. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh
- Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản thuyết minh
- Các phương pháp thuyết minh
- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa những kiến thức đã học.
- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Vận dụng văn thuyết minh vào đời sống.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phân tích,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu bố cục của bài thuyết minh về phương pháp (cách làm) và thuyết minh về danh lam thắng cảnh?
3. Bài mới: Từ học kì I, chúng ta đã được làm quen với các thể loại văn thuyết minh. Đây là bài học tổng kết lại các kiến thức mà các em đã dược học về văn thuyết minh.
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc hà?”
-> Khơi nguồn cảm hứng cho thi nhân
=> Tâm hồn xao xuyến, băn khoăn. Tâm hồn Bác mở rộng, nhạy cảm, giao hòa với thiên nhiên
b. Những hình ảnh đẹp (Cuộc vượt ngục tinh thần):
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”
“Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
-> Nhân hoá tài tình, điệp từ, đối sánh, tương phản (nhà tù, cái đẹp, ánh sáng-bóng tối, thế giới bên trong – ngoài nhà tù): Sự giao hòa giữa người và trăng. Cuộc vượt ngục tinh thần đáng trọng, thể hiện “chất thép” của người chiến sĩ.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
- Đối sánh, tương phản thể hiện sự thu hút, hô ứng cân đối của bài thơ
- Tài năng trong thơ Hồ Chí Minh qua nguyên tác với dịch thơ
b. Nội dung
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
* Ghi nhớ: Sgk/38
B. ĐI ĐƯỜNG (TẨU LỘ)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả: Hồ Chí Minh
2.Tác phẩm: Bài thơ ra đời trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ (Từ tháng 8/1942 - tháng 9/1943)
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần
b. Phương thức biểu đạt : biểu cảm.
c. Phân tích :
c1.Hình ảnh của hiện thực đi đường (Nỗi gian lao của người đi đường)
“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san”
=> Điệp ngữ: Hiện thực đi đường gian khổ mà Tưởng đày ải người tù. Người tù vượt qua đường núi muôn trùng khó khăn.
c2.Niềm vui của người đi đường:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miên gian”
=>Lối điệp ngữ vòng tròn, bắc cầu: Tâm trạng sung sướng, hân hoan của người đi đường, muôn trùng núi non thu vào trong tầm mắt con người khi lên đến đỉnh núi.
c3. Ý nghĩa triết lí:
- Con đường cách mạng nhiều thử thách, chông gai nhưng chắc chắn sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp
- Người cách mạng phải rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc
- Tác dụng nhất định của bản dịch thơ chữ Hán sang tiếng Việt.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
* Ghi nhớ: sgk/40
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: - Học thuộc lòng hai bài dịch thơ.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập văn thuyết minh. Viết bài tập làm văn số 5.
- Soạn bài tiếp “Thiên đô chiếu”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 22 Ngày soạn: 18/01/2014
Tiết PPCT: 86 Ngày dạy: 20/01/2014
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH.
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VIẾT SỐ 5
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh
- Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản thuyết minh
- Các phương pháp thuyết minh
- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa những kiến thức đã học.
- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Vận dụng văn thuyết minh vào đời sống.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phân tích,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu bố cục của bài thuyết minh về phương pháp (cách làm) và thuyết minh về danh lam thắng cảnh?
3. Bài mới: Từ học kì I, chúng ta đã được làm quen với các thể loại văn thuyết minh. Đây là bài học tổng kết lại các kiến thức mà các em đã dược học về văn thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Yêu cầu HS đọc các câu hỏi.
- Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận.
- Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
- Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
HS lần lượt trả lời theo sự chuẩn bị.
HS khác, nhận xét, bổ sung.
LUYỆN TẬP
Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với đề bài sau: Thuyết minh về một thể loại văn học (thơ thất ngôn tứ tuyệt).
HS làm việc và trình bày theo nhóm
HS các nhóm khác nhận xét.
Nhận xét.
Bài tập 2.
Tập viết đoạn văn theo đề sau: Giới thiệu một loài hoa (Ngọc lan).
HS làm việc cá nhân. làm vào vở để trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. Nhận xét. Đọc đoạn văn đã chuẩn bị để HS nghe tham khảo.
- Thu bài viết và chấm.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 5:
-Yêu cầu: Chuẩn bị tư liệu để viết về một loài hoa đặc trưng của Đà Lạt.
-GV hdẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Củng cố kiến thức.
Bảng hệ thống hoá kiến thức về văn thuyết minh
Định nghĩa kiểu văn bản thuyết minh
Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc (nghe) tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Yêu cầu cơ bản về nội dung trí thức
Trong văn bản thuyết minh, mọi tri thức (kiến thức) đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy.
