1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1.2 Kỹ năng:
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
- Sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận
1.3 Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2. Nội dung học tập:
Khái niệm luận điểm.
Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Giấy A4, A0, nam châm, que chỉ.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Vào bài.
Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khái niệm luận điểm.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
Khái niệm luận điểm.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 99, Bài 24: Ôn tập về luận điểm - Lương Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông phải là một bộ phận của vấn đề . Vấn đề là câu hỏi , nhưng luận điểm là sự trả lời.(Vấn đề không phải là luận điểm. Vấn đề chỉ là câu hỏi được đặt ra trong bài văn nghị luận để tìm cách giải quyết (Luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi, để giải quyết vấn đề).
Gọi hs đọc yêu cầu bài 2.
HS thảo luận theo 3 nhóm
Nhóm 1 : Chỉ ra luận điểm trong bài “Tinh thần ta”. Phân biệt luận điểm chính dùng để làm kết luận của bài?
Nhóm 2 : Làm bài tập b mục I2
Nhóm 3 : Chỉ ra vấn đề (luận điểm) được nêu ra ở bài “Chiếu dời đô” là gì? Để làm sáng tỏ luận đề đó tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?
Học sinh trình bày – Giáo viên nhận xét.
5 Hãy nhắc lại luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
¢ - Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến và chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta ( luận điểm xuất phát làm cơ sở )
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
-Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều đợc đưa ra trưng bày ( Luận điểm chính dùng để kết luận )
5Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao ?
¢ Phải , vì nó dùng lí lẽ , lập luận để làm rõ vấn đề dời đô là việc làm cần thiết.
5 Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
5 Vậy , thực sự hệ thống luận điểm của Chiếu dời đô là gì ?
¢ - Dời đô là việc làm trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài ( luận điểm cơ sở, xuất phát)
- Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không thích nghi
- Thành Đại La, xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
- Vậy, vua sẽ dời đô ra đó ( luận điểm chính – kết luận )
5 Qua phân tích , em hãy nhắc lại luận điểm là gì ?
¢ Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài nghị luận.
I. Khái niệm luận điểm
- Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết ( nói ) nêu ra ở trong bài.
2.
a. Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến và chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. (luận điểm xuất phát làm cơ sở)
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
-Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều đợc đưa ra trưng bày (Luận điểm chính dùng để kết luận).
b. Bài “ Chiếu dời đô”:
- Lý do dời đô
- Lý do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
è Đây chưa phải là luận điểm, vì nó mới chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nó không thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm.
Hoạt động 3. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận.
Kĩ năng:
Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, tái hiện, đặt vấn đề.
Phương tiện dạy học: giấy A4, A0
Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
5 Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
¢ Chính là vấn đề Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nói rõ hơn là truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước
5 Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn , tác giả chỉ đưa ra luận điểm “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?
¢ Không. Vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đư chứng minh một cách hoàn toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta.
5 Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết ở bài văn nghị luận?
¢ Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề. Luận điểm thể hiện, giải quyết từng khía cảnh của vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện.
5Nếu trong bài Chiếu dời đô , Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Vì sao?
¢ Không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La.
5 Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận ?
¢ Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề. Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề
Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài 1 trong phần.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
1. a.
Vấn đề của tư tưởng yêu nước của nhân dân ta là: truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dung nước và giữ nước.
- Không. Vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách hoàn toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta
Hoạt động 4: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Kĩ năng:
Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, tái hiện, đặt vấn đề.
Phương tiện dạy học: giấy A4, A0
Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
5 Hãy trình bày rõ: “ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống này? Vì sao?
¢- Chính xác, vừa đủ, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, trình bày mạch lạc. Từng luận điểm có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau, cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập trung, toàn diện và đủ sức thuyết phục
- Luận điểm a làm sáng tỏ vấn đề và tác dụng của phương pháp học tập đến kết quả học tập
- Luận điểm b trả lời câu hỏi. Vì sao lại cần phải thay đổi phương pháp học tập cũ. Luận điểm này kế thừa và phát triển ý của luận điểm a
- Luận điểm c giải quyết khía cạnh vấn đề quan trọng nhất : Cần theo phương pháp học tập mới vì những ưu điểm và hiệu quả nổi bật
è Nên lựa chọn hệ thống 1.
5Từ sự tìm hiểu trên em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận?
