A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giầu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
2. Kỹ năng.
Rèn luyện kỹ năng phân tích, viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động giàu thuyết phục.
3. Thái độ.
Giáo dục niềm đam mê đọc sách, đọc sách có phương pháp và có ý thức nghiêm túc học tập.
B. CHUẨN BỊ .
- Thầy: + KHDH ( Tiết 91,92), SGK, SGV, TLTK.
+ Bảng phụ: Sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.
- Trò: SGK, vở soạn văn ( T91,92), vở ghi, vở bài tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
* Ổn định lớp: GV ổn định nền nếp bình thường của lớp học.
* Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra nhanh, sự chuẩn bị SGK, SBT cho chương trình NV9, T2.
- Nhận kết quả kiểm tra việc soạn bài T91,92 của HS từ việc báo cáo truy bài đầu giờ của LPHT.
* Tổ chức dạy- học bài mới.
GV: giới thiệu vào bài mới:
226 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bài.
B. Phương tiện dạy học của thầy và trò.
- Thầy: KHDHBH (T171- 172), Tập đề, bài kiểm tra.
- Trò: Bút, thước, kiến thức Ngữ văn 9 tổng hợp.
C . tổ chức các hoạt động dạy- học :
* ổn định lớp: Gv ổn định nền nếp bình thường của lớp học.
*Tổ chức các hoạt động dạy- học:
- Giáo viên nhắc nhở chung, phát đề cho học sinh - Theo đề của SGD Thanh Hoá ( làm tập trung ).
Đề bài:
Đề A.
Phần trắc nghiệm ( tổng 2,0 điểm )
Câu 1: Điền tên tác giả và năm sáng tác vào các cột tương ứng trong bảng sau:
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sáng tác
Con cò
Những ngôi sao xa xôi
Mùa xuân nho nhỏ
Cố hương
Tiếng nói của văn nghệ
Chọn đáp án đúng và khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng các câu 2, 3:
Câu 2: Trong các ý kiến sau, đâu là nhận định không đúng về 4 thể loại chiếu, biểu, hịch, cáo?
A. Là 4 thể văn nghị luận của thời trung đại.
B. Là 4 thể văn có vị trí quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội thời trung đại.
C. Trong đó có sự kết hợp giữa tư tưởng, lí tưởng với tình cảm, cảm xúc, giữa
lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú, ngôn ngữ biểu cảm.
D. Cả 4 thể loại dó đến nay còn phát triển mạnh mẽ.
Câu 3: Trong các nhiệm vụ sau đây của nước ta hiện nay, ý nào không nằm trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan?
A. Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nhgiệp.
B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Thực hành tiết kiệm và chống tham ô lãng phí.
D. Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
Câu 4: Tìm các động từ, tính từ, danh từ nằm trong câu thơ sau của Nguyễn Duy
Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Danh từ:.........................................................................
Động từ:.........................................................................
Tính từ:..........................................................................
Câu 5: Hãy viết một câu có thành phần biệt lập (không lấy trong sách giáo khoa)
............................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Hàm ý của câu in đậm trong đối thoại sau đây là gì?
Cho mình mượn cuốn sách Văn học lớp 9 nhé?
Không, tớ chỉ có sách Ngữ văn lớp 9 thôi.
..............................................................................................................................
Phần tự luận ( tổng 8,0 điểm )
Câu 1 ( 3,0 điểm ): Viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 15 – 20 dòng bàn về lỗi phát âm của người Thanh Hoá.
Câu 2 ( 5,0 điểm ): Phân tích vẻ đẹp riêng của bức tranh giao mùa trong bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Đề B.
Phần trắc nghiệm ( tổng 2,0 điểm )
Câu 1: Điền tên tác giả và năm sáng tác vào các cột tương ứng trong bảng sau:
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sáng tác
Viếng lăng Bác
Bến quê
Bắc Sơn
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Mây và sóng
Chọn đáp án đúng và khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng các câu 2, 3:
Câu 2: Trong các ý kiến sau, đâu là nhận định đúng về các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, ký của văn học 1945- 1975?
