Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Đặng Đình Phương

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2.Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3.Thái độ.

- Biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

B.CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ:

- Tham khảo tài liệu-sgk.

- Sưu tầm những hình ảnh và tư liêu về Hồ Chí Minh

C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1.Ổn định tổ chức.

2.Bài cũ: Qua đoạn văn 1,cho em biết quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?

3.Bài mới:

 

doc69 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Đặng Đình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Du. Nội dung cốt truyện cụng như giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện Kiều. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, tóm tắt văn bản . 3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần nhân văn nhân đạo của tác phẩm. B. CHUẨN BỊ : 1. GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, văn bản truyện Kiều. 2. HS : Đọc, soạn bài bài. C . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP . 1. Ôn định tổ chức 2. Bài cũ: Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí 3.Bài mới : ( GV giới thiệu vào bài) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức ? Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả - Nguyễn Du. - HS lần lượt trình bày ? Điều này ảnh hưởng như thế nào đối với tư tưởng sáng tác của nhà thơ ? ? Hãy giới thiệu những Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du ? ? Tác phẩm có nguồn gốc từ đâu? ? Tác phẩm được viết theo thể loại nào? ? Tuy dựa theo cốt truyện của tác phẩm KVKT nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. Em hãy chỉ ra sự sáng tạo đó của Nguyễn Du? - Sáng tạo về nội dung và nghệ thuật ( Thể loại, ngôn ngữ, nghệ thuật tự sự) ? Dựa vào văn bản SGK, em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản ? - HS trình bày. GV : Nhận xét. I. TÁC GIẢ. 1. Cuộc đời. - Nguyễn Du ( 1765-1820 ) Tên chữ là Tố Như- hiệu Thanh Hiên. - Quê : làng Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh. - Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học. - Nguỵễn Du sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khi xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng. Phong trào nông dân nỗi dậy khắp nới tiêu biểu là phong trào Tây Sơn . - 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ. - Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. - Là người có trái tim nhân đạo, một thiên tài về văn học. 2. Sự nghiệp. - Chữ Hán : các tập thơ Thanh Hiên Thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. - Chữ Nôm : Truyện Kiều, văn chiêu hồn. II. TÁC PHẨM – TRUYỆN KIỀU . 1. Nguồn gốc. - Dựa theo cốt truyện của tiểu thuyết KIm Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh). - Thể loại ;Truyện thơ, bao gồm 3254 câu thơ lục bát. 2. Tóm tắt. (SGK ) . a. Gặp gỡ và đính ước: b. Gia biến và lưu lạc. c. Đoàn tụ . 4. Củng cố : - Nhắc lại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du. - Nêu nguồn gốc và sự sáng tạo của tác giả trong tác phẩm. 5. Dặn dò. - Tóm tắt lại tác phẩm. - Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ngày soạn: 12/10/2013 Ngày dạy:14/10/2013 ( Lớp 9c) TIẾT 27: VĂN BẢN: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (Tiếp) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. Nội dung cốt truyện cụng như giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện Kiều. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, tóm tắt văn bản . 3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần nhân văn nhân đạo của tác phẩm. B. CHUẨN BỊ : 1. GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, văn bản truyện Kiều. 2. HS : Đọc, soạn bài bài. C . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP . 1. Ôn định tổ chức 2. Bài cũ: a. Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Du. b. Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Truyện Kiều. 3.Bài mới : ( GV giới thiệu vào bài Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức ? Hãy tóm tắt giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. ? Giá tri hiện thực được thể hiện như thế nào ? ? Giá trị nhân đạo của Tác phẩm được thể hiện ra sao ? GV : Phân tích. ? Hãy trình bày những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm? GV yêu cầu HS trao đổi - thảo luận. - Cho đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. GV hướng dẫn và yêu cầu Hs trình bày. - cho HS nhận xét bài làm của bạn. 3. Giá trị nội dung tư tưởng truyện Kiều. a. Giá trị nội dung * Giá trị hiện thực. - Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời. - Số phận của người phụ nữ tài hoa bất hạnh. * Giá trị nhân đạo. - Thái độ cảm thông chia sẻ trước những cuộc đời bất hạnh. - Ngợi ca, khẳng định tài năng, phẩm hạnh, khát vọng của con người. - Lên án, tố cáo chế độ xã hội phong kiến 4. Giá trị nghệ thuật. - Được sáng tác theo thể laoij truyện nôm, mang tính chất tiểu thuyết bằng thơ. - Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện, đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật khắc họa chân dung , tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lý con người... - Đến Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. + Ngôn ngữ trong Truyện Kiều hết sức phong phú, đa dạng, trong sáng và sâu sắc. + Nguyễn du đã tiếp nhận và kế thừa ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ bác học một cách tinh túy nhất. II. LUYỆN TẬP. Bài tập 1. Hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du bằng sơ đồ tư duy. Bài tập 2. Kể tóm tắt lại tác phẩm Truyện Kiều. 4. Củng cố: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều? 5. Dặn dò: - Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Tham khảo thêm tư liệu về tác giả, tác phẩm. Ngày soạn: 14/10/2013 Ngày dạy: 16/10/2013 Tiết 28. Văn bản: CHỊ EM THÚY KIỀU A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều và Thuý vân qua ngòi bút thiện tài Nguyễn Du? 