và một số kiểu hành động nói thường gặp.
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhắm mục đích chính là gì ? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy ?
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?
Có : Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông , trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân
? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào ? (Bằng lời nói )
? Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của LT có phải là một hành động không ? Vì sao?
(Việc làm của LT là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích)
? Qua phân tích, em hiểu hành động nói là gì ? (ghi nhớ sgk)
? Em hãy lấy một vài vd minh họa?
* Yêu cầu hs chú ý vào mục II
? Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn trích của mục I, sgk ?
( Mỗi câu trong lời của LT có một mục đích riêng : câu 1 là trình bày, câu 2 là đe doạ, câu 4 là hứa hẹn )
* Gọi hs đọc đoạn trích 2 trong phần II
? Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
HS: Suy nghĩ, lên bảng làm.
GV: Nhận xét, sửa.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa sáng em hãy trốn đi ngay
-> Lí Thông nói với TS nhằm đẩy TS đi để mình hưởng lợi.
- Lí Thông đã đạt được mục đích
=> Hành động nói : Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
b, Ghi nhớ : sgk/62
2, Một số kiểu hành động nói thường gặp
a, Phân tích ví dụ/ sgk
a, Mỗi câu trong lời của LT có một mục đích riêng : - Câu 1 là trình bày
- Câu 2 là đe doạ
- Câu 4 là hứa hẹn
b, + Lời cái Tí :
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? ( hỏi)
- U nhất định bán con đấy ư? ( hỏi)
- U không cho con ở nhà nữa ư ?
- Khốn nạn thân con thế này ! ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc
- Trời ơi! ( cảm thán, bộc lộ cảm xúc )
+ Lời nói của Chị Dậu
=> Các kiểu hành động nói
b, Ghi nhớ : sgk/ 63
II, LUYỆN TẬP
Bài tập 1 :
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ
+ Câu thể hiện mục đích
“ Nếu các ngươi ..nghịch thù”
Bài tập 2 :
Đoạn a
- Bác trai đã khá rồi chứ ? ( hỏi)
- Cảm ơn cụ, nhà .. ( cảm ơn)
- Nhưng xem mệt lắm ( trình bày )
- Này, bảo bác ấy có t ( cầu khiến)
- Chứ thì khổ ( cảm thán, bộc lộ cảm xúc )
- Người hoàn hồn . ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc
- Vâng cháu. cụ ( tiếp nhận )
- Nhưng để cái đã ( trình bày )
- Nhịn .. ( cảm thán, bộc lộ cảm xúc )
- Thế thì phải rồi đấy ! ( cầu khiến )
+ Đoạn b
- Đâyviệc lớn ( nhận đinh, khẳng định )
- Chúng tôi . tổ quốc ( hứa, thề)
+ Đoạn c
- Cậu .giáo ạ ! ( báo tin)
- Cụ bán rồi ? ( hỏi )
- Bán rồi ! ( xác nhận , thức thận )
- Họ vừa bắt xong ( báo tin)
- Thế nó cho bắt à? ( hỏi )
- Khôn nạn ..( cảm thán )
- Ông giáo ơi ! ( cảm thán )
- Nó thấy tôi ....mừng ( tả)
- Tôi cho nó ăn cơm ( kể )
- Nó đang ăn .. dốc ngược nó lên ( kể )
4.CỦNG CỐ : GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :
- Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động..Cho Ví dụ.
* Bài soạn:
Soạn bài “ trả bài TLVsó 5”
*********************************************
Tuần 26 Ngày soạn: 27-3-2012
Tiết 99 Ngày dạy: 01-03-2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. Mức độ cần đạt : Giúp hs:
- Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân , những ưu , nhược điểm .
- Nhận ra lỗi về liên kết vb khi viết bài văn thuyết minh .
- Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn thuyết minh .
2. Chuẩn bị :
- GV: Chấm bài theo đáp án và biểu điểm, nhận xét.
- HS: Lập dàn ý chi tiết, tự nhận xét.