¢ Luận điểm trong bài văn nghị luận cần đảm bảo các yêu cầu sau :
- Hệ thống, mach lạc, không trùng lặp, không chồng chéo
- Có luận điểm chính (kết luận của bài) và có luận điểm phụ(điểm xuất phát hay mở rộng)
- Các luận điểm phân biệt nhau
- Liên kết tương hỗ và phát triển hợp lí chặt chẽ : Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển từ luận điểm trước. Tất cả đi đến luận điểm chủ chốt ở kết bài.
5 Từ sự tìm hiểu trên , chúng ta rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận?
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
Hệ thống 1. Vì:
- Luận điểm a làm sáng tỏ vấn đề và tác dụng của phương pháp học tập đến kết quả học tập
- Luận điểm b trả lời câu hỏi. Vì sao lại cần phảlaic h đổi phương pháp học tập cũ. Luận điểm này kế thừa và phát triển ý của luận điểm a
- Luận điểm c giải quyết khía cạnh vấn đề quan trọng nhất: Cần theo phương pháp học tập mới vì những ưu điểm và hiệu quả nổi bật
Ghi nhớ:
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài nghị luận.
Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống (luận điểm chính, luận điểm phụ).
Các luận điểm vừa được sắp xếp theo một trình tự hợp lí và liên kết chặt chẽ, vừa có sự phân biệt với nhau.
Hoạt động 5: Luyện tập:
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nắm được khái niệm luận điểm.
+ Quan hệ giữa luận điểm với đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Kĩ năng:
+ Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
+ Sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận
Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: tái hiện, đặt vấn đề, thực hành theo mẫu.
Phương tiện dạy học: giấy A4, A0
Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
H/s làm bài tập 1
H/s đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV dùng bảng phụ ghi bài tập 3.
Bài tập 3: Cho đề bài sau: “ Theo em, vì sao nên mặc đồng phục trong trường học?”
Em hãy nêu các luận điểm cơ bản và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí để có thể thuyết phục được người đọc.
- Ý nghĩa trang phục học đường: Trang phục học đường thể hiện nếp sống văn minh lịch sự của học sinh.
- Lợi ích của đồng phục:
+ Đồng phục tạo nên vẻ đẹp khoẻ khoắn, hài hoà, đồng bộ trong trường học.
+ Đồng phục thể hiện bản sắc riêng, dấu ấn riêng của mỗi trường học.
+ Đồng phục tạo nên sự bình đẳng giữa các bạn học sinh.
- Lời khuyên đối với học sinh: Các bạn phải biết trân trọng, tự hào, giữ gìn bộ đồng phục của mình.
III. Luyện tập:
Bài tập 1 :
- Không phải luận điểm : Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc. Vì cả Đoạn văn không giải thích, chứng minh làm rõ ý đó.
- Không phải luận điểm : Nguyễn Trãi toà ngọc vì tác giả đã bác bỏ ý đó
- Luận điểm là : Nguyễn Trãi là khí phách, tinh hoa của dân tộc Việt Nam và thời đại lúc bấy giờ
Bài 2:
a, Lựa chọn các luận điểm trong sgk trừ luận điểm : Nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời vì không phù hợp
b, Sắp xếp các luận điểm :
- Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người tiến bộ
- Giáo dục có tác dụng dân số, môi trường sống tăng trưởng kinh tế
- Giáo dục đào tạo tương lai, trẻ em hôm nay mai
- Bởi vậy, giáo dục là chìa khoá của tương lai, mở ra thế giới tương lai cho.
Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1 Tổng kết:
GV nhắc lại phần ghi nhớ.
- Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài nghị luận.
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống (luận điểm chính, luận điểm phụ).
Các luận điểm vừa được sắp xếp theo một trình tự hợp lí và liên kết chặt chẽ, vừa có sự phân biệt với nhau.
5.2. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết, phân tích luận điểm.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị: “Viết đoạn văn trình bày luận điểm ”. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi SGK; các câu hỏi sau:
+ Đọc đoạn văn a, b. Xác định câu chủ đề nêu luận điểm ở đoạn văn a và vị trí của nó trong đoạn văn? Vậy đó là kiểu đoạn văn gì? Phân tích trình tự lập luận của đoạn văn?
File đính kèm:
- ON TAP LUAN DIEM.doc