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích đoạn trích. 3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ. B.TRỌNG TÂM : Vẻ đẹp của Thúy Kiều C. CHUẨN BỊ : - GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ, bức tranh chân dung hai chị em Thuý Kiều. - HS : Đọc, soạn bài. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP . 1. Ổn định tổ chức 2. Bài cũ: ? Hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ? 3. Bài mới : GV giới thiệu: Hoạt động của GV và Hs Nội dung kiến thức GV đọc mẫu sau đó hướng dẫn và gọi học sinh đọc văn bản. - Giọng vui tươi, trân trọng. ? Hãy cho biết đoạn trích thuộc phần nào của truyện Kiều. GV : Trăm năm trong cõi người ta .................nối dòng nho gia. ? Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần, xác định nội dung và giới hạn của từng phần? GV gọi HS đọc 4 câu đầu và nêu câu hỏi. ? Hãy cho biết nội dung chính của 4 câu thơ vừa đọc ? ? Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.? ? Em hiểu từ “ Tố Nga”, Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nghĩa là gì? ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? ? Những biện pháp nghệ thuật đó làm nỗi bật được vẻ đẹp gì của hai chị em? GV : HS đọc 4 câu thơ tiếp và cho biết nội dung chính ? ? Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung Thuý Vân ? ? Em hiểu từ “Khuôn trăng, nét ngài có nghĩa là gì? ? Nụ cười , giọng nói, làn da, nước tóc của nàng được tác giả miêu tả như thế nào ? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? GV : Thót cuãng có nghĩa là nói nhưng nói ít. ? Việc sử dụng những biên pháp nghệ thuật đó đã làm nỗi bật vẻ đẹp gì của Thúy Vân ? ? Qua việc miêu tả chân dung của Thúy Vân, Nguyễn Du đã ngầm dự báo cuộc đời nàng như thế nào ? GVcho HS đọc 12 câu tiếp. Nội dung chính của các câu thơ trên? ? Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau? ? Vẻ đẹp của Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào ? Hãy tìm những từ ngữ miêu tả ? ? Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng khi giới thiệu về chân dung Thúy Kiều ? ? Những thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đó dã khắc họa lên vẻ đẹp gì của Thúy Kiều? ? So với Thúy Vân, ở Thúy Kiều nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du có gì khác? - HS thảo luận- trình bày. ? Tác giả tập trung giới thiệu tài năng gì của Thuý Kiều ? ? Việc tác giả ca ngợi tài đánh đàn của nàng cũng là để ca ngợi phẩm chất gì của nàng? ? Theo em, vẻ đẹp của Thúy kiều là sự kết hợp của những vẻ đẹp nào? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng và ý nghĩa của nó ? GV : Nhận xét chung về chân dung Thuý Kiều ? GV : Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều đã nói lên cuộc đời nàng như thế nào ? GV : Qua tìm hiểu đoạn trích, em cho biết ý nghĩa nội dung ? GV : Chỉ ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH. 1. Đọc. 2. Chú thích. a.Vị trí đoạn trích. - Đoạn trích thuộc phần đầu : Gặp gỡ và đính ước ”. b. Bố cục : 3 phần . - P1: 4 câu đầu à Giới thiệu chung về hai chị em. - P2 : 4 câu tiếp à Chân dung Thuý Vân. - P3 : 12 câu tiếp à Chân dung Thuý Kiều. P4. 4 câu cuối à Cuộc sống hiện tại của hai chị em. c. Giải thích từ ngữ. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Vẻ đẹp chung của hai chị em. - Tố Nga ( người con gái đẹp) - Mai cốt cách ( dáng vóc mãnh dẻ,thanh tao như mai) - Tuyết tinh thần ( tâm hồn trong trắng như tuyết) => Nghệ thuật ẩn dụ, bút pháp ước lệ tượng trưng => Vẻ đẹp trong trắng, cao quý của hai chị em. 2. Chân dung Thuý Vân. - Khuôn trăng – đầy đặn - Nét ngài- nở nang - Hoa cười. - Ngọc thốt. - Mây thua. - Tuyết nhường. + Nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ tượng trưng, só ánh, nhân hóa . à Vẻ đẹp đoan trang, quý phái, phúc hậu. - Chân dung mang tính cách và số phận; => Dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẽ. c. Chân dung Thuý Kiều. - Nghệ thuật : đòn bẩy à Vẻ đẹp của Thuý Vân làm nền tôn thêm vẻ đẹp của Thuý Kiều. * Về nhan sắc. - Càng sắc sảo, mặn mà. - Tài sắc - phần hơn. - Làn thu thuỷ. - Nét xuân sơn. - Hoa nghen. - Liễu hờn. => Bút pháp ước lệ tượng trưng, Ẩn dụ, nhân hoá, bút pháp gợi tả (đôi mắt) => Vẻ đẹp hoàn mĩ, phi thường, làm cho thiên nhiên phải ghen phải hờn. - Tài : + Là cô gái thông minh + Giỏi cầm, kì, thi, hoạ. - Tình ( là người đa sầu, đa cảm) => Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình à Mẫu người hoàn hảo à Dự báo cuộc đời bất hạnh . * Cuộc sống êm đềm, nề nếp gia phong. 5. Tổng kết. 1. Nội dung : - Khẳng định, ngợi ca tài sắc của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều. - Dự báo cuộc đời của hai nhân vật. 2. Nghệ thuật. - Ngòi bút miêu tả chân dung nhân vật. Sử dụng tục ngữ, thành ngữ. C. Luyên tập: Đọc diễn cảm đoạn thơ (3’) D. CỦNG CỐ: (1’) - HS đọc nghi nhớ SGK. E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (1’) - HS học thuộc văn bản, nắm nội dung, nghệ thuật. - Đọc soạn văn bản : “ Cảnh ngày xuân.” ====================

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9.doc