực: hiện tượng sâm, hàng cây là thiên nhiên lúc sang thu.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: sấm - là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
+ Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải. Tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình khi con người từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.
* Kết bài: ( 1,5 điểm) Suy nghĩ cảm xúc , ấn tượng về khổ thơ.
4. Củng cố (3 phút)
- GV thu bài chấm; nhận xét, đánh giá giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Ôn tập phần thơ à Kiểm tra HK II
- Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 6.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 24 / 2 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 133
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh - Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình trên cơ sở sửa lỗi của giáo viên. Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả... Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.
3. Thái độ: HS có ý thức sửa lỗi trong bài viết của mình.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Bài đã chấm của Hs có nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2. Trò: Ôn lại dàn bài NL về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ ( 0 phút)
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Các em đã viết bài văn nghị luận về một bài thơ hay đoạn thơ. Để đánh giá kết quả bài viết thầy cùng các em thực hiện tiết trả bài.
Hoạt động 2 (37 phút) Nhận xét, đánh giá bài viết của Hs. Hướng dẫn hs sửa lỗi.
- Mục tiêu: HS nhận biết ưu nhược trong bài viết TLV số 6 - biết sửa lỗi.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích: “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
a. Mở bài. ( 2 điểm)
- Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Nêu hoàn cảnh của Miền Nam nước ta khiến cho ông Sáu và bao người khác phải ra chiến trường....
b. Thân bài.
* Tình cảm và suy nghĩ của bé Thu. ( 2 điểm)
- Thái độ tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu ba mới về.
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo.
- Thái độ tình cảm của bé Thu trong buổi chia tay cha.
* Nhân vật ông Sáu. ( 2 điểm)
- Tình cảm của ông Sáu trước khi thuyền về đến nhà.
- Tình cảm của ông Sáu đối với con trong những ngày ở nhà.
- Tình cảm khi con nhận ra mình.
- Tình cảm của ông sáu trong những ngày ở chiến trường sau khi về thăm nhà
* Nhận xét, đánh giá. ( 2 điểm)
- Tình cảm cha con là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam nói riêng và con người nói chung.
- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ...kể chuyện ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện khách quan thuyết phục.
c. Kết bài. ( 2 điểm)
- Nêu nhận định đánh giá chung của bản thân về đoạn trích.
I. Đề bài
Học sinh nhắc lại
II. Đáp án & biểu điểm chấm
(Theo đáp án)
III. Nhận xét, đánh giá bài viết của hs
1. Ưu điểm.
- Các em đã xác định đúng yêu cầu của đề bài, biết vận dụng kiến thức đã học nghị luận về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- Biết nêu cảm nhận của mình về đoạn trích thông qua hai nhận vật - Bé Thu và ông Sáu.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Các em đã có rất nhiều cố gắng trong bài viết này: biết viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ khoa học.
2. Tồn tại:.
- Một số bài viết chưa thực sự cố gắng, chưa nắm vững cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
- Bố cục không rõ ràng (thân bài 1 đoạn). Các phần trong bài văn lủng củng.
3. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài viết.
* Về nội dung: Theo dàn bài
* Sửa lỗi chính tả: Sai: tr/ch: l/n: r/gi/d còn nhiều em mắc những lỗi này.
* Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt.
9A1: Dần, Luyện, Hồng
9A3: Bách, Tùng, Trung
4. Trả bài & lấy điểm
5. Đọc bài tham khảo
9A1: Ngát, Lưu Trang.
9A3: Hằng, Hải.
Lớp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tỉ lệ
9A1
9A2
4. Củng cố (3 phút)
- Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Ôn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 7.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 26 / 2 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 134 + 135
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài văn theo đặc trưng kiểu bài nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ)
3. Thái độ: Học sinh có ý thức cố gắng vươn lên thông qua bài viết. Có ý thức vận dụng lý thuyết văn nghị luận vào bài làm.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Đề bài, đáp án và biểu điểm.
2. Trò: Ôn tập nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ)
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ ( 1 phút)
3. Bài mới: 82 phút
MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Thơ
Trình bày nội dung bài thơ MXNN
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3
30%
1
7
70 %
2
10
100%
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 đ) Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:
"Đan lờ cài nan hoa.
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời".
( “Nói với con”- Y Phương)
Câu 2: (7 đ) Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu 1: (3 điểm)
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt.
+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau.
Câu 2: (7 điểm)
1. Mở bài: ( 1, 5 điểm)
- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca.
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm súc chân thành tha thiết.
2. Thân bài
a. Khổ 1: (1,0 điểm)
- Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi
- Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác.(Tre tîng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam).
b. Khổ 2: (1,0 điểm)
- Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi)
- Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân: hình ảnh dòng người nối dài vô tân như kết thành tràng hoa dâng Bác.
c. Khổ 3: (1,0 điểm)
- Có cảm giác Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên có trăng làm bạn.
- Nhưng trở về với thực tại: Bác đã đi xa, một nỗi đau nhức nhối.
d. Khổ 4: (1,0 điểm)
- Lưu luyến bịn rịn không muốn xa Bác.
- Muốn làm “chim, hoa, tre” để được gần Bác
- “Cây tre trung hiếu” thực hiện lí tưởng của Bác, và lời dậy của Bác : “trung với nước hiếu với dân”.
3. Kết bài: (1,5 điểm)
- Nghệ thuật: Bài thơ giàu cảm xúc, âm hưởng trầm lắng, lời thơ tự nhiên.
- Bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, trước hết là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ và của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.
4. Củng cố (3 phút)
- Thu bài chấm. Nhận xét, đánh giá giờ viết bài.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Ôn nghị luận về một đoạn thơ (hoặc bài thơ)
- Chuẩn bị bài: Tổng kết văn bản nhật dụng.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày 28 tháng 2 năm 2014
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 28 tháng 2 năm 2014
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van 9 tuan 29.doc