I-YÊU CẦU
Giúp HS
-Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
-Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II-LÊN LỚP
1/Ổn định
2/Bài cũ
-Hai nhà khoa học đã đánh giá hai con vật: sói và cừu như thế nào? Vì sao cùng một con vật mà có đến hai cách nhận định, đánh giá khác nhau?
3/Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 110: Con cò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 110
CON CÒ
I-YÊU CẦU
Giúp HS
-Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
-Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II-LÊN LỚP
1/Ổn định
2/Bài cũ
-Hai nhà khoa học đã đánh giá hai con vật: sói và cừu như thế nào? Vì sao cùng một con vật mà có đến hai cách nhận định, đánh giá khác nhau?
3/Bài mới
-GV gọi HS đọc phần chú thích SGK để tìm hiểu tác giả và các từ khó trong văn bản
H:Bài thơ này được làm theo thể thơ gì?
H:Đọc 4 câu thơ đầu và cho biết nội dung của lời thơ?
H:Đoạn Con cò bay la Xáo măng mỗi câu đều nhắc đến hình ảnh con cò, theo em điệp ngữ ấy có tác dụng gì đối với đứa trẻ?
H:Câu thơ ngũ yên!... lập lại 3 lần cho em hình dung đây là lời của ai? Nó có ý nghĩa gì?
-Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức của đứa trẻ. Hình tượng này được tác giả phát triển cao hơn qua liên tưởng và tưởng tượng của nhà thơ
H:Qua lời ru, cánh cò đối với đứa trẻ thế nào? Và bây giờ cánh cò có gì khác trước?
H:Cách ngắt nhịp thơ trong đoạn này có gì đặc biệt?
H:Theo em đây là lời của ai? Ý nghĩa biểu đạt là gì?
H:Em hiểu thế nào về hai câu Con dẫu lớn Vẫn theo con ?
Những câu nào khép lại bài thơ mà vẫn nêu bật giá trị của bài thơ?
H:Từ À ơi! Có tác dụng gì khi đứng đầu đoạn thơ ? Đây là lời thơ của ai? Lời ru của tác giả cho ta cảm nhận điều gì?
Hem có nhận xét gì về nghệ thuật trong bài thơ?
I-TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
1/Tác giả:
-Chế Lan Viên(1920 – 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở tỉnh Quảng Trị.
-Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng
-Ông là một tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX
-Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2/Tác phẩm
Bài thơ con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão
II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
Con cò bế trên tay
Có cánh cò đang bay.
->Điệp từ : nhịp thơ ngắn – Lời ru của mẹ đã mang cánh cò đến với giấc ngũ của con.
-Con cò :
+ Bay lả bay la
+Bay cổng phủ – Đồng Đăng
+ăn đêm
+Gặp cành mềm, sợ xáo măng
->Lời ru của mẹ đầy ắp những cánh cò ->lời ru, cánh cò đã đưa con vào giấc ngũ với tình yêu thương và sự che chỡ của mẹ
2/Cánh cò cùng con người trên mọi chặng đường đời.
-Cò trắng :
+ đến làm quen
+ đứng ở quanh nôi
+ngũ cùng
+ đi học
+ bay theo gót chân
+ bay hoài không nghỉ
->Trí tưởng tượng phong phú – liên tưởng độc đáo ->Con cò là biểu tượng của lòng mẹ dịu dàng nâng đỡ, yêu thương con từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành.
3/Suy ngẫm triết lí từ lời ru
Dù ở gần con
Cò mãi yêu con.
->Điệp ngữ – bất chấp thời gian, không gian lòng mẹ vẫn suốt đời bên con.
4/Củng cố:
-Em thấy gì về tình cảm của người mẹ dành cho đứa con qua bài thơ con cò?
-Trước tình cảm ấy thái độ của người con như thế nào đối với tình cảm sâu nặng của mẹ?
5/Dặn dò
-Học thuộc bài
-Chuẩn bị: Mùa xuân nho nhỏ
File đính kèm:
- VAN.doc