3. Tiến trình lên lớp :
A. Đề bài :
Câu 1. (2 điểm ) Phân biệt sự khác nhau giữa câu nghi vấn và câu cầu khiến
Câu 2 .(8 điểm ) Thuyết minh về một dụng cụ học tập của học sinh.
B. ĐÁP ÁN
Câu 1 : (2 điểm ) .sự khác nhau giữa câu nghi vấn và câu cầu khiến :
câu nghi vấn : là câu có chức năng chính dùng để hỏi.
-Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
-Những từ dùng để hỏi như : ai, gì, náo, tại sao, bao nhiêu ...
câu cầu khiến :
là câu có chức năng chính dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
-Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm ( ý cầu khiến không được nhấn mạnh )
-Những từ dùng để cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,...
Câu 2.(8 điểm )
Chuẩn cho điểm :
Đáp án
Điểm
Mở bài : giới thiệu về dụng cụ học tập mà HS định thuyết minh.
1điểm
Thân bài:
Dụng cụ học tập đó rất cần thiết với người học sinh.
-Sự xuất hiện của dụng cụ dó, tính về mặt thời gian ( lịch sử ra đời ).
-Cấu tạo của dụng cụ học tập đó ( hình dáng như thế nào? Được làm bằng nguyên liệu gì? Cấu tạo bên trong và bên ngoài ?...)
Tác dụng của dụng cụ học tập đó đối với HS ( sự gần gũi thân thiết...)
-Cách sử dụng dụng cụ học tập đó.
1,5điểm
1,5điểm
1,5điểm
1,5điểm
Kết bài:
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dụng cụ học tập đó đối với HS nói chung và đối với bản thân nói riêng( thể hiện tình cảm của người viết )
-Lời khuyên về dụng cụ học tập đó trong môi trường học vấn
1điểm
C.Nhận xét
* Ưu điểm :
- Đa số các em có chuẩn bị bài, làm bài khá tốt khi thuyết minh
- Những tri thức trong bài viết đảm bảo khách quan, chính xác, đáng tin cậy
- Trong bài đã biết kết hợp các phương pháp thuyết minh ( liệt kê, miêu tả, giải thích)
- Đã biết kết hợp miêu tả , tự sự , biểu cảm trong bài viết làm cho bài viết sinh động hơn
- Trình bày rõ ràng , sạch sẽ
- Bố cục của bài văn đầy đủ 3 phần , rõ ràng , hợp lí
* Hạn chế :
- Tuy nhiên con một số em còn lười học, bài làm chưa đạt được kết quả cao
- Trình bày còn cẩu thả , viết còn sai lỗi chính tả, viết tắt nhiều
- Bố cục chưa rõ ràng
- Một số em chưa nắm được trình tự thuyết minh
4. Hướng dẫn về nhà: : Về nhà viết lại bài tập làm văn ( những em điểm dưới trung bình )
- Soạn bài “ Hành động nói”(tiếp )
KIỂM TRA NGỮ VĂN (Tiết 99, tuần 26 )
THỜI GIAN : 15 PHÚT
ĐỀ BÀI :
Em hãy đặt :
một câu nghi vấn
một câu cầu khiến
một câu cảm thán
một câu trần thuật
một câu phủ định.
Và gạch chân dưới các từ nghi vấn , cầu khiến,cảm thán,phủ định.
ĐÁP ÁN :
Hs đặt được các kiểu câu
Và gạch chân đúng, mỗi câu đúng được 2 điểm
****************************************************
TUẦN 26 Ngày soạn : 27/2/2012
TIẾT 100 Ngày dạy : 01/3/2012
Tiếng việt HÀNH ĐỘNG NÓI (tt)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2. Kỹ năng :
Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
3. Thái độ :
Lắng nghe chăm chỉ ..
III. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là hành động nói? Có các kiểu hành động nói nàò? Cho ví dụ?
? Hãy nêu một số kiểu hành động nói thường gặp? cho vd minh hoạ?
