I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt; thấy được ý nghĩa của phong cách đó trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Biết được đặc điểm của bài nghị luân xã hội qua đoạn văn cụ thể. Tích hợp với tấm gương đạo đức HCM trong cuộc đời hoạt động Cách mạng của Người.
2. Kỹ năng: Nắm được nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc về một lĩnh vực thuộc văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Thể hiện lòng kính yêu và tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập và luyện theo tư tưởng của Bác.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
- Một số tư liệu, mẩu chuyện về Bác Hồ trong việc thể hiện phong cách trong đời sống.
2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1) Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1
9A2
2) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Phân tích con đường hình thành phong cách của Bác, qua đó em học tập được điều gì?
3) Bài mới:
Hoạt động 1 (2phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình
Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2 (27 phút) Tìm hiểu văn bản (Tiếp)
- Mục tiêu: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thảo luận,vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
313 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Tiến Duật
Kết hợp thể thơ 7 chữ và thể tám chữ - Biểu cảm, tự sự, miêu tả
- Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn.
- Bài thơ rút rừ tập “Vầng trăng quầng lửa”
Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm.
- Hình ảnh thơ độc đáo, ngôn từ có tính khẩu ngữ gần với văn xuôi.
- Nhan đề độc đáo.
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận.
Thất ngôn trường thiên - Biểu cảm, miêu tả
- Bìa thơ được sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh của nhà thơ Huy Cận.
- Bài thơ được rút trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”
Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình.
- Âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn sôi nổi, vừa phơi phơi bay bổng.
- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách.
- Nhiều hình ảnh tráng lệ, trí tưởng tượng phong phú.
Bếp lửa- Bằng Việt
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ- Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận.
- Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây- Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt- Lưu Quang Vũ.
Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Hình tượng thơ sáng tạo “Bếp lửa” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
- Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
Khúc hát ru ... Nguyễn Khoa Điềm
Chủ yếu là 8 chữ- Biểu cảm, tự sự
- Được viết năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.
Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến, mang âm hưởng của lời ru.
Ánh tr¨ng -NguyÔn Duy
ThÓ th¬ 5 ch÷- BiÓu c¶m, tù sù.
- §îc viÕt n¨m 1978, 3 n¨m sau ngµy gi¶i phãng miÒn Nam thèng nhÊt ®Êt níc. In trong tËp th¬ cïng tªn cña t¸c gi¶.
Nh mét lêi nh¾c nhë cña t¸c gi¶ vÒ nh÷ng n¨m th¸ng gian lao cña cuéc ®êi ngêi lÝnh g¾n bã víi thiªn nhiªn ®Êt níc. Qua ®ã, gîi nh¾c con ngêi cã th¸i ®é ©n nghÜa thuû chung víi thiªn nhiªn víi qu¸ khø.
- Nh mét c©u chuyÖn riªng cã sù kÕt hîp hµi hoµ gi÷a tù sù vµ tr÷ t×nh.
- Giäng ®iÖu t©m t×nh, tù nhiªn, hµi hoµ, s©u l¾ng.
- NhÞp th¬ tr«i ch¶y, nhÑ nhµng, thiÕt tha c¶m xóc khi trÇm l¾ng suy t.
- KÕt cÊu giäng ®iÖu t¹o nªn sù ch©n thµnh, cã søc truyÒn c¶m s©u s¾c.
Con cò- Chế Lan viên
Thể thơ tự do - Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967)
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
- Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo.
- Hình ảnh biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí.
Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
- Thơ 5 chữ
- Biểu cảm, miêu tả.
- Được viết vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945- 1985” NXB-GD Hà Nội.
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước.
-Thể thơ 5 chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu chất nhạc và gắn với các làn điệu dân ca.
- Hình ảnh tiêu biểu, sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác và thay đổi cách xưng hô hợp lí.
Viếng lăng Bác - Viễn Phương
Thơ 8 chữ - Biểu cảm, miêu tả
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành,Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
Niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác
- Giọng điệu trang trọng, tha thiết, sâu lắng.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu tính biểu tượng vừa gần gũi thân quen, vừa sâu sắc.
Sang thu- Hữu Thỉnh
Thơ 5 chữ - Biểu cảm, miêu tả.
-Viết vào năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”
Cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu, qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả.
- Dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc.
- Từ ngữ, hình ảnh gợi nhiều nét đẹp về cảnh về tình.
Nói với con- Y Phương
Tự do - Biểu cảm, miêu tả
- Sau 1975.
- In trong tập thơ “Việt Nam 1945- 1985”
Là lời tâm tình của người cha dặn con thể hiện tình yêu thương con của người miền núi, về tình cảm tốt đẹp và truyền thống của người đồng mình và mong ước con xứng đáng với truyền thống đó.
- Thể thơ tự do thể hiện cách nói của người miền núi, hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát vừa mộc mạc nhưng cũng giàu chất thơ.
- Giọng điều thiết tha trìu mến, lời dẫn dắt tự nhiên.
4. Củng cố (3 phút)
- Nhắc lại nội dung đã ôn tập.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học thuộc lòng một số bài thơ
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 25/ 12 / 2013
Ngày giảng 9A1
9A3
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống kiến thức đã học trong HK I.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành bài tập.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn Văn.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Bài tập thực hành.
2. Trò: Ôn kiến thức đã học.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (0 phút)
3. Ôn tập: (37 phút)
Đơn vị
bài học
Khái niệm
Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng.
Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
Thành ngữ
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ).
Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
Từ nhiều nghĩa
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Trường từ vựng
Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Sự phát triển của từ vựng
+ Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở của nghĩa gốc.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ bằng cách tạo từ ngữ mới và mượn tiếng nước ngoài.
Từ mượn
Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Từ Hán Việt
- Là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của TV.
Thuật ngữ
- Những từ biểu thị khái niệm KH, KT, CN và thường được dùng trong các văn bản KH, KT, CN...
Biệt ngữ Xã hội
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Trau dồi vốn từ
- Rèn luyện để nắm bắt chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết để làm tăng vốn từ.
Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Liệt kê
Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
4. Củng cố (3 phút)
- Nhắc lại những nội dung đã ôn tập
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. Xem lại bài tập đã chữa
- Chuẩn bị bài: Bàn về đọc sách.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày 27 tháng 12 năm 2013
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 27 tháng 12 năm 2013
- Ôn tập thêm 04 tiết
...
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- ngu van 9 tap I.doc