A. Là thể loại mới được ra đời và phát triển từ phong trào văn học lãng mạn 1930- 1945.
B. Là thể loại mới được ra đời và phát triển từ cuộc kháng chiến chống Pháp
1945- 1954.
C. Chỉ là cách gọi khác của một số thể văn xuôi của văn học trung đại.
D. Là sự tiếp nối các thể văn tương tự của thời trung đại, có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện.
Câu 3: Trong các điểm yếu sau đây của người Việt, điểm nào không nằm trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan?
A. Hổng kiến thức cơ bản, nhất là khả năng thực hành sáng tạo.
B. Thiếu đức tính tỉ mỉ, tính kế hoạch chật chẽ.
C. Làm việc, xử lí công việc theo kiểu cảm tính, cảm tình.
D. Không coi trọng tính quy trình công nghệ.
Câu 4: Tìm các động từ, tính từ, danh từ nằm trong câu thơ sau của Tế Hanh:
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
Danh từ:.........................................................................
Động từ:.........................................................................
Tính từ:..........................................................................
Câu 5: Hãy viết một câu có thành phần biệt lập (không lấy trong sách giáo khoa)
............................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Hàm ý của câu in đậm trong đối thoại sau đây là gì?
Ngày mai cậu có đi dự sinh nhật bạn Lan không?
Mình còn rất nhiều bài tập chưa làm..
..............................................................................................................................
Phần tự luận ( tổng 8,0 điểm )
Câu 1 ( 3,0 điểm ): Viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 15 – 20 dòng bàn về việc dùng đại từ xưng hô trongtuổi học trò của em và các bạn em.
Câu 2 ( 5,0 điểm ): Phân tích vẻ đẹp riêng của bức tranh giao mùa trong bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
* Đáp án và biểu chấm:
Đề A.
Phần trắc nghiệm ( tổng 2,0 điểm )
Câu 1: Điền đúng cả 5 tác phẩm cho 0,5 điểm.
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sáng tác
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Cố hương
Lỗ Tấn
1923
Tiếng nói của văn nghệ
Nguyễn Đình Thi
1948
Câu 2: Chọn D: 0,25 điểm
Câu 3: Chọn C: 0,25 điểm
Câu 4: Chọn đúng 10 (lượt) từ cho 0,5 điểm.
Danh từ: tre, chuyện, ngày, bờ tre.
Động từ: có ( đt chỉ sự tồn tại )
Tính từ: xanh, xanh, xanh, xưa.
Câu 5: Viết đúng câu có thành phần biệt lập: 0,25 điểm.
Câu 6: Cậu nói sai rồi. Phỏi nói là sách Ngữ văn lớp 9 mới đúng. ( Chỉ cần đúng hàm ý, không cần nguyên văn ) cho 0,25 điểm.
Phần tự luận ( tổng 8,0 điểm )
Câu 1 ( 3,0 điểm ):
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Đúng là một đoạn văn nghị luận, trình bày ý theo một trong ba dạng: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp. Trong đó:
- Câu chủ đề nêu bật được ý của đoạn văn. 0,5 điểm
- Câu văn diễn đạt rõ ý, sắp xếp ý có lô gíc. 0,5 điểm
2. Trình bày được các nội dung sau:
- Nêu được các lỗi cơ bản trong phát âm của địa phương: không phân biệt thanh điệu ngã/ hỏi; nguyên âm đôi/ đơn trong vần... ( Nếu hs phát hiện được các lỗi khác của địa phương mà giáo viên thấy đúng cũng cho điểm tối đa ).
1,0 điểm
- Tác hại: phát âm sai làm sai lệch nghĩa của từ; kéo theo viết sai chính tả; làm mất sự trong sáng của Tiếng Việt. Nhiều khi gây cười, mất sỹ diện của người Thanh Hoá. 0,5 điểm
- Yêu cầu, đề nghị khắc phục: 0,5 điểm
+ Trong học tập:...
+ Trong giao tiếp:...