3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
Giáo viên hệ thống lại các kiểu câu và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Cách thực hiện các hành động nói
- Gọi hs đọc vd sgk
? Hãy đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây, Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu
(+) vào ô trống thích hợp và dấu
(- ) vào ô trống không thích hợp theo bảng thống kê kết quả ?
? Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trên ?
HS: phát hiện trả lời.
? Qua đó cho ta thất những câu nào giống nhau về mục đích ?
( câu 1,2,3 ) – Trình bày ; câu 4.5 Cầu khiến
GV: phân tích. cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động khác nhau .
? Vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét gì
HS: Suy nghĩ trả lời
Gv: Định hướng.
- Câu trần thuật .trình bày, chúng ta gọi là cách dùng trực tiếp ; câu trần thuật .cầu khiến , chúng ta gọi là cách dùng dán tiếp
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ
VD Cách dùng trực tiếp
A Hỏi : Mấy giờ thì đá trận chung kết ?
B đáp : Mười chín giờ !
( câu nghi vấn A, thực hiện hành động hỏi )
VD Cách dùng gián tiếp
A. Phàn nàn
- Sao dạo này mọi người có vẻ lạnh nhạt với tớ thể nhỉ ?
B. Cười : Cậu hãy tự hỏi mình xem
( câu cầu khiến của B thực hiện hành động chất vấn: cậu thử kiểm điểm xem mình đã đối xử với bạn bè ntn? )
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
HS: Suy nghĩ, lên bảng làm.
GV: Nhận xét, sửa.
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?
HS: Suy nghĩ, lên bảng làm.
GV: Nhận xét, sửa.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Cách thực hiện các hành động nói
* Ví dụ/sgk
Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày, chúng ta gọi là cách dùng trực tiếp; câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến, chúng ta gọi là cách dùng gián tiếp.
* Ví dụ 1.
Stt
Kiểucâu
Chứcnăng chính
Ví dụ
Hànhđộng nói được thự hiện
1
Nghivấn
Hỏi
BạnLanphải không?
Hànhđộng hỏi
2
Cầukhiến
Đề nghị
Bạn đứnglên
Điềukhiển
3
Cảmthán
Bộ lộ cảm xúc
Than ôi!
Bộc lộcảm xúc
4
Trầnthuật
Kể, tả
Trời nắng
Trình bày
=> Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với chức năng đó.
* Ví dụ 2.
Stt
Kiểucâu
Cácchức năng khác
Ví dụ
Hành độngnói được thực hiện
1
Nghi vấn
Bộ lộcảm xúc
Nhữngngười muôn năm cũ bây giờ?
Bộc lộ cảm xúc
1
Nghivấn
Đe dọa
Màynóià?
Đe dọa
3
Nghivấn
Đề nghị
Bạn tắt thuốc điđượckhông?
Điều khiển
=> Có thể một số hành động nói này được thực hiện bằng kiểu câu khác, gọi là gián tiếp.
b, Ghi nhớ : sgk/ 63
II, LUYỆN TẬP
Bài tập 1 : Câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ”
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước , đời nào không có ?
=> Câu nghi vấn thực hiện hành động khằng định
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?
=> Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định
- Lúc bấy giờ, dầu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không ?
=> Câu nghi vấn thực hện hành động khẳng định
-Vì sao vậy ?
=> câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý
- Nếu vậy , rồi đây , sau khi giặc giã dẹp yên , muôn đời để thẹn , há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ?
=> Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định
Bài tập 2
- Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi
- Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần giũ với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình
Bài tập 3 : Các câu có mục đích cầu khiến
+ Dế choắt :
- Song anh cho phép em mới dám nói
- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh , phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạn thì em chạy sang
+ Dế Mèn
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào .
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi
* Nhận xét : Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn. DM ỷ thế mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch.
4.CỦNG CỐ :GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :
- Tìm hiểu đặc điểm nhân vật qua các nhân vật thực hiện hành động nói ở một văn bản đã học.
* Bài soạn:
Soạn bài “ Nước Đại Việt ta”
****************************************
File đính kèm:
- HUYGIA V8 TUAN 26 MOI NHAT.doc