I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2/ Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3/ Thái độ :
Giáo dục HS có ý thức yêu mến, gắn bó với đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
- Thầy :
+ Giáo án, SGK.
+ Chân dung Thanh Hải.
- Trò : Soạn bài.
+ Sưu tầm một số bài thơ về mùa xuân.
+ Mùa xuân của thiên nhiên đất nước.
+ Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra sỉ số.
3/ Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG 1 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 6 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp
b/ Các bước của hoạt động :
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/ 2/ 2014
Tuần 26
Tiết 116
MÙA XUÂN NHO NHỎ
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2/ Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3/ Thái độ :
Giáo dục HS có ý thức yêu mến, gắn bó với đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
- Thầy :
+ Giáo án, SGK.
+ Chân dung Thanh Hải.
- Trò : Soạn bài.
+ Sưu tầm một số bài thơ về mùa xuân.
+ Mùa xuân của thiên nhiên đất nước.
+ Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra sỉ số.
3/ Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG 1 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 6 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp
b/ Các bước của hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Cho HS đọc chú thích trang 56, 57.
- Hãy nêu những nét chính về tác giả ?
- GV : Thanh Hải lớn lên trong một gia đình trí thức nghèo : cha dạy học, mẹ là nông dân, 17 tuổi ông tham gia cách mạng. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm chống Pháp. Những năm kháng chiến chống Mĩ Thanh Hải tình nguyện ở lại hoạt động tại quê hương cho đến ngày giải phóng miền Nam.
- Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1/ Tác giả :
Thanh Hải ( 1930 - 1980 ) tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu, đã để lại cho đời một số tác phẩm có giá trị .
2/ Tác phẩm :
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11/ 1980 không bao lâu sau tác giả qua đời ( Đây là bài thơ cuối cùng của tác giả, được viết trên giường bệnh ).
HOẠT ĐỘNG 2 : PHÂN TÍCH ( 30 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp, phân tích, bình giảng.
b/ Các bước của hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- GV hướng dẫn đọc : Đọc giọng say sưa trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời ; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước ; giọng thiết tha trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Gọi HS đọc.
- Hãy tìm bố cục và ý chính của của bài thơ.
- Hãy cho biết mạch cảm xúc và tư tưởng của bài thơ ?
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- Tín hiệu mùa xuân trong khổ thơ này là gì ? Theo em, tín hiệu nào gây ấn tượng mạnh hơn cả ? Vì sao ?
- GV diễn giảng về sự chuyển đổi cảm giác.
- Gọi HS đọc 2 khổ tiếp.
- Khi đất nước vào xuân tác giả nhắc đến những người nào ? Vì sao họ lại được lại quan tâm như vậy ?
- Lộc ở đây có nghĩa là gì ? Mùa xuân của người cầm súng và mùa xuân của người ra đồng có quan hệ với nhau như thế nào ?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì qua hai câu thơ : Tất cả xôn xao. Từ đó cho biết nhịp điệu mùa xuân của đất trời, con người đất nước được thể hiện như thế nào ?
- Gọi HS đọc phần còn lại.
- Trước mùa xuân của đất trời, tác giả có ước vọng gì ?
- Em có nhận xét gì về cách dùng đại từ xưng hô của tác giả ?
- Bài thơ được kết thúc như thế nào ?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
II. PHÂN TÍCH :
1/ Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ :
* Bố cục :
- Khổ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Hai khổ tiếp : Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
- Hai khổ tiếp : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương qua dân điệu dân ca xứ Huế.
* Mạch cảm xúc và tư tưởng của bài thơ là đi từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của đất nước, của cách mạng và cuối cùng là mùa xuân của mỗi người trong mùa xuân lớn cùa đất nước.
2/ Mùa xuân của thiên nhiên đất nước.
- Tín hiệu mùa xuân là bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh, là tiếng chim chiền chiện hót vang trời, là những giọt mưa xuân long lanh rơi. Những giọt long lanh không còn là giọt mưa, mà là giọt âm thanh, thành giọt màu sắc và có thể có cả giọt thời gian.
Giọt thời gian gây ấn tượng mạnh hơn cả vì nó liên tiếp ( từng giọt ) nó mang cả tiếng chim, cả hơi mát của mưa, cả thời gian của mùa xuân, nó that gần, thấm vào bàn tay người hứng.
- Trong không khí mùa xuân rộn ràng náo nức tác giả nhắc đến người cầm súng và người ra đồng. Họ là 2 lực lượng tiêu biểu nhất cho đất nước, làm hai nhiệm vụ quan trọng nhất : bảo vệ và lao động xây dựng đất nước.
- Điệp từ : tất cả -> cuộc sống thiên nhiên tràn ngập sức xuân.
Từ láy : hối hả, xôn xao -> tất cả đang tong bừng náo nức.
Nhịp điệu mùa xuân rất khẩn trương, náo nức : hối hả, xôn xao. Nó là nhịp của lịch sử, là nhịp của thời đại, nó vẫn đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.
3/ Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người :
- Trước mùa xuân của đất trời, tác giả ao ước được góp phần của mình. Một phần rất nhỏ bé, khiêm tốn : như là tiếng chim hót, hương sắc của hoa, nốt nhạc trầm của bản hòa ca. Đó là mùa xuân do con người làm ra, một mùa xuân nho nhỏ.
- Tác giả dùng đại từ ta để xưng hô. Ta vừa là số ít mang sắc thái trang trọng, kiêu hãnh, vừa là số nhiều. Vì vậy mà nói được niềm riêng lại cũng vừa diễn đạt cái chung -> đây là tâm sự ước vọng của tác giả nhưng cũng là của nhiều người.
- Bài thơ kết thúc bằng một âm điệu dân ca xứ Huế mênh mang tha thiết, biểu lộ niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời, vào đất nước.
HOẠT ĐỘNG 3 : TỔNG KẾT ( 4 phút )
a/ Phương pháp giảng dạy : Vấn đáp
b/ Các bước của hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
* KNS : Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
* KNS : Bài thơ gợi cho em cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người ?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cuộc sống của mỗi con người nằm trong cuộc sống chung của mỗi người. Muốn cuộc sống ấy tốt đẹp, mỗi người phải biết cống hiến cho cuộc sống chung.
III. TỔNG KẾT :
- Nội dung : Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.
- Nghệ thuật : Thể thơ 5 tiếng, nhạc điệu trong sáng, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị
4/ Tổng kết và hướng dẫn học tập : ( 5 phút )
* Tổng kết ( củng cố ) :
Em hãy cho biết chủ đề của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?
=> Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời cuộc đời chung.
* Hướng dẫn tự học ( dặn dò )
- Học bài.
- Hoàn thành bài tập 2 ở nhà.
- Chuẩn bị bài : VIẾNG LĂNG BÁC.
- Sưu tầm ảnh Viễn Phương.
- Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác.
File đính kèm:
- Mua xuan nho nho.doc