Các kiểu văn bản thuyết minh
- Thuyết minh một đồ vật, động vật, thực vật.
- Thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Thuyết minh một phương pháp (cách làm).
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
- Thuyết minh một thể loại văn học.
- Giới thiệu một danh nhân (một gương mặt nổi tiếng)
- Giới thiệu một phong tục, tập quán dân tộc, một lễ hội
Các phương pháp thuyết minh
- Nêu định nghĩa, giải thích. - Liệt kê, hệ thống hoá.
- Nêu ví dụ. - Dùng số liệu (con số).
- So sánh đối chiếu. - Phân loại, phân tích.
Các bước xây dựng văn bản
- Học tập, nghiên cứu tích luỹ tri thức bằng nhiều biện pháp gián tiếp, trực tiếp để nắm vững và sâu sắc đối tượng.
- Lập dàn ý, bố cục, chọn ví dụ, số liệu.
- Viết bài văn thuyết minh, sửa chữa, hoàn chỉnh.
- Trình bày (viết, miệng)
Dàn ý chung của văn bản thuyết minh
1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
2- Thân bài: Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng. Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước:
a- Chuẩn bị;
b- Quá trình tiến hành;
c- Kết quả, thành phẩm.
3- Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá, lịc sử, nhân sinh
Vai trò, vị trí, tỉ lệ của các yếu tố
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận không thể thiếu được trong văn bản thuyết minh nhưng chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí. Tất cả chỉ để nhẵm làm rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Lập ý: Tên thể loại, những hiểu biết về hình thức thể loại: tính chất, nội dung chủ yếu, số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp, cách sáng tạo
* Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu chung về thể thơ, vị trí của nó đối với văn học, xã hội hoăc hệ thống thể loại.
- Thân bài: Giới thiệu, phân tích cụ thể về nội dung và hình thức của thể loại.
- Kết bài: Những điều cần lưu ý khi thưởng thức, sáng tạo thể thơ đó.
Bài tập 2tr 36:
Giới thiệu một loài hoa: Ngọc lan.
Ngọc lan, loài hoa trắng thơm thoang thoảng em rất yêu, rất thích chăm cây để sáng sáng, chiều chiều lại được hái, nhặt những bông hoa quý tinh khiết, để ướp vào trong túi áo, trong quyển thơ đọc dở, để trong giấc ngủ, giấc mơ như cũng miên man trong mùi hương thanh khiết.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: HS nắm được kiến thức về văn bản thuyết minh. Viết được bài văn thuyết minh cụ thể
* Bài mới: Chuẩn bị tiết kế tiếp “Viết bài tập làm văn số 5”
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Xem lại cách bố cục, phương pháp, xây dựng đoạn trong văn thuyết minh và các đề bài ở SGK/ 35, 36
Chú trọng dạng đề thuyết minh về một phương pháp, cách làm
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 22 Ngày soạn: 19/01/2014
Tiết PPCT: 87-88 Ngày dạy: 23/01/2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN THUYẾT MINH
A .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố nhận thức lí thuyết về Văn bản thuyết minh
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Nắm kĩ phương pháp thuyết minh và cách làm một bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh cụ thể đảm bảo các yêu cầu: đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc ; có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, bình luận , những con số chính xác .. nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hăng say làm bài, độc lập tự chủ và thể hiện tri thức, tầm tư tưởng của người viết.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Đề bài :
Em hãy thuyết minh về phương pháp (cách làm) một trò chơi mà em yêu thích.
Câu
Đáp án
Điểm
Em hãy thuyết minh về phương pháp (cách làm) một trò chơi mà em yêu thích.
*Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại văn thuyết minh về phương pháp
- Nội dung: Trò chơi, làm trò chơi, nấu món ăn.
- Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc, trình bày sạch, khoa học.
*Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
a. Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về trò chơi
b.Thân bài : Lần lượt trình bày đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Chuẩn bi: dụng cụ, địa điểm.
- Cách chơi :+ Thế nào là thắng?
+ Thế nào là thua?
+Thế nào là phạm luật ? Hình thức phạt
- Yêu cầu đối với người chơi?
- Sự phổ biến của trị chơi.
c.Kết bài : Ấn tượng, tác dụng của trò chơi.
1.0 điểm
điểm
7.0 điểm
1.0 điểm
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
E. DẶN DÒ.
Về soạn bài : Chiếu dời đô và xem trước bài « Câu cảm thán »
G. RÚT KINH NGHIỆM.
.
.
File đính kèm:
- Giao an ngu van 8 tuan 23.doc