Câu 2 ( 5,0 điểm )
Bài văn đảm bảo được các yêu cầu sâu:
1. Hình thức trình bày:
- Đúng là một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh, kết cấu bố cục hợp lý, có lập luận chặt chẽ. 1,0 điểm
- Diễn đạt trôi chảy, không sai quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường
1,0 điểm
2. Nội dung: Bám vào từ ngữ, hình ảnh trong văn bản bài thơ Sang thu để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh giao mùa:
a. Nhiên nhiên nhẹ nhàng gần như tĩnh lặng mà gợi cảm về nhiều phương diện: thị giác, thính giác, khứu giác. Gợi cảm nhận sâu sắc, cụ thể về những miền quê thân thuộc rất đỗi yêu thương. 1,0 điểm
b. Đây là thiên nhiên của thời điểm lúc chớm thu, của khoảng khắc giao mùa, giản dị mà sống động, mang đời sống nội tâm: mỗi nhân vật của mùa thu đều có sự chuyển động, vận động ( cả hướng nội và hướng ngoại ): Sương chùng chình, sông dềnh dàng, mây nửa ở nửa về, chim vội vã, sấm...
1,0 điểm
c. Lòng người:
- Tinh tế nhận ra tất cả những vận động nhẹ nhàng và cả những biến đổi trong linh hồn sự vật. 0,5 điểm
- Đầy chiêm nghiệm và chín chắn, bình tĩnh hơn, thanh thản hơn mà cũng vội vã
hơn trong cuộc chạy đua với thời gian khi tuổi đã sang thu. 0,5 điểm
Lưu ý: - Khuyến khích những bài có sự cảm nhận mới mẻ, khác biệt.
- Không cho đến nửa số điểm đối với bài không bám văn bản nghệ thuật để phân tích.
Đề B.
Phần trắc nghiệm ( tổng 2,0 điểm )
Câu 1: Điền đúng cả 5 tác phẩm cho 0,5 điểm.
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sáng tác
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
Bắc Sơn
Nguyễn Huy Tưởng
1946
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Vũ Khoan
1946
Mây và sóng
R. Ta go
1909
Câu 2: Chọn D: 0,25 điểm
Câu 3: Chọn C: 0,25 điểm
Câu 4: Chọn đúng 10 (lượt) từ cho 0,5 điểm.
Danh từ: tay, nước, nước, lòng , sông, dạ.
Động từ: giơ, ôm, ôm, mở.
Tính từ: o có.
Câu 5: Viết đúng câu có thành phần biệt lập: 0,25 điểm.
Câu 6: Mình bận lắm, không đi được ( Lời từ chối tế nhị ): 0,25 điểm.
Phần tự luận ( tổng 8,0 điểm )
Câu 1 ( 3,0 điểm ):
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Đúng là một đoạn văn nghị luận, trình bày ý theo một trong ba dạng: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp. Trong đó:
- Câu chủ đề nêu bật được ý của đoạn văn. 0,5 điểm
- Câu văn diễn đạt rõ ý, sắp xếp ý có lô gíc. 0,5 điểm
2. Trình bày được các nội dung sau:
a. Phản ánh được thực tế cách xưng hô và dùng đại từ nhân xưng phong phú trong tuổi trẻ học đường để nói về bạn bè, thầy cô, cha mẹ... 1,0 điểm
- Lối nói lành mạnh, trong sáng, truyền thống: tôi/ bạn, mình/ cậu... và mới du nhập, mới phát sinh: dùng tiếng nước ngoài...
- Lối nói không lành mạnh: tao/ mày... ( bạn bè ); ông ấy, bà ấy ( chỉ thầy cô ); ông bô, bà bô, ông khốt, bà khốt... ( chỉ bố mẹ ) hoặc các tiếng lóng khác.
b. Đánh giá cái hay, cái dở của các kiểu xưng hô đó ( tách biệt hoặc đi liền với ý a ) 0,5 điểm
c. Yêu cầu, đề nghị biện pháp khắc phục cái dở, phát huy cái hay: 0,5 điểm
Câu 2 ( 5,0 điểm )
Như đề A
V. Giao việc về nhà.
- HS học bài, tiếp tục ôn tập kiến thức Ngữ văn tổng hợp.
- Chuẩn bị cho nội dung tuần 35.
Tiết 171, 172: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
d. đánh giá điều chỉnh kế hoạch
File đính kèm:
- giao an van 9 chuan KTKN moi nhat 